Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 6/2: Con đi xe máy 300 km về quê đón Tết, cha mẹ ở nhà đứng ngồi không yên; xôn xao 'Tết 2024 không nên cúng giao thừa', chuyên gia nói gì?

Thứ ba, 07:02 06/02/2024 | Thời sự

GĐXH - Các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng khi con cái chọn đi xe máy hàng trăm km về quê đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; trên mạng xã hội lan truyền các video cho rằng, năm nay không nên cúng giao thừa; chuyên gia văn hóa đã chỉ ra điều bất hợp lý và sự nhầm lẫn của các "thầy cúng online".

Tin sáng 5/2: Trao bằng Kỹ sư danh dự đầu tiên cho sinh viên hiến xác cho y học; cảnh báo hình thức lừa đảo mới nhắm vào người dùng chữ ký sốTin sáng 5/2: Trao bằng Kỹ sư danh dự đầu tiên cho sinh viên hiến xác cho y học; cảnh báo hình thức lừa đảo mới nhắm vào người dùng chữ ký số

GĐXH - Trường Đại học Đông Á đã trao bằng Kỹ sư danh dự đầu tiên cho sinh viên Nguyễn Minh Châu – người tự nguyện hiến xác cho y học; Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa có cảnh báo về hình thức lừa đảo mới nhắm vào các cá nhân, tổ chức sử dụng chữ ký số.

Con đi xe máy 300 km về quê đón Tết, cha mẹ ở nhà đứng ngồi không yên

Tin sáng 6/2: Con đi xe máy 300 km về quê đón Tết, cha mẹ ở nhà đứng ngồi không yên; xôn xao 'Tết 2024 không nên cúng giao thừa', chuyên gia nói gì? - Ảnh 2.

Nhiều bạn trẻ đồ đạc lỉnh kỉnh, điều khiển xe máy về quê đón Tết. Ảnh: Hữu Chánh


Ngán ngẩm vé xe khách dịp Tết rất cao, lại hay nhồi nhét khách, Lê Quỳnh Phương (21 tuổi, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội) quyết định "phượt" xe máy hơn 200 km từ Hà Nội về huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá.

Chuyến đi kéo dài gần 7 giờ đồng hồ, Phương xuất phát từ quận Cầu Giấy, Hà Nội từ lúc 10h30 sáng 3.2, đến chiều tối mới về đến nhà.

Để đảm bảo an toàn, cô di chuyển chậm, nhất là qua khu vực Thường Tín (Hà Nội) thường xảy ra tai nạn, men theo Quốc lộ 1A.

"Tôi lạc đường, phải quay ngược thêm 20 km, nhìn theo phương tiện có biển số 36 để bám theo, sợ đi nhầm sang tỉnh khác" - Phương nhớ lại và cho biết việc chạy xe máy suốt cung đường dài "mệt bơ phờ" chứ không lung linh, sắc màu như nhiều bạn "phượt" chia sẻ.

Đặt chân về đến nhà, Phương thở phào. Tuy nhiên, lỡ để bố mẹ biết kế hoạch, khi về đến nhà Phương mới hay cả ngày cô chạy xe trên đường, bố mẹ lo lắng đến mức... đứng ngồi không yên.

"Bố mẹ từ sáng đến chiều đi ra đi vào thấp thỏm, cầm điện thoại mà không dám gọi điện hỏi han vì sợ con gái mất tập trung khi lái xe" - nữ sinh viên nói.

Chỉ khi về tới nhà, bố mẹ Phương mới thở phào nhẹ nhõm, song cũng trách móc con gái quá liều lĩnh khi đi xe máy vượt hơn trăm km để về quê.

Ba cái Tết liên tiếp, chị Trần Quỳnh (29 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đều đi xe máy từ Hà Nội về Nghệ An dù bị bố mẹ phản đối.

Chị Quỳnh cho biết, dịp Tết, giá vé xe tăng chóng mặt, chưa kể chi phí mang xe máy về bằng vé một người, tốn từ 600.000 đến 700.000 đồng.

"Đi xe máy đường xa đúng là mệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng giúp tôi tiết kiệm chi phí, chủ động thời gian" - chị Quỳnh nói.

Hành trình vượt hơn 300 km từ Hà Nội về quê của chị Quỳnh không vội vàng, không bị "ép" về mặt thời gian. Chị túc tắc nghỉ ngơi, ăn uống dọc đường nên kéo dài gần 10 giờ đồng hồ.

