Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 24/3: TP.HCM đề xuất F1 đã tiêm vaccine phòng COVID-19 được đi học trực tiếp; đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giảm triệu chứng COVID-19 kéo dài

Thứ năm, 06:59 24/03/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Sở GD&ĐT và Sở Y tế TP.HCM đang tính toán đề xuất cho những người đã tiêm vaccine COVID-19 khi được xác định là F1 vẫn được đi học trực tiếp; Tập thể dục đều đặn giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và bệnh tiểu đường liên quan đến hội chứng COVID kéo dài.

Tin sáng 23/3: Nhịp sống trở về 'bình thường cũ' được chưa?; những ai có nguy cơ cao bị tái nhiễm SARS-CoV-2?Tin sáng 23/3: Nhịp sống trở về "bình thường cũ" được chưa?; những ai có nguy cơ cao bị tái nhiễm SARS-CoV-2?

GiadinhNet - Những ngày qua, không khó để bắt gặp những hình ảnh quá đỗi quen thuộc với người dân Hà Nội cũng như ở TPHCM; Những ai dễ bị tái nhiễm với SARS-CoV-2, có thể tái nhiễm những chủng nào?

Gần như toàn bộ TP.HCM là vùng xanh, dịch COVID-19 có chiều hướng giảm cả nước

Tin sáng 24/3: Gần như toàn bộ TP.HCM là vùng xanh; đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giảm triệu chứng COVID-19 kéo dài - Ảnh 2.

Y, bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP.HCM) hướng dẫn bệnh nhân tập vật lý trị liệu hậu COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo báo cáo đánh giá cấp độ dịch mới nhất, hiện TP.HCM có 280/312 xã phường ở cấp độ dịch 1 - nguy cơ thấp (vùng xanh), 32 xã phường ở cấp độ 2 - nguy cơ trung bình, tức vùng vàng. Toàn TP.HCM không còn xã phường vùng đỏ và cam.

Cũng theo báo cáo này, Hà Nội có 283/579 xã phường là vùng xanh, 221/579 xã phường là vùng vàng, 75 xã phường vùng cam (nguy cơ cao) và không còn xã phường nào là vùng đỏ. Thời điểm cao điểm dịch (đầu tháng 3), số xã phường vùng đỏ của Hà Nội cao hơn 4 lần so với hiện nay.

Đánh giá chung toàn quốc, hiện có 4.341 xã phường (40,9% xã phường có đánh giá) đang ở mức vùng xanh, 2.586 xã phường (24,4%) là vùng vàng, 3.267 xã phường (30,8%) là vùng cam. Còn lại vùng đỏ chỉ còn 391 xã phường.

Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, số mắc mới ngày 22/3 đã giảm 38,8% so với trung bình 7 ngày trước, số tử vong giảm 25,3%, số ca nặng và số đang điều trị đều giảm.

So sánh tháng này với tháng trước, số mắc mới tăng gấp gần 7 lần nhưng số tử vong ít hơn 19,2%, số khỏi bệnh cũng tăng gấp gần 7 lần.

Ngày 23/3: Số mắc mới COVID-19 giảm còn 127.883 ca; Tuyên Quang bổ sung gần 13.000 F0Ngày 23/3: Số mắc mới COVID-19 giảm còn 127.883 ca; Tuyên Quang bổ sung gần 13.000 F0

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 23/3 cho biết có 127.883 ca mắc mới, giảm gần 3.000 ca so với hôm qua; Trong ngày Tuyên Quang bổ sung gần 13.000 F0; Cũng trong ngày có hơn 192.000 ca mắc COVID-19; số ca tử vong giảm.

TP.HCM đề xuất F1 đã tiêm vaccine phòng COVID-19 được đi học trực tiếp

Tin sáng 24/3: Gần như toàn bộ TP.HCM là vùng xanh; đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giảm triệu chứng COVID-19 kéo dài - Ảnh 4.

TPHCM đề xuất F1 đã tiêm vaccine phòng COVID-19 được đi học trực tiếp

Ngày 23/3, trao đổi với PV, ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM xác nhận thông tin trên.

Theo ông Dũng, trước đây TPHCM đã từng cho học sinh F1 đi học trực tiếp nhưng sau khi có hướng dẫn mới của Bộ Y tế, TPHCM đã cho học sinh F1 cách ly ở nhà 5 ngày nếu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và ở nhà 7 ngày nếu chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định.

