Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khu phố 7 năm liền không sinh con thứ ba

Thứ ba, 10:46 17/07/2012 | Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet - Đó là khu phố nhỏ khiêm nhường nằm gọn trong một thung lũng nhỏ mà bao đời nay người dân Đà Lạt thường gọi là thung lũng Minh Khuê.


Cộng tác viên dân số khu phố 1 đang báo kinh nghiệm mô hình không sinh con thứ ba trở lên.


Xung quanh khu phố được bao bọc bởi các nhà hàng, khách sạn xen lẫn với những hộ dân nằm thoai thoải chạy dọc theo công viên ấp Ánh Sáng. Đã nhiều năm nay, khu phố 1 trở nên nổi tiếng với các phường bạn và các huyện trong tỉnh nhờ thành tích 7 năm liền không có người sinh con thứ ba trở lên.
 
Khu phố 1 (cũ) nay là Tổ 1 và Tổ 2, hiện có 1.942 nhân khẩu, tổng số phụ nữ 15 – 49 tuổi là 525 người, trong đó phụ nữ 15 – 49  tuổi có chồng là 325, số phụ nữ sinh con một bề là 62. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề dịch vụ du lịch, buôn bán nhỏ và công nhân viên chức…
 
Là địa bàn nằm ở trung tâm thành phố, nhận thức của người dân về DS- KHHGĐ không phải là thấp nhưng do điều kiện kinh tế khá giả, họ cho rằng có tiền là làm gì cũng được. Một phần nữa là do quan niệm phải có con trai để “nối dõi tông đường” nên một số gia đình vẫn muốn sinh thêm con. Nắm được tư tưởng đó, CTV dân số phối hợp với lực lượng thanh niên, phụ nữ đến từng nhà vận động, giúp người dân hiểu không nên sinh đông con.
 

CTV dân số khu phố 1 tham gia Hội thi Tuyên truyền viên thành phố Đà Lạt năm 2012.

Năm 2005, thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ dừng lại ở 1 - 2 con, được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo phường, khu phố 1 bắt đầu tập trung tuyên truyền, vận động bà con thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, tiến hành xây dựng mô hình truyền thông “Mô hình hạn chế người sinh con thứ ba trở lên”.
 
Ban đầu, cán bộ dân số khu phố đến từng hộ gia đình để giải thích về sự khó khăn, vất vả khi sinh nhiều con, từ đó vận động họ tham gia sinh hoạt câu lạc bộ (CLB). Tại các buổi sinh hoạt khu phố, cán bộ các ban ngành còn phối hợp lồng ghép tuyên truyền về việc không sinh con thứ ba trở lên, các biện pháp sinh hoạt tình dục lành mạnh, phòng chống lây truyền qua đường tình dục. Trong đó, biện pháp sử dụng bao cao su luôn được cán bộ khu phố chú trọng, bởi đây là địa bàn giáp ranh với trung tâm TP nên tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra.

Từ đó, bà con đã cùng nhau trao đổi, động viên lẫn nhau cùng thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, bảo vệ sức khỏe trẻ em và phụ nữ mang thai. Các hộ gia đình trong khu phố, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức đầy đủ về sức khỏe sinh sản, biết áp dụng các biện pháp tránh thai khoa học hiện đại.

Chị Nguyễn Thị Hồng Lạc - CTV dân số - cho biết: "Bản thân tôi luôn cùng các thành viên trong CLB trực tiếp đến từng nhà vận động, nhằm ổn định tư tưởng cho những gia đình nào có ý định sinh con thứ ba”.
 
"Có được kết quả như ngày hôm nay chính là sự toàn tâm, toàn ý của CTV dân số nói chung và chị Nguyễn Thị Hồng Lạc nói riêng. Họ không ngại khó, ngại khổ, luôn học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, phát huy tinh thần trách nhiệm của người CTV dân số. Đi sâu, đi sát tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của mỗi người dân để từ đó tìm ra biện pháp giúp đỡ kịp thời". Đó là lời chia sẻ của chị Trần Thị Mịn – Cán bộ chuyên trách dân số phường 3.

Ghi nhận những thành tích đó, khu phố 1 năm nào cũng được Trung tâm DS - KHHGĐ thành phố Đà Lạt tặng giấy khen, được công nhận là khu phố văn hóa,  góp phần không nhỏ vào việc phường được công nhận là phường văn hóa.

Điều đáng tự hào là, bà con đã thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm nhờ việc làm đầy trách nhiệm của CTV dân số. Cách làm của khu phố cần được các cấp, các ngành ghi nhận và nhân rộng.

Công Nam

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top