"Lúc nào dừng nghỉ, tôi lại gọi điện thoại về cho bố mẹ yên tâm" - chị nói và cho hay, mỗi lần về quê ăn Tết bằng xe máy đều là một trải nghiệm đáng nhớ.

Với sự linh động và tiết kiệm của xe máy, rất nhiều người quyết định chọn phương tiện này để "khăn gói" về quê ăn Tết. Trong khi đó, không phải gia đình nào cũng có ôtô riêng hoặc dám rút hầu bao thuê một chiếc taxi, xe tự lái để về quê ăn Tết. Do đó, "rồng rắn" nhau về quê bằng xe máy được cho là phương án hợp lý mà nhiều gia đình, bạn trẻ lựa chọn.

Anh Nguyễn Duy Thắng (28 tuổi, Nghệ An) - người có nhiều năm chạy xe máy từ Hà Nội về Nghệ An - cho rằng, việc đi xe máy về quê ăn Tết tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, rủi ro mất an toàn.

Theo anh Thắng, dù tay lái cứng đến mấy nhưng trên đường có thể có nhiều tình huống phát sinh khó lường trước.

"Nhiều vấn đề có thể gặp phải trong quá trình di chuyển như đuối sức, giao thông vào dịp Tết đông đúc, ùn tắc, thời tiết thất thường, chở hành lý, quà cáp lỉnh kỉnh..." - anh Thắng nói.

Để đảm bảo an toàn trên suốt quãng đường đi, các gia đình, bạn trẻ chọn xe máy làm phương tiện về quê cần lưu ý việc xăng xe chạy trên đường; đảm bảo xe máy đang hoạt động tốt, an toàn; hành lý gọn nhẹ; trang phục phù hợp; chia quãng đường nghỉ ngơi hợp lý; tuân thủ luật giao thông; chọn thời gian xuất phát hợp lý...

Yêu cầu hãng bay hỗ trợ tối đa cho hành khách khi chậm, hủy chuyến

Trên Dân trí, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng vừa ban hành chỉ thị tăng cường đảm bảo an toàn bay trong điều kiện thời tiết bất lợi, tạo điều kiện cho người dân đi lại dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Chỉ thị được đưa ra trong bối cảnh tình hình sương mù tại khu vực miền Bắc dự kiến kéo dài đến ngày 8/2 (29 Tết).

Trước đó, trong hai ngày 2-3/2, hiện tượng sương mù dày đặc, trần mây thấp ở miền Bắc đã khiến hàng loạt chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh tại các sân bay dự bị hoặc bị hủy, hoãn, chậm giờ.

Trước tình hình trên, Cục trưởng Đinh Việt Thắng yêu cầu các hãng bay theo dõi thời tiết, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị không lưu, mặt đất để có phương án khai thác phù hợp; thông báo kịp thời, sẵn sàng phục vụ hành khách trong trường hợp thay đổi kế hoạch khai thác.

Các đơn vị cần tăng cường hội ý trước chuyến bay cho người lái về diễn biến thời tiết và khả năng tiếp thu của các sân bay, dự trù tình huống cần sử dụng sân bay dự bị; bổ sung nhiên liệu bay vòng chờ, bay chuyển hướng...

Đặc biệt, Cục trưởng yêu cầu các hãng hỗ trợ tối đa hành khách theo quy định pháp luật trong trường hợp chậm, hủy, chuyển hướng bay.

Vào tháng 7/2023, Bộ GTVT ban hành Thông tư 19 với nội dung làm rõ các khái niệm "chậm chuyến", "hủy chuyến" và quy định rõ trách nhiệm đền bù của hãng bay đối với hành khách.

Thông tư 19 xác định chuyến bay bị chậm (delay) là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay.

Trường hợp chuyến bay bị chậm không phải do lỗi của hành khách, hãng bay có nghĩa vụ cập nhật đầy đủ thông tin; xin lỗi hành khách; bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí khác phù hợp với thời gian chờ đợi tại sân bay.

Đối với chuyến bay chậm từ 5 giờ trở lên, nếu hành khách yêu cầu hoàn trả tiền vé, hãng bay phải hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách. Việc hoàn trả được thực hiện tại sân bay hoặc văn phòng đại diện, chi nhánh do hãng chỉ định.

Cũng trong Thông tư 19, Bộ GTVT giải thích khái niệm "chuyến bay bị hủy" là việc không thực hiện một chuyến bay mà lịch bay để đặt chỗ, bán vé đã được công bố trên hệ thống bán vé đặt chỗ (CRS) của hãng trong vòng 24 giờ trước thời gian khởi hành dự kiến.

Trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của hãng và trường hợp chuyến bay bị hủy không được hãng thông báo trước, hãng phải bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách theo quy định.

Trong phạm vi cung cấp dịch vụ của mình, hãng bay phải chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để khách tới được điểm cuối hành trình, không được hạn chế về chuyển đổi và phụ thu liên quan.

Trường hợp hành khách từ chối hướng xử lý trên, hãng bay phải hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng.

Xôn xao "Tết 2024 không nên cúng giao thừa", chuyên gia nói gì?

Tin sáng 6/2: Yêu cầu hãng bay hỗ trợ tối đa cho hành khách khi chậm, hủy chuyến; xôn xao 'Tết 2024 không nên cúng giao thừa', chuyên gia nói gì? - Ảnh 2.

Mâm cỗ cúng giao thừa (Ảnh: Hồng Anh).

Trên Dân trí thông tin, thời gian gần đây, mạng xã hội xôn xao khi nhiều người tự xưng là chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa chia sẻ các video, bài viết có nội dung không nên cúng giao thừa trong năm.

Theo đó, những người này lý luận, tiết Lập Xuân là ngày đầu năm mới. Năm nay tiết Lập Xuân rơi vào ngày 25 tháng 12 Âm lịch. Vậy nên, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là đêm 24 - sáng 25/12 Âm lịch tức ngày 4/2. Đây chính là đêm giao thừa.

"Thông thường, các gia đình sẽ phải cúng giao thừa vào lúc này, nhưng vì ngày 25 là ngày Mậu Tuất, năng lượng không tốt nên sẽ gặp xui xẻo. Nếu cúng giao thừa vào ngày đó, gia chủ sẽ nạp hết những điều xấu vào người. Còn cúng vào ngày 1/1 Âm lịch - tức 10/2 thì không có ý nghĩa gì, vô thưởng vô phạt vì đó không phải là ngày đầu năm mới", một thầy tự nhận là chuyên gia văn hóa đăng tải trên Tiktok.

Nhiều người khi xem video này cảm thấy vô cùng lo lắng. "Năm mới ai cũng mong chờ điều tốt lành. Nếu cúng giao thừa mà gặp xui xẻo thì ai còn dám hành lễ", chị Vũ Thu Thủy (Thanh Xuân, Hà Nội) nói.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Trọng Tuệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa Phương Đông cho hay, về lịch pháp có nhiều loại lịch: Dương lịch, Âm lịch, lịch Tiết khí… Việc tính toán thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới được tính theo Âm lịch, không liên quan gì đến lịch Tiết khí.

Trên thực tế, việc tiết Lập Xuân đến trước hay đến sau ngày mùng 1 Tết là việc rất bình thường, chỉ là sự lệch nhau về toán học trong phép tính lịch.

"Việc đưa ra quan điểm cúng giao thừa vào lúc nửa đêm của ngày Lập Xuân cũng không đúng. Thời khắc chuyển tiết khí cực hiếm khi trùng vào lúc 12h đêm.

Ví dụ như năm nay, tiết Lập Xuân chuyển vào lúc 15h27 ngày 25/12 Âm lịch thì tại thời điểm qua 12h đêm vẫn là thuộc tiết khí cũ", nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Tuệ nêu.

Cũng theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa Phương Đông, thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện quan điểm về việc không cúng giao thừa vào đêm ngày 30 mà cúng vào đêm ngày 24. Đây là quan điểm lệch lạc, truyền bá sai trái nhằm thu hút sự chú ý của mọi người, để tăng tương tác, câu view...

"Tết là một thời khắc thiêng liêng, tồn tại trong tâm thức của mọi tầng lớp nhân dân từ xưa đến nay. Ngày Tết có nhiều phong tục đẹp mà chúng ta cần gìn giữ. Vì vậy, cần phải bài trừ các quan điểm lệch lạc sai trái, để không làm ảnh hưởng đến những nét đẹp truyền thống", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Trước băn khoăn của nhiều người, chuyên gia phong thủy Phạm Cương chỉ ra điều bất hợp lý trong video của các thầy cúng online.

Theo chuyên gia này, lịch Tiết khí là một hệ thống phân chia thời gian tính theo quỹ đạo mặt trời quay quanh trái đất, kết hợp với sự quan sát biến đổi của thời tiết và môi trường tự nhiên qua từng mùa.