"Thời điểm đó, việc cho học sinh F1 đi học trực tiếp khá ổn. Và đến nay, ở gốc độ giáo dục, ngành giáo dục nhận thấy việc cho học sinh F1 đi học là phù hợp với thực tế, tạo thuận lợi cho việc dạy- học của nhà trường, giáo viên lẫn phụ huynh học sinh. Do đó, Sở GD&ĐT TPHCM và Sở Y tế đang tính toán đề xuất cho những người đã tiêm vaccine COVID-19 khi được xác định là F1 vẫn được đi học trực tiếp", ông Dũng nói và cho biết.

Chuyển sang kiểm soát ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong do COVID-19

Mục tiêu tổng quát của chương trình là đảm bảo kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe tính mạng của người dân. Hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do COVID-19 và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Các mục tiêu cụ thể là:

Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19

Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến

Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19

Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch

Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của nhân dân

Chương trình được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 - 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Hà Nội thêm hơn 13.000 ca COVID-19 mới, chỉ còn 297.000 F0 điều trị, theo dõiHà Nội thêm hơn 13.000 ca COVID-19 mới, chỉ còn 297.000 F0 điều trị, theo dõi

Covid Hà Nội hôm nay: Trong 24 giờ qua TP ghi nhận 13.005 ca COVID-19 mới, giảm hơn 3.000 ca so với hôm qua. Đây là ngày thứ 12 liên tục số ca bệnh ở Thủ đô giả

Làm gì để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trước sự lây lan của dịch bệnh?

Lo lắng vì số ca nhiễm COVID-19 bỗng tiếp tục "leo thang", lại có thêm biến chủng mới đáng lo ngại, chị Ngọc Hà (TP.HCM) chia sẻ: "Mỗi ngày thấy người thân, đồng nghiệp báo đã trở thành F0 tôi lại thêm nóng ruột, vì sợ mình có tiếp xúc với F0 rồi mang mầm bệnh về lây cho mẹ, mẹ tôi năm nay đã 55 tuổi lại cao huyết áp nên cả nhà ai cũng lo mẹ nhiễm Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những di chứng hậu F0 có thể làm cơ thể yếu hơn."

Dù chưa có thống kê chính thức, nhóm người cao tuổi vẫn được các cơ quan y tế đặc biệt quan tâm vì là đối tượng có nguy cơ cao mắc COVID-19 do sức đề kháng suy giảm và có nhiều bệnh mạn tính (cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường…) khi mắc bệnh dễ bị nặng, khó hồi phục. Do đó, ngoài các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế người cao tuổi cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, duy trì ăn uống khoa học, hợp vệ sinh giúp tăng cường miễn dịch để phòng chống nhiễm COVID-19, cũng như vượt qua hội chứng hậu F0 đối với những người đã từng dương tính..

Chị Yến Vy (quận Phú Nhuận, TP HCM) cho biết: "Bố mẹ tôi đã trên 60 tuổi. Sau khi nhiễm Covid thì sức khỏe bố mẹ giảm đi trông thấy, còn thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn rất ít vì ăn không còn ngon miệng, dễ chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy… Tôi cũng mua nhiều đồ tẩm bổ thêm nhưng bố mẹ cũng không ăn được bao nhiêu."

Chỉ cần ở nhà, gần 48.000 F0 ở TP.HCM đã khai báo y tế online

Theo Sở Y tế TP.HCM, chỉ sau hơn một tuần triển khai thử nghiệm chuyển đổi số công tác quản lý F0 cách ly tại nhà tại tất cả trạm y tế trên địa bàn TP, hiện đã có gần 48.000 lượt khai báo của người dân mắc COVID-19 được ghi nhận trên hệ thống, trong đó cảnh báo có 731 trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao cần được tư vấn và chăm sóc tại nhà.

Hệ thống cũng đã gửi cảnh báo đến nhân viên các trạm y tế 4.342 trường hợp có dấu hiệu nặng (mệt/khó thở/đau tức ngực) cần được tư vấn và cung cấp thuốc điều trị kịp thời, cũng như hướng dẫn nhập viện ngay khi có chỉ định.

Những ngày đầu sau triển khai, đã có trường hợp người dân mắc COVID-19 đã yên tâm hơn khi vào được địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn để khai báo và được xác nhận là F0, thay vì phải đến trạm y tế phường, xã để làm các thủ tục khai báo và phải mất khá nhiều thời gian do phải chờ đợi do quá đông người cùng đến một lúc.

Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp người dân không vào được do hệ thống bị tắc nghẽn.

Hiện nay ứng dụng "Nền tảng số quản lý COVID-19" của Sở Y tế bao gồm cả ứng dụng chuyển đổi số trong khai báo F0 đã chính thức được chuyển vào Trung tâm dữ liệu dùng chung của thành phố.

Với 8 máy chủ được đảm bảo an toàn và an ninh dữ liệu, cùng với tốc độ đường truyền được cải thiện rõ rệt, việc chuyển đổi số toàn bộ công tác quản lý F0 đang từng bước được cải thiện rõ nét.

Ngoài ra, Sở Y tế đã kịp thời bổ sung thêm tiện ích phát hiện người khai báo có triệu chứng nặng hoặc thuộc nhóm nguy cơ để gửi tin nhắn cảnh báo đến bác sĩ và nhân viên của trạm y tế giúp kịp thời tư vấn và can thiệp.

Đây là một trong những tiện ích khá "thông minh" của ứng dụng, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ tử vong cho các đối tượng này khi mắc COVID-19.

Thay đổi cách quản lý dịch COVID-19

Tin sáng 24/3: Gần như toàn bộ TP.HCM là vùng xanh; đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giảm triệu chứng COVID-19 kéo dài - Ảnh 3.

Tổ tiêm lưu động thuộc phường 9, quận 5, TP.HCM đến tận nhà tiêm cho người yếu thế, người cao tuổi - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bộ Y tế vừa cho biết đã trình Chính phủ ban hành nghị quyết 38/BQ-CP ban hành Chương trình phòng chống dịch COVID-19.

Mục tiêu của chương trình là đảm bảo kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do COVID-19 và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình sẽ được thực hiện trong 2 năm 2022-2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài đến năm 2024, Bộ Y tế sẽ tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Cụ thể, Bộ Y tế đưa ra 6 mục tiêu trong thời gian tới:

1. Đảm bảo đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19.

2. Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19.

3. Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở, tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế, tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở các cơ sở khám, chữa bệnh.

4. Bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19.

5. Đảm bảo thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch.

6. Đảm bảo vừa phòng, chống vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống người dân.

Trong đó, điểm mới của chương trình này là chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong, giảm tỉ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp nhất, thấp hơn mức trung bình của châu Á.

Chương trình cũng đặt mục tiêu căn cứ tình hình dịch bệnh, chuyển biện pháp phòng chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giảm triệu chứng COVID-19 kéo dài

Tin sáng 24/3: Gần như toàn bộ TP.HCM là vùng xanh; đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giảm triệu chứng COVID-19 kéo dài - Ảnh 4.

Người mắc COVID-19 tập thể dục tại Bệnh viện điều trị COVID-19 3B, quận Phú Nhuận, TP.HCM (ảnh chụp sáng 1-3) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu y sinh Pennington (Mỹ) chỉ ra rằng tập thể dục đều đặn giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và bệnh tiểu đường liên quan đến hội chứng COVID kéo dài (Long COVID).

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tập san khoa học Exercise and Sports Science Reviews, các bằng chứng hiện có về COVID kéo dài cho thấy tình trạng viêm do nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể gây ra một loạt tác dụng phụ ở một số người bệnh hậu COVID-19, như sức khỏe tâm thần sa sút hay các mức insulin bị gián đoạn gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Candida Rebello tại Trung tâm Pennington, cho rằng điều này có thể tạo ra "vòng luẩn quẩn" dẫn đến các vấn đề về rối loạn chức năng tế bào. Tuy nhiên, việc tập thể dục có thể giúp cải thiện từng vấn đề từ căng thẳng tâm lý, tình trạng viêm cho đến khắc phục chứng rối loạn insulin.

Tiến sĩ Rebello cũng nêu rõ các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng hội chứng COVID kéo dài hủy hoại các ty thể cung cấp năng lượng cho các tế bào từ đó khiến người bệnh suy nhược. Vì vậy, việc tập luyện vừa phải sẽ giúp phục hồi các ty thể, giúp chống lại bệnh tật.

Trẻ em đã nhiễm COVID-19 có cần tiêm vaccine phòng COVID-19 hay không ?

