Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Tôi già rồi, nhưng con cần sự sống, vậy là tôi hiến thận cho con"

Thứ tư, 13:30 14/12/2016 | Y tế

GiadinhNet - "Tôi bàn với gia đình, bản thân tôi sẽ cho con một quả thận. Điều tôi lo nhất lúc đó là không biết thận có hợp không, con tôi có kéo dài sự sống được lâu không, còn tôi chẳng có lăn tăn gì khác. Nó còn quá trẻ...” – bà Lý tâm sự

Tháng 7/2012, bà Lã Thị Lý (54 tuổi, ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) nhận được tin con trai duy nhất của gia đình đang làm nghề lái tàu tại Hàn Quốc bị suy thận giai đoạn 3.

“Lúc đó cháu mới đi xuất khẩu lao động được 1 năm tròn. Bên đó gọi về thông báo con trai tôi mổ ruột thừa, phát hiện thêm suy thận giai đoạn 3. Trời đất lúc đó như sụp đổ. Con mới đi xuất khẩu, tiền nợ cho con đi còn chưa trả hết, giờ lại gánh nặng bệnh tật, sống chết không biết thế nào. Tôi thấy cùng đường vô cùng” – bà Lý chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội.


Bà Lã Thị Lý đã hiến thận cho chính con trai duy nhất khi con bị suy thận. Ảnh: Thế Đoàn

Bà Lã Thị Lý đã hiến thận cho chính con trai duy nhất khi con bị suy thận. Ảnh: Thế Đoàn

Đón con trai trở về, bà Lý suy nghĩ rất nhiều. Các bác sĩ cho biết cách cứu duy nhất cho con trai bà – khi đó mới 21 tuổi - lúc này là ghép thận.

Nhưng tìm đâu ra thận mà ghép bây giờ? Tôi bàn với gia đình, bản thân tôi sẽ cho con một quả thận. Điều tôi lo nhất lúc đó là không biết thận có hợp không, con tôi có kéo dài sự sống được lâu không, còn tôi chẳng có lăn tăn gì khác. Tôi già rồi, nhưng con tôi cần sự sống. Nó còn quá trẻ” – bà Lý tâm sự.

Nói là làm, 2 tuần sau khi phát hiện con bị suy thận, bà Lý quyết định đến chia sẻ với các bác sĩ khoa Thận - Tiết niệu (Bệnh viện Bạch Mai) về mong mỏi này. Nhưng khi tiến hành các kiểm tra, tầm soát các chỉ số sức khỏe, bà lại bị mỡ máu. Vậy là lại ròng rã 1 tháng trời, bà phải điều trị để ổn định bệnh và lại liên tục kiểm tra sức khỏe vì chỉ cần một yếu tố không đạt là hi vọng ghép thận cho con sẽ tan thành mây khói.

May mắn, 1 tháng sau, sức khỏe và các chức năng tạng của bà đã đủ tiêu chuẩn để ghép thận cho con trai. Tháng 9/2012, con trai bà đã được ghép thận thành công.

Lúc vào phòng mổ, cháu nó chỉ còn 50 cân, dù trước đó 1-2 tháng thôi, cháu nặng tới hơn 60 cân, vạm vỡ, khỏe mạnh lắm. Giờ ghép xong, 4 năm rồi, cháu đi làm công nhân, sức khỏe đã ổn định. Nó còn bảo năm sau sẽ lấy vợ. Nhìn con khỏe mạnh từng ngày, tôi không còn gì ân hận” - bà Lý phấn khởi chia sẻ.

Bà Lã Thị Lý là một trong số hàng chục ông bố, bà mẹ đã hiến thận cho con đẻ của mình tại Bệnh viện Bạch Mai. Chia sẻ bên lề sơ kết 107 trường hợp ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai sáng 14/12, ông Đàm Đức Hùng (50 tuổi, ở Hưng Yên) tâm sự: Khi phát hiện bị suy thận giai đoạn cuối vào năm 2014, cô con gái út của ông tên là Đàm Thị Thúy Q chỉ mới 18 tuổi, vừa mới thi đại học xong.