Theo truyền thuyết, một năm 365 ngày sẽ có 24 tiết khí lấy tiết Lập Xuân làm tiết khí đầu tiên, sau đó đến Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh…. và kết thúc là tiết Đại Hàn. Mỗi một tiết khí kéo dài 15 ngày.

Thời gian của tiết Lập Xuân tính theo Dương lịch vào ngày 4/2 (hoặc 5/2) hàng năm và kết thúc vào 18/2 (hoặc 19/2). Năm 2024, Tiết Lập xuân bắt đầu vào ngày 4/2 Dương lịch.

Đối với người Việt, lịch Tiết khí thường ít được ứng dụng cho các dịp lễ Tết quan trọng. Phổ biến nhất chỉ có tiết Thanh Minh với nghi lễ đi tảo mộ. Còn các tiết khí khác, trong đó có tiết Lập Xuân thường không có nghi lễ.

Tiết Lập Xuân thường trùng với gian đoạn thời tiết ấm áp, cây cối sinh sôi nảy nở tốt, dương khí dồi dào nên rất thuận lợi để người dân tiến hành gieo trồng mùa vụ mới, hoặc làm những việc quan trọng như động thổ xây nhà, cưới hỏi…

Với các nhà nghiên cứu Kinh dịch hay Tứ trụ, tiết Lập Xuân được tính là khởi đầu của năm mới. Điều này chỉ dùng trong thuần túy học thuật.

Theo ông Cương, những lời phán của các thầy cúng online là lệch lạc, theo kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia" khi đánh đồng lịch theo Tiết khí với nghi lễ cúng giao thừa gắn liền với Tết Nguyên đán của người Việt theo Âm lịch.

"Từ xưa đến nay, tất cả các ngày lễ Tết của người Việt (hay Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…) không bao giờ lấy theo lịch Tiết khí mà luôn theo Âm Lịch (lịch mặt trăng)", chuyên gia phong thủy Phạm Cương nhấn mạnh.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Tết Nguyên đán nằm trong quan niệm về Bát Tiết của người Việt, đó là những ngày Tết có cúng lễ bao gồm: Nguyên đán, Thượng nguyên, Hàn thực, Đoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu, Thường tân, Đông chí. Một số lễ Tết hiện nay đã được lược bớt nhưng Tết Nguyên Đán vẫn mang những giá trị truyền thống, nguyên bản.

Tết Nguyên đán là lớn nhất, còn gọi là Tết Cả. Hai chữ "Nguyên đán" là một danh từ chữ Hán. "Nguyên" nghĩa là đầu; "đán" nghĩa là buổi sớm; "Nguyên đán" là buổi sớm đầu năm…

Tết Nguyên đán khởi đầu từ lễ cúng đêm giao thừa (giao thời, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới) nên bao giờ cũng vào giờ Tý ngày 1/1 theo Âm lịch.

Chuyên gia Phạm Cương nhấn mạnh: "Nếu lấy tiết Lập Xuân (vào 4/2 hoặc 5/2 Dương lịch) để tính giao thừa thì sẽ đảo lộn luôn thời gian của Tết Nguyên đán vốn đã tồn tại từ hàng ngàn năm trong tâm thức của người Việt Nam. Đây là quan niệm sai lệch cần phê phán".

Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch. Theo quan niệm dân gian, cúng giao thừa với ý nghĩa "tống cựu nghinh tân", tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới, xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.

"Đó là nghi lễ quan trọng mỗi gia đình cần phải làm chứ không phụ thuộc vào ngày đó năng lượng tốt hay xấu. Quan niệm là ngày xấu thì không được cúng giao thừa thể hiện cái nhìn lệch lạc và không hiểu ý nghĩa của văn hóa Việt", chuyên gia này nhấn mạnh.

Cùng với sự nở rộ của mạng xã hội, ngày càng có nhiều người tự xưng là chuyên gia tâm linh, chuyên gia văn hóa, chuyên gia phong thủy trên mạng xã hội. Họ đưa ra những thông tin khó kiểm chứng, khiến nhiều người lo lắng. Nhiều người vì sợ này, sợ kia mà tin theo.

Trước thực trạng này, các chuyên gia văn hóa cho rằng, nghi lễ cúng giao thừa hay rộng hơn là phong tục thờ cúng tổ tiên, thần linh là một nét đẹp trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt tồn tại hàng ngàn năm, ngày càng được chuẩn hóa và truyền lại qua nhiều thế hệ.

