Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tổn thương xoang do dùng nước muối rửa mũi

Thứ năm, 10:15 28/07/2016 | Sống khỏe

Nước muối sinh lý 9% thích hợp nhất để làm ẩm, làm ướt hay rửa các mô cơ thể như niêm mạc mũi họng, đường tiêu hóa, hô hấp.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch hố mũi, giúp các khe thông xoang mũi và các xoang, tránh sự ứ đọng dịch nhầy và đờm mủ.

BS. Từ Tấn Tài - Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cho biết:

"Dùng nước muối vào mũi với mục đích là làm loãng, rửa trôi nhầy nhớt nhiều ở vùng mũi họng có ích trong một giai đoạn nào đó, trong một thời gian ngắn nào đó của bệnh. Có nghĩa là chỉ dùng nước muối này như một biện pháp hỗ trợ chứ không phải là biện pháp chính để chữa các bệnh gây xuất tiết nhiều đờm dịch ở mũi họng.

Nước muối sinh lý không phải là thuốc, không thể có tác dụng chữa bệnh. Chưa kể, dùng quá kéo dài nước muối vào mũi họng có thể gây ẩm ướt liên tục niêm mạc mũi họng, gây viêm nhiễm nhiều hơn, tổn thương nhiều hơn niêm mạc mũi họng.


Rửa mũi bằng nước muối có thể gây tổn thương niêm mạc mũi họng. Ảnh: Ranran.

Rửa mũi bằng nước muối có thể gây tổn thương niêm mạc mũi họng. Ảnh: Ranran.

Tổn thương niêm mạc mũi họng lại tiếp tục tiết nhiều đàm nhớt, ta càng dùng nhiều nước muối vào mũi và tạo ra một cái vòng lẩn quẩn của bệnh.

Đó là chưa kể sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước muối và mũi: nước muối thường có nhiệt độ thấp hơn niêm mạc mũi (nhất là về mùa đông) gây phản ứng phù nề niêm mạc mũi theo phản xạ. Vì vậy, lạm dụng dung dịch nước muối vào mũi họng (dùng quá thường xuyên, quá kéo dài) có khi rất gây hại: kéo dài tổn thương mũi họng xoang không bao giờ dứt.

Niêm mạc mũi xoang có hệ thống tế bào bề mặt có thể tiết ra chất nhầy và nước làm ẩm ướt bề mặt có tác dụng bắt lại bụi trong không khí hít vào. Nó lại có các tế bào có lông chuyển tạo thành làn sóng như sóng lúa trên cánh đồng để vận chuyển và rửa trông các chất nhầy đã tiết ra.

Nghĩa là, niêm mạc mũi xoang có cơ chế tự làm sạch. Cơ chế này bị rối loạn khi lớp niêm mạc mũi xoang bị tổn thương do nhiễm trùng, hóa chất, viêm nhiễm, thường là tiết ra quá nhiều chất nhầy và nước gây ra đờm nhớt. Ở quá trình ngược lại, rối loạn tiết ít dịch nhầy sẽ gây ra bệnh khô, teo niêm mạc mũi.

Ta cần chữa bệnh viêm nhiễm, làm loãng nhầy nhớt giúp dễ rửa trôi nhầy nhớt mũi khi niêm mạc mũi bị tổn thương. Sau đó, niêm mạc mũi sẽ tự động hồi phục lại hoạt động bình thường và không cần bất cứ hỗ trợ nào như nước muối".

Theo BS Từ Tấn Tài

Báo Sức khẻo & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 6 phút trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 6 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 9 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 19 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 20 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Top