Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 2/1: Bắt đầu thu tiền ăn đối với bệnh nhân COVID-19; quận Đống Đa "giảm nhiệt" cho bán hàng ăn tại chỗ trở lại ở 14 phường, các quận/huyện mới lên vùng cam thế nào?

Chủ nhật, 07:09 02/01/2022 | Thời sự

GiadinhNet - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Văn bản số 910 về việc thu tiền ăn đối với người nhiễm COVID-19 và người cách ly y tế. Quận Đống Đa (Hà Nội) chuyển từ "vùng cam" xuống "vàng", cho phép 14 phường bán hàng ăn uống tại chỗ, trong khi đó, 3 quận, huyện tăng nguy cơ so với tuần trước là Thanh Trì, Thanh Xuân và Gia Lâm.

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hình ảnh đón giao thừa trái ngược ở Hà Nội và TPHCMTin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hình ảnh đón giao thừa trái ngược ở Hà Nội và TPHCM

GiadinhNet - Nguy cơ bùng phát dịch, Hà Nội vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài dịp Tết. Hàng nghìn người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ (TPHCM) để cùng hòa vào không khí chào đón năm mới, cùng đón countdown 2022, trong khi đó tại Hà Nội, không khí giao thừa vắng vẻ lạ thường.

Dịch COVID-19 ở Hà Nội

Hà Nội: Quận Đống Đa "giảm nhiệt" cho bán hàng ăn tại chỗ trở lại

Tin sáng 2/1: Bắt đầu thu tiền ăn đối với bệnh nhân COVID-19; quận Đống Đa "giảm nhiệt" cho bán hàng ăn tại chỗ trở lại ở 14 phường, các quận/huyện mới lên vùng cam thế nào? - Ảnh 2.

Quận Đống Đa cho phép cửa hàng ăn uống bán tại chỗ trở lại


UBND quận Đống Đa vừa ban hành văn bản hoả tốc về việc điều chỉnh các biện pháp thích ứng theo tình hình cấp độ dịch COVID-19. Sau 21 ngày siết chặt các biện pháp tương ứng cấp độ 3, quận đánh giá tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, số ca mắc COVID-19 tại cộng đồng có dấu hiệu giảm mạnh.

Trên cơ sở đó, kể từ 6h ngày 1/1/2022, quận Đống Đa điều chỉnh các biện pháp thích ứng phòng chống dịch tương ứng cấp 2 theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ.

Theo đó, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận Đống Đa sẽ được phép bán hàng tại chỗ, đóng cửa trước 21h hàng ngày. Đồng thời, các hoạt động dịch vụ không thiết yếu khác cũng sẽ được quận này cho phép hoạt động trở lại.

Huyện Gia Lâm được đánh giá vùng cam, "nguy cơ cao", siết chặt nhiều hoạt động phòng, chống dịch từ 12h ngày 2/1/2022.

Cụ thể: 

- Không tổ chức các hoạt động hội họp, không tổ chức liên hoan cuối năm, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. 

Những người tham gia phải được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, tuân thủ nghiêm ngặt 5K, cài đặt và quét mã QR.

- Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

- Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

- Cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm; các cơ sở lưu trú hoạt động được phép hoạt động không quá 50% công suất.

- Tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu, có nguy cơ lây nhiễm cao như: cơ sở làm đẹp (trừ dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm tóc); trà đá vỉa hè, khu vui chơi, giải trí.

- Các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp chuyển sang dạy và học theo hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.

- Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết, không tụ tập ăn uống và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.

- Tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch trên địa bàn, trong đó đặc biệt lưu ý đến các khu vực có nguy cơ cao: nơi đông dân cư, cơ sở khám chữa bệnh, chợ,  siêu thị, doanh nghiệp… ; chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cơ sở thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 của người dân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

- Không để các chợ cóc, chợ tạm, quán trà đá vỉa hè hoạt động; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh doanh vi phạm quy định phòng, chống dịch.

- Rà soát, thống kê danh sách những người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai, người chống chỉ định tiêm vaccine, người chưa được tiêm phòng để tổ chức tiêm ngay, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho các đối tượng trên. Đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine mũi bổ sung và mũi nhắc lại đảm bảo an toàn tiêm chủng

Diễn biến dịch COVID-19 ở Hà Nội năm 2022 được dự báo thế nào?