"Chúng ta nên giữ gìn và thực hiện theo truyền thống của cha ông. Nếu cần tham khảo thì nên tìm đến những kênh thông tin chính thống và các chuyên gia uy tín, không nên nghe những "chuyên gia online" trên mạng đưa những thông tin lệch lạc, hù dọa với mục đích xấu hoặc nhằm tăng tương tác bán hàng, câu view", ông Phạm Cương nêu quan điểm.

Lưu ý khi hành khách đi tàu tết Giáp Thìn 2024

Từ ngày 2- 4/2 (từ sau lễ ông Công, ông Táo), đường sắt bắt đầu chạy thêm nhiều tàu. Hành khách đông, các chuyến tàu hầu như kín chỗ dù chưa đến ngày nghỉ tết Nguyên đán chính thức.

Chỉ tính riêng hôm qua (4/2), tại ga Hà Nội đã có khoảng 10 chuyến tàu xuất phát đi các tỉnh phía Nam, 4 chuyến tàu đi Hải Phòng, ngoài ra còn tàu đi Lào Cai... Đường sắt vẫn thực hiện nghiêm quy định kiểm soát vé trước khi vào ga, trước khi lên tàu thông qua thiết bị điện tử, vé điện tử.

Để tránh những trường hợp trễ tàu đáng tiếc, đảm bảo quyền lợi của hành khách khi đi tàu, ngành đường sắt khuyến cáo hành khách mang theo giấy tờ tùy thân khớp với thông tin trên vé, trẻ em mang theo giấy khai sinh và các đối tượng ưu tiên khác cần mang theo giấy tờ có liên quan…

Theo đó, ngành đường sắt tổ chức kiểm soát vé tàu và giấy tờ tùy thân của hành khách tại cửa vào ga và cửa toa tàu. Hành khách có thông tin cá nhân trên giấy tờ tùy thân trùng khớp với thông tin trên vé tàu mới được vào ga đi tàu.

Để làm thủ tục lên tàu nhanh nhất, hành khách cần mang theo vé điện tử hoặc vé giấy và giấy tờ tùy thân bản chính, trẻ em mang theo giấy khai sinh. Hành khách được giảm giá theo đối tượng chính sách xã hội cần mang theo giấy tờ chứng minh.

Cụ thể, sinh viên mang theo thẻ sinh viên, thương bệnh binh mang theo thẻ thương binh, đoàn viên công đoàn mang theo thẻ đoàn viên…

Hành khách nên có mặt ở ga trước giờ tàu chạy từ 30 phút đến 1 giờ. Khi nhà ga thông báo mở cửa, hành khách vào ga và lên đúng chuyến tàu, số toa, số chỗ của mình để tránh nhỡ tàu.

Hành khách đi tàu mang theo hành lý nhỏ gọn, mỗi vé hành khách mang không quá 20kg và tự trông coi bảo quản.

Ngành đường sắt cũng hướng dẫn hành khách kiểm tra vé tàu hỏa xem có hợp lệ hay không, tránh trường hợp mua phải vé giả, vé không hợp lệ, vé bị thay đổi thông tin hành khách, thời gian đi tàu khi hành khách mua vé trôi nổi.

Hành khách có thể truy cập vào website ngành đường sắt, tích mục "kiểm tra vé"; sau đó nhập đầy đủ các thông tin trên vé tàu vào như mã vé, mác tàu, ga đi, ga đến, ngày đi, số giấy tờ và nhấn "kiểm tra vé".

Nếu hiển thị "vé điện tử của bạn hoàn toàn hợp lệ" thì hành khách sử dụng vé để đi tàu bình thường. Nếu hiển thị "không tìm thấy vé điện tử phù hợp" thì hành khách liên hệ nhà ga hoặc tổng đài để được hỗ trợ.

CSGT đo nồng độ cồn xuyên Tết Nguyên đán Giáp Thìn

Tin sáng 6/2: Yêu cầu hãng bay hỗ trợ tối đa cho hành khách khi chậm, hủy chuyến; xôn xao 'Tết 2024 không nên cúng giao thừa', chuyên gia nói gì? - Ảnh 3.

CGGT kiểm tra nồng độ cồn lái xe. Ảnh minh hoạ


Ngày 5-2, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) cho biết thực hiện Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), trật tự xã hội Tết Nguyên đán Giáp Thìn, lực lượng CSGT tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân và xử lý từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trên tinh thần "thượng tôn pháp luật".

