Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trăn trở làng nghề thổi thủy tinh Xối Trì

Thứ bảy, 18:34 11/11/2023 | Đời sống

GĐXH - Nghề thổi thủy tinh Xối Trì, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nhiều thập kỷ trôi qua nhưng lửa vẫn đỏ quanh năm.

Theo như dân làng kể lại, làng nghề thổi thủy tinh Xối Trì, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từng được biết đến là nghề chính, kiếm ra tiền vào những năm 1980. Thời đó, cả làng Xối Trì ước khoảng có 40 hộ gia đình theo nghề này. Họ chủ yếu sản xuất các sản phẩm thủy tinh như chai, lọ, cốc uống bia, đèn dầu, bóng đèn, bình be,… những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Trung bình mỗi ngày, làng nghề sản xuất và cung ứng ra thị trường hàng nghìn sản phẩm thủy tinh được làm thủ công.

Vậy nhưng, những năm trở lại đây, xã hội ngày càng phát triển, nhiều ngành nghề khác cho thu nhập cao hơn nên số xưởng sản xuất sản phẩm thủy tinh ở làng nghề Xối Trí giảm dần đi.

Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 1.

Theo như dân làng kể lại, làng nghề thổi thủy tinh Xối Trì, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từng được biết đến là nghề chính, kiếm ra tiền vào những năm 1980.

Thời điểm hiện tại, làng nghề chỉ còn vài xưởng vẫn hoạt động và đỏ lửa. Đa số trong xưởng đều là những lao động lớn tuổi, gắn bó với nghề thổi thủy tinh cả chục năm nay.

Đi một vòng làng nghề Xối Trì, các mặt hàng thủy tinh như bóng đèn dầu, chai, lọ, phích,… gần như tạm dừng sản xuất. Một số xưởng hiện chỉ sản xuất cốc thủy tinh để uống nước, bia hơi là chủ yếu.

Theo những người thợ ở làng nghề cho biết, nguyên liệu sản xuất cốc thủy tinh gồm các thủy tinh vỡ vụn, mảnh sành, được thu mua ở những cơ sở làm kính. Nguyên liệu được phân loại sạch sẽ trước khi đưa vào lò nung nóng.

Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 2.

Nguyên liệu làm ra những cốc thuỷ tinh chúng ta đang sử dụng hằng ngày.

Thường một mẻ thủy tinh thường được nấu và ủ trong khoảng thời gian từ 5 - 7 tiếng đồng hồ. Nhiệt độ đạt hơn 1.800 độ C thì những mảnh thủy tinh sẽ tan chảy thành thể lỏng. Thợ thổi thủy tinh lúc này cầm ống sắt lấy thủy tinh và bắt đầu thổi theo những khuôn hình chai, lọ, bóng đèn, cốc uống nước,… có sẵn.

Để sản xuất không bị gián đoạn, mỗi dây chuyền sản xuất cốc thủy tinh có 5 thợ thổi hơi tạo dáng cốc, 1 thợ cắt miệng cốc, 1 thợ ủ tro để cốc nguội từ từ. Mỗi người thợ sẽ dùng chiếc ống kim loại dài khoảng 2m, lấy thủy tinh nóng chảy từ trong lò ra, liên tục lăn khối thủy tinh đó trên bề mặt phẳng đã bôi chút mỡ để tạo độ trơn, nhẵn, bóng và tạo khối trụ cho chiếc cốc.

Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 3.

Lò nung thuỷ tinh.

Sau đó, người thợ dùng miệng thổi vào một đầu ống thổi khối thủy tinh đang nóng chảy để giãn nở theo ý muốn và nhanh chóng đưa khối thủy tinh vào khuôn.

Sản phẩm được định hình trong khuôn lập tức được chuyển sang máy thổi giảm nhiệt rồi mới đến khâu cắt miệng. Các sản phẩm sẽ được cắt tuỳ theo mẫu mã.

Người thợ cắt miệng sản phẩm mới làm ra ngồi bên bếp lửa nóng rực, có trách nhiệm thực hiện công đoạn cắt mép, làm tròn miệng nếu là cốc. Tiếp đến, người thợ khác sẽ đưa những sản phẩm hoàn chỉnh còn nóng rực đi ủ nguội bằng tro sạch, với mục đích để sản phẩm không bị nứt, nẻ đột ngột.

Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 4.

Sau khi thổi xong sản phẩm sẽ được đưa vào khuôn để tạo hình.

Về phần công việc đóng gói cốc thủy tinh thường nhẹ nhàng, đỡ vất vả nên chủ yếu là lao động nữ, lớn tuổi đảm nhận việc này.

Những người thợ làm thủ công ở thôn Xối Trì thường làm theo đơn đặt hàng nên không cố định về sản phẩm, mặt hàng chủ yếu là cốc, chén, lọ hoa, bóng đèn,...

Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 5.

Người thợ dùng miệng thổi vào một đầu ống thổi khối thủy tinh đang nóng chảy để giãn nở theo ý muốn.

Mỗi người thợ thổi thủy tinh thủ công ở thôn Xối Trì mỗi ngày có thể sản xuất hàng trăm sản phẩm đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho những người còn quyết giữ lửa nghề.

Các thợ trong nghề thổi thủy tinh cho biết, hiện đang gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có những người trong thôn thực sự tâm huyết bám trụ với nghề. Các nghề phụ trợ cho nghề thổi thủy tinh cũng đã giúp nhiều gia đình trong xóm thoát nghèo.

Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 6.

Sau hoàn thiện sản phẩm sẽ được đóng gói cẩn thận.

Để nghề thổi thủy tinh Xối Trì phát triển bền vững, thời gian tới cấp Uỷ, chính quyền xã Nam Thanh cần có cơ chế hỗ trợ để các lò sản xuất đầu tư khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất, chắt lọc những tinh hoa truyền thống làng nghề. Từ đó, xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy tinh Xối Trì có chỗ đứng vững chắc tại thị trường.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Video: Bên trong làng nghề trống da trâu gần 300 năm tuổi ở Nam Định

Nhật Tân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ nhật ngày 19/5/2024 hôm nay, các con giáp Thân, Dậu, Tuất, Hợi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Từ đầu tháng 5, nhiều đầm sen ở Thừa Thiên Huế bắt đầu bung nở thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh. Những thiếu nữ trong tà áo dài thích thú tạo dạng, thả hồn để có bức hình ưng ý.

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu là bằng mức lương cơ sở. Từ 1/7, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ, người dân ở Thừa Thiên Huế tiến hành chôn cất theo phong tục làng biển.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Tọa lạc tại một trong những vị trí sầm uất bậc nhất Thủ đô, thế nhưng chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) nơi từng một thời buôn bán tấp nập, nay đang trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng. Các tiểu thương chán nản, "nằm dài" đợi khách.

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27, lực lượng vũ trang tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Top