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều tra nguyên nhân vụ 4 công nhân Công ty Điện lực Chợ Lớn bị điện giật

Điều tra nguyên nhân vụ 4 công nhân Công ty Điện lực Chợ Lớn bị điện giật

Thời sự - 5 giờ trước

Các công nhân điện lực bị điện giật khi đang sửa đường dây cáp ngầm, phải chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, trong đó có 1 người bỏng nặng.

Thời tiết Hà Nội thay đổi bất ngờ trong ngày hôm nay

Thời tiết Hà Nội thay đổi bất ngờ trong ngày hôm nay

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, sau chuỗi ngày mưa dông kéo dài, thời tiết khu vực Bắc Bộ trong đó có Hà Nội thay đổi bất ngờ. Trời có nắng, nền nhiệt tăng nhanh, cảm giác khá nóng.

Tin sáng 10/5: Tài năng trẻ của thể dục dụng cụ Việt Nam qua đời ở tuổi 18; không khí lạnh tăng cường, thời tiết miền Bắc ra sao?

Tin sáng 10/5: Tài năng trẻ của thể dục dụng cụ Việt Nam qua đời ở tuổi 18; không khí lạnh tăng cường, thời tiết miền Bắc ra sao?

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do không khí lạnh tăng cường yếu kết hợp với hội tụ gió trên cao nên thời tiết các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông; VĐV thể dục dụng cụ Nguyễn Minh Triết qua đời vào sáng 9/5 sau nửa năm bị chấn thương.

Hà Nội xem xét, thông qua phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã, phường vào ngày 15/5

Hà Nội xem xét, thông qua phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã, phường vào ngày 15/5

Thời sự - 12 giờ trước

Dự kiến, Kỳ họp thứ 16, HĐND TP. Hà Nội được tổ chức ngày 15/5 sẽ xem xét, thông qua nhiều nội dung thuộc thẩm quyền, trong đó có Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.

Tài năng trẻ thể dục dụng cụ Việt Nam qua đời ở tuổi 18

Tài năng trẻ thể dục dụng cụ Việt Nam qua đời ở tuổi 18

Thời sự - 23 giờ trước

VĐV thể dục dụng cụ Nguyễn Minh Triết qua đời sáng 9/5 sau nửa năm bị chấn thương trong lúc tập luyện, hưởng dương 18 tuổi.

Hà Nội họp xem xét nhiều nội dung quan trọng

Hà Nội họp xem xét nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Chiều 9/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND TP tháng 5/2024 để xem xét một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp giữa năm 2024 của HĐND theo chương trình công tác của UBND và chỉ đạo của Chủ tịch.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách, coi thường sự chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách, coi thường sự chỉ đạo của cơ quan chức năng

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Dù bị nhắc nhở nhiều lần và bị đình chỉ hoạt động vì không đảm bảo điều kiện PCCC nhưng nhà sách Tiến Thọ số 424 - 426 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn mở cửa đón khách như thường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân.

Tỉnh nghèo Bắc Kạn thiệt hại gần 16 tỷ đồng sau 2 đợt dông lốc

Tỉnh nghèo Bắc Kạn thiệt hại gần 16 tỷ đồng sau 2 đợt dông lốc

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Gần 20 ngày, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xảy ra 2 đợt mưa dông diện rộng làm thiệt hại hơn 2.000 ngôi nhà, hơn 600ha nông, lâm nghiệp bị ảnh hưởng,... thiệt hại gần 16 tỷ đồng.

Tin mới nhất về khối không khí lạnh gây mưa lớn khu vực miền Bắc và xu hướng thời tiết trong những ngày tới

Tin mới nhất về khối không khí lạnh gây mưa lớn khu vực miền Bắc và xu hướng thời tiết trong những ngày tới

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do không khí lạnh tăng cường yếu kết hợp với hội tụ gió trên cao nên thời tiết các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông.

Hà Nội: Thêm xe ô tô bị 'sập bẫy' khi di chuyển qua Dự án D20 Cầu Giấy

Hà Nội: Thêm xe ô tô bị 'sập bẫy' khi di chuyển qua Dự án D20 Cầu Giấy

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày qua, khi di chuyển qua Dự án D20 Cầu Giấy, một xe taxi thương hiệu Xanh SM đã bất ngờ bị rơi một bánh xe xuống hố ga lộ thiên.

Top