Trong đó, Cục CSGT bố trí 6 tổ công tác trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện thường xuyên của các Tổ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến Quốc lộ 1A, các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ "xuyên Tết", đảm bảo công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm.

Lực lượng CSGT tập trung kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, như: Người điều khiển xe mà trong cơ thể có nồng độ cồn, chất ma túy; vi phạm tốc độ; xe "cơi nới" thành thùng...

Các tổ công tác triển khai ở 58 địa phương, phối hợp với Phòng CSGT, công an cấp huyện/thị thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung kiểm soát, phát hiện, xử lý chuyên đề người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn và các hành vi vi phạm trật tự ATGT khác, góp phần kiềm chế và làm giảm các vụ tai nạn giao thông.

"Trong thời gian qua đã cho thấy công tác đấu tranh, xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đã thực sự hiệu quả, góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tai nạn giao thông. Trong thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ tiếp tục tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm chuyên đề người điều khiển phương tiện mà trong hơi thở có nồng độ cồn, ma túy, quyết tâm hình thành bằng được thói quen, văn hóa đã uống rượu bia không lái xe"- đại diện Cục CSGT cho biết.

Vị đại diện Cục CSGT nhấn mạnh quá trình xử lý vi phạm triệt để, không né tránh với tinh thần thượng tôn pháp luật "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", mọi trường hợp vi phạm bị phát hiện đều bị xử lý nghiêm, xuyên suốt dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Tính riêng trong năm 2023, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 770.679 trường hợp tài xế mà trong cơ thể có nồng độ cồn, tính trung bình mỗi ngày CSGT phát hiện, xử lý hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Chỉ trong 15 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Giáp Thìn 2024, lực lượng CSGT đã phát hiện, xử lý 40.806 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trung bình mỗi ngày xử lý hơn 2.700 trường hợp vi phạm.

Hai trẻ hóng gió trên "nóc ô tô" ở cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Tin sáng 6/2: Yêu cầu hãng bay hỗ trợ tối đa cho hành khách khi chậm, hủy chuyến; xôn xao 'Tết 2024 không nên cúng giao thừa', chuyên gia nói gì? - Ảnh 4.

Hình ảnh sự việc


Trưa 5-2, trên Người lao động, trung tá Hoàng Xuân Ân, Đội trưởng Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Đội 6) thuộc phòng 6 Cục Cảnh sát giao thông (C08) Bộ Công an, cho biết đội đã nắm được thông tin 2 trẻ nhỏ hóng gió trên "nóc ô tô".

Theo trung tá Ân, bước đầu xác định sự việc xảy ra trên cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây qua địa bàn huyện Xuân Lộc. Đội đã xác định được chủ phương tiện của ô tô biển kiểm soát 61K-015.64 và trong hôm nay sẽ gửi thư mời lên làm việc.

Hiện phương tiện đã di chuyển ra ngoài Bắc và chỉ có thể xử phạt tài xế lỗi người ngồi trên xe không thắt dây an toàn.

Theo clip ghi lại, tại làn cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây qua địa bàn xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), tài xế "vô tư" để 2 em nhỏ đứng nhô thẳng người ra khỏi ô cửa sổ trời để "hóng gió".

Sự việc được camera ghi lại và đăng tải trên mạng khiến nhiều người xem bày tỏ sự rùng mình, lo lắng.

Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và xã hội

Giá cho thuê xe dịch vụ tăng dịp Tết

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 31 phút trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 cho thấy Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước; tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do chịu tác động của hoàn lưu vùng áp thấp nóng phía Tây nên dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 nhiều khu vực trên cả nước nắng nóng. Nhiều khu vực nắng nóng trên 40 độ C.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 2 ngày trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 2 ngày trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 2 ngày trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Thời sự - 2 ngày trước

Hiện cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên chiều đi Thái Nguyên đang xảy ra ùn tắc kéo dài. Thời điểm 9h30, ùn tắc khiến 3 làn xe kéo dài gần như đứng yên trên đường. Nhiều người nóng ruột và trên xe ngột ngạt, nắng nóng đã phải xuống đường đứng.

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Thời sự - 2 ngày trước

Một nữ sinh lớp 12 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương (Nghệ An) cùng bạn đi tắm sông không may bị đuối nước tử vong.

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Thời sự - 2 ngày trước

GĐXH - Từ 1/5, không khí lạnh yếu tràn về, trời dịu mát, nền nhiệt hạ liền 8 độ, chấm dứt đợt nắng nóng đỉnh điểm những ngày qua.

Top