Tin sáng 2/1: Bắt đầu thu tiền ăn đối với bệnh nhân COVID-19; quận Đống Đa "giảm nhiệt" cho bán hàng ăn tại chỗ trở lại ở 14 phường, các quận/huyện mới lên vùng cam thế nào? - Ảnh 3.

Chuyên gia dự báo trong dịp Tết Âm lịch sắp tới và trong nửa đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh ở Hà Nội sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp (Ảnh: Ngô Nhung).

Trong năm 2021, "làn sóng" dịch COVID-19 thứ 4 ập đến, với sự thống trị của biến chủng Delta khiến công tác phòng, chống dịch của Hà Nội gặp nhiều vất vả, khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, Hà Nội vẫn giữ được thế chủ động, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

Ở giai đoạn "thích ứng linh hoạt", dù thành phố liên tục "lập đỉnh" với số ca mắc tăng cao, thường xuyên ghi nhận gần 2.000 ca F0 mỗi ngày nhưng tỷ lệ tử vong ở mức rất thấp.

Thời điểm trước khi bước sang năm mới 2022, PV Dân trí có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam về diễn biến dịch bệnh thời gian tới và cách ứng phó.

Ngày đầu năm 2022 có 14.835 ca mắc COVID-19, Hà Nội nhiều nhất với 1.748 caNgày đầu năm 2022 có 14.835 ca mắc COVID-19, Hà Nội nhiều nhất với 1.748 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 1/1/2022 của Bộ Y tế cho biết có 14.835 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn nhiều nhất với 1.748 ca; trong ngày có gần 3.000 bệnh nhân khỏi, 216 ca tử vong; Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 20 ca COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron.

Bắc Ninh bắt đầu thu tiền ăn đối với bệnh nhân COVID-19

Tin sáng 2/1: Bắt đầu thu tiền ăn đối với bệnh nhân COVID-19; quận Đống Đa "giảm nhiệt" cho bán hàng ăn tại chỗ trở lại ở 14 phường, các quận/huyện mới lên vùng cam thế nào? - Ảnh 4.

Từ 1.1, F0 và F1 điều trị, cách ly tập trung tại Bắc Ninh sẽ phải đóng tiền ăn. Ảnh: Cổng TTĐT B.N


UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Văn bản số 910 về việc thu tiền ăn đối với người nhiễm COVID-19 và người cách ly y tế.

Theo đó, UBND tỉnh giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ sở cách ly tập trung; các cơ sở quản lý, thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 thuộc quyền quản lý thực hiện thu tiền ăn của người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0) và người phải thực hiện cách ly y tế (F1) từ ngày 1/1/2022 theo quy định.

Riêng với trường hợp người phải thực hiện cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày theo quy định, thông tin trên báo Thanh niên.

5 ca nhiễm biến thể Omicron có kết quả âm tính 2 lần

Tin sáng 2/1: Bắt đầu thu tiền ăn đối với bệnh nhân COVID-19; quận Đống Đa "giảm nhiệt" cho bán hàng ăn tại chỗ trở lại ở 14 phường, các quận/huyện mới lên vùng cam thế nào? - Ảnh 5.

Hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: QUANG ĐỊNH


Theo HCDC, 5 trường hợp trên nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 20/12 đến 25/12. Tất cả đều được cách ly tập trung ngay khi nhập cảnh và được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Mẫu xét nghiệm được chuyển Viện Pasteur để thực hiện xét nghiệm giải trình tự gen. Ngày 31/12, kết quả được thông báo là 5 ca trên nhiễm biến thể Omicron.

"Hiện tình trạng sức khỏe của 5 trường hợp này đều ổn định và đã có kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính sau 5 - 7 ngày. 305 hành khách đi chung các chuyến bay có trường hợp nhiễm biến thể Omicron đều được cách ly theo quy định và đã có kết quả xét nghiệm âm tính", HCDC thông tin.

Sau khi có ca nhiễm Omicron, TP HCM ban hành khẩn quy trình cách ly người nhập cảnh

UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn quy định giám sát cách ly y tế cho người nhập cảnh. Theo đó, hiện Việt Nam đã ghi nhận một số trường hợp nhập cảnh có kết quả dương tính với biến chủng Omicron.

Nhằm tăng cường quản lý, chủ động kiểm soát biến chủng mới Omicron, UBND TP đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm quy trình giám sát quản lý cách ly y tế cho người nhập cảnh, tăng cường giám sát, không để phát sinh chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng.

Theo đó, người nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phải thực hiện quy trình 5 bước.

Bước 1: Đăng ký mã QR cá nhân. Người nhập cảnh cài đặt và sử dụng ứng dụng PC-COVID để tạo "mã QR cá nhân". Trong trường hợp người nhập cảnh không sử dụng được ứng dụng PC-COVID thì truy cập cổng thông tin an toàn COVID-19 TP tại địa chỉ https://antoan-covid.tphcm.gov.vn.

Bước 2: Xét nghiệm tầm soát cho người nhập cảnh ngay sau khi nhập cảnh. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bố trí khu vực xét nghiệm và phối hợp các hãng hàng không hướng dẫn người nhập cảnh đến điểm thực hiện xét nghiệm tại sân bay.

Đơn vị xét nghiệm thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho người nhập cảnh, trả và nhập kết quả vào phần mềm.

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì lấy mẫu xét nghiệm PCR, thông báo ngay cho HCDC phối hợp Trung tâm cấp cứu 115 chuyển người nhập cảnh đến bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị số 12.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì hướng dẫn người nhập cảnh đến điểm kiểm soát để thực hiện các thủ tục rời khỏi sân bay về nơi lưu trú.

Bước 3: Khi di chuyển về nơi lưu trú trong suốt quá trình người nhập cảnh phải thực hiện nghiêm quy định 5K. Xe đón người nhập cảnh chỉ bao gồm lái xe và người nhập cảnh; các trường hợp khác đi đón người nhập cảnh không được ngồi cùng xe.

Xe chở người nhập cảnh hạn chế dừng, đỗ dọc đường. Trường hợp khẩn cấp phải dừng đỗ dọc đường thì phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Bước 4: Theo dõi sức khỏe và khai báo y tế mỗi ngày. Nơi tiếp nhận người nhập cảnh cách ly chịu trách nhiệm tạo mã QR địa điểm trên cổng thông tin an toàn COVID-19 TP tại https://antoan-covid.tphcm.gov.vn.

Nơi tiếp nhận phải xác nhận người nhập cảnh đã đến địa điểm lưu trú bằng cách quét mã QR cá nhân của người nhập cảnh. Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID, thực hiện đầy đủ quy định 5K. Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng... thì báo ngay trạm y tế để xử lý.

Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 thì tự theo dõi sức khỏe, không tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú trong vòng 3 ngày sau nhập cảnh.

Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19 thì cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Người nhập cảnh dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền được cách ly cùng người chăm sóc. Người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng sau khi được giải thích về các nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Bước 5: Lấy mẫu xét nghiệm PCR cho người nhập cảnh trong thời gian cách ly y tế tại nơi lưu trú. UBND các quận huyện và TP Thủ Đức chịu trách nhiệm cấp tài khoản quản trị trên cổng thông tin an toàn COVID-19 tại https://antoan-covid.tphcm.gov.vn cho trung tâm y tế quận huyện để quản lý người nhập cảnh cách ly tại nơi lưu trú.

Người không đồng ý tiêm vaccine COVID-19 phải thực hiện một số cam kết

Tin sáng 2/1:  - Ảnh 2.

Một địa trường học bị trưng dụng làm địa điểm cách ly ở Cà Mau (Ảnh: Huỳnh Hải).

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau vừa chỉ đạo người không đồng ý tiêm vaccine phòng COVID-19 phải cam kết hạn chế tiếp xúc với người bên ngoài và không tham gia các hoạt động nơi công cộng, tập trung đông người.

Thời gian gần đây, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp hơn, số ca mắc mới tăng nhanh, số bệnh nhân nặng, số ca tử vong nhiều hơn. Qua phân tích, số bệnh nhân tăng nặng chủ yếu là những người có nguy cơ cao (người cao tuổi, người có bệnh nền), hầu hết là người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19.

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do ý thức chủ quan, lơ là của một bộ phận không nhỏ người dân, kể cả cán bộ, đảng viên chưa chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch