Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trải lòng của cô gái 25 tuổi bị hoại tử nặng vùng cổ sau khi tiêm thuốc tan mỡ nọng cằm: "Có lúc em không muốn sống nữa!"

Thứ hai, 12:32 28/03/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sau 4 tháng kinh hoàng kể từ ngày tiêm chất tan mỡ nọng cằm, chị T. tâm sự: "Biến chứng này nó cứ đeo bám theo làm em suy sụp. Có lúc em cũng không muốn sống nữa…"

Thanh niên 28 tuổi trẻ khỏe bất ngờ phát hiện suy thận, nguyên nhân đến từ 2 thói quen mà người trẻ ai cũng từng mắc phảiThanh niên 28 tuổi trẻ khỏe bất ngờ phát hiện suy thận, nguyên nhân đến từ 2 thói quen mà người trẻ ai cũng từng mắc phải

GiadinhNet - 2 thói quen xấu phá hỏng thận của thanh niên 28 tuổi đó là thường xuyện luyện tập thể thao và hứng thú "chuyện vợ chồng" sau mỗi chầu nhậu.

Những ngày qua, thông tin và hình ảnh về nữ bệnh nhân T. (25 tuổi, ngụ Tây Ninh) gặp biến chứng trong khi làm đẹp chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho chị em trước khi đứng quyết định… làm đẹp.

Trải lòng của cô gái 25 tuổi bị hoại tử nặng ở vùng cổ sau khi tiêm thuốc tan mỡ nọng cằm - Ảnh 2.

HÌnh ảnh hoại tử nặng vùng cổ sau biến chứng làm đẹp của nữ bệnh nhân 25 tuổi này chính là hồi chuông cảnh tỉnh chị em trước quyết định làm đẹp. Ảnh: GDTĐ

Ngày 27/3, thông tin từ một Bệnh viện (tại TP HCM) cho biết, các bác sĩ đã kết thúc ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ căng não cho bệnh nhân bị biến chứng khi làm đẹp. Sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định và cần tiếp tục điều trị, theo dõi.

Trước đó, nhận nhân nhập viện trong tình trạng trên cổ có vết cắt dài 15 cm, kèm hoại tử vùng má, cằm. Nguyên nhân do cô gái đã tiêm chất tan mỡ nọng cằm, sau đó bị hoại tử lan rộng, khối áp xe ăn sâu vào vùng khí quản và mạch máu lớn.

Được biết, cách đây khoảng 4 tháng chị T. có thực hiện tiêm tan mỡ nọng tại một cơ sở thẩm mỹ chui. Tuy nhiên, chỉ một tuần sau khi thực hiện xong, vết tiêm ở cổ bỗng bắt đầu sưng tấy và nổi mủ, chị T quay lại cơ sở thẩm mỹ ban đầu thì được giải thích rằng do chất tan mỡ đó "chưa tan hết" nên mới đóng cục.

Tuy nhiên, tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn khi chị bắt đầu bị sốt, khối u phù nề nghiêm trọng, thậm chí còn lan ra khắp vùng cổ. Cùng với đó, vùng cằm xuất hiện những đốm mủ sưng to và biến dạng xệ xuống. Lo sợ trước tình trạng trên, chị T. đã đi tới nhiều cơ sở thẩm mỹ khác để xử lý khối áp-xe nhưng sau vẫn bị tái lại nhiều lần.

Qua thăm khám và khai thác bệnh sử, bác sĩ cho biết, bệnh nhân đã tiêm 1 chất dịch lạ vào vùng cằm và má, đã trải qua 3 lần giải phẫu để nạo hút áp-xe, nhưng vẫn không hết.

Lần thứ 4, các bác sĩ đã tiến hành thuật phẫu thuật kéo dài 4 giờ tiếng. Hiện sức khoẻ của bệnh nhân đã dần ổn định và đang được tiếp tục điều trị, theo dõi.

Trải lòng của cô gái 25 tuổi bị hoại tử nặng ở vùng cổ sau khi tiêm thuốc tan mỡ nọng cằm - Ảnh 3.

Bác sĩ tiến hành thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân. Ảnh: Báo PL

Hoang mang trước "sự nghiệp" làm đẹp của mình, chị Tâm sự: "Không ngờ nó lại thành ra như vầy. Trong suốt 4 tháng vừa qua, cứ mỗi lần mổ xong là em đều vui trở lại, nhưng sau đó lại tiếp tục tái phát. Biến chứng này nó cứ đeo bám theo làm em suy sụp. Có lúc em cũng không muốn sống nữa…", bệnh nhân T. chia sẻ.

Những biến chứng nguy hiểm của thuốc tan mỡ

Các bác sĩ cho biết, đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho chị em trước quyết định làm đẹp. Thực tế, gần đây đã xảy ra những trường hợp biến chứng thẩm mỹ nặng nề. Với tiêm tan mỡ, dù được quảng cáo rất nhiều nhưng không có một cơ quan chức năng nào chứng thực. Do đó, người dân cần tỉnh táo, đừng làm đẹp một cách mù quáng để rước họa vào thân.

Trước đó, trao đổi với PV SKĐS, TS.BS Ngô Đức Hiệp cho biết, thuốc tan mỡ có thành phần chính là Phosphatidylcholine (PCC), được hòa tan nhờ deoxycholate natri (DC) - một loại muối mật.

Tên thương mại của thuốc tan mỡ là Lipostabil, Dermaheal LL hoặc Liponsaure. Dù được khẳng định là thiếu an toàn, nhưng thuốc tan mỡ vẫn được lưu hành tại một số nước châu Âu. Đây là loại thuốc chuyên dùng để chữa chứng thuyên tắc mạch máu phổi do mỡ, rối loạn lipid máu.

Khi tiêm vào các mô mỡ, thuốc sẽ dần phá hủy các tế bào mỡ, biến tế bào mỡ thành dạng nhũ tương. Lợi dụng những đặc tính của Lipostabil, một số cơ sở chăm sóc sắc đẹp đã quảng cáo Lipostabil như một loại "thần dược" giúp làm tan mỡ trên cơ thể.

Tuy nhiên, bên cạnh việc phá hủy tế bào mỡ, thuốc này còn phá hủy luôn màng tế bào của các tổ chức mạch máu, thần kinh nằm trong vùng ảnh hưởng của thuốc. Đồng thời tạo ra những u mỡ tại chỗ, gây viêm mô tế bào, tạo sẹo vĩnh viễn, gây đau nhức, hoại tử da, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và thậm chí cả tính mạng.

Trước những biến chứng nguy hiểm của thuốc tan mỡ, ngày 7/4/2010, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Bộ Y tế Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch, Australia… từng cảnh báo và cấm sử dụng Lipostabil với mục đích làm tan mỡ.

Trẻ vừa khỏi COVID-19 sau bao lâu nên tiêm phòng? và đây là câu trả lời thiết thực!Trẻ vừa khỏi COVID-19 sau bao lâu nên tiêm phòng? và đây là câu trả lời thiết thực!

GiadinhNet - Rất nhiều gia đình có con ở độ tuổi 5- 11 tuổi băn khoăn không biết có nên tiêm phòng COVID-19 cho con ngay sau khi vừa thoát F0 hay không? Thời điểm tiêm lúc nào cho an toàn?

Trẻ em 5-11 sẽ được tiêm vaccine từ tuần sau

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 11 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 15 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 16 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 16 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Top