Ông Đàm Đức Hùng là một trong số hàng chục ông bố, bà mẹ đã hiến thận cứu sống con đẻ của mình. Ảnh: V.Thu

Ông Đàm Đức Hùng là một trong số hàng chục ông bố, bà mẹ đã hiến thận cứu sống con đẻ của mình. Ảnh: V.Thu

Trước đó, khi thấy con kêu thị lực suy giảm, mắt mờ, ông vội đưa con đi khám ở Bệnh viện Mắt Trung ương. Tại đây, đo các chỉ số cho thấy huyết áp của em Q quá cao, viện Mắt đã giới thiệu tới khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy, em đã bị suy thận giai đoạn cuối.

Các bác sĩ chỉ định bệnh nhân Q phải chạy thận nhân tạo. Vậy là đều đặn tuần 3 lần, ông lại đưa con gái út lặn lội từ Hưng Yên lên Hà Nội chạy thận. Ông kể, có những ngày, hai bố con tay nải đi chạy thận, về tới nhà cũng 2h sáng. Cũng vì lịch đi chạy thận quá dày, lại không chủ động được thời gian, em Q đã phải từ bỏ giấc mơ làm cô giáo (em đỗ vào trường sư phạm ở tỉnh) để kéo dài sự sống.

Nhưng không thể để cô con gái mới ngày nào còn tràn đầy sức sống giờ phải lay lắt chạy thận như vậy được, ông Hùng quyết định hiến một quả thận cho con. Sau 7 tháng trời ròng rã chạy thận, bệnh nhân Q được ghép thận.

Đến nay, sau hơn 2 năm được ghép, em đã hồi phục hoàn toàn sức khỏe, tăng tới 5 kg. tham gia học tập ở trường Trung cấp Dược tại Hà Nội. Bản thân ông Hùng chỉ sau 1-2 tháng hiến thận, ông đã thấy khỏe mạnh trở lại.

Theo PGS.TS Đỗ Gia Tuyển – Trưởng khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai, hiện khoa có khoảng hơn 600 bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ. Hàng ngày có tới hơn 20 bệnh nhân suy thận mới. 50% bệnh nhân thận phải điều trị thay thế.

Chia sẻ về nhu cầu ghép thận hiện nay, PGS Tuyển cho biết, tại khoa có hàng trăm bệnh nhân suy thận có nhu cầu được ghép, nhưng nguồn tạng hiến còn rất ít ỏi. Gia đình, người cùng huyết thống chính là đối tượng đầu tiên các bác sĩ vận động để hiến thận cho bệnh nhân, do thủ tục hành chính, pháp lý thuận lợi, cơ hội thận được ghép tồn tại trên cơ thể bệnh nhân được lâu hơn, sức chống thải ghép tốt hơn...

“Trong số 107 ca ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện, có khoảng hơn 60% nguồn tạng hiến là từ người không cùng huyết thống. Số ca cha – mẹ hiến thận cho con ruột cũng rất nhiều. Trên thực tế, rất nhiều ông chồng/bà vợ muốn được hiến thận cứu vợ/chồng mình nhưng không được do không có sự tương thích, cũng như những yếu tố khác” – PGS Tuyển cho biết.

Theo PGS Tuyển, trong số 107 ca ghép thận, đã có 2 bệnh nhân nữ chạy thận nhân tạo (trong đó có một trường hợp phải chạy thận tới 12 năm), sau khi được ghép thận đã lấy chồng, sinh con rất khỏe mạnh,. Với ca ghép thận đầu tiên tại khoa vào năm 2005, nam thanh niên đã trở lại làm việc bình thường, hiện công tác tại Nga.

Về độ tuổi được hiến thận, PGS.TS Đỗ Gia Tuyển cho biết, trên thế giới không có giới hạn tuổi cho việc hiến, nhưng ở Việt Nam thì giới hạn ở dưới 60 tuổi, trên 18 tuổi, các chỉ số sức khỏe phải hoàn toàn khỏe mạnh. Theo TS Tuyển, ca ghép thận sống lâu nhất mà ông đã gặp trên thế giới là 41 năm sau ghép.

Tính từ năm 2005-11/2016, đã có 107 ca ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai. Trong năm 2016, đã có 38 ca được ghép thận, có những tuần bệnh viện ghép tới 2 ca/tuần. Thời gian điều trị nội trú của bệnh nhân sau ghép giảm hẳn, từ 45 ngày (năm 2005) nay đã xuống 10 ngày. Với người cho thận, chưa phát hiện trường hợp nào biến chứng sau hiến.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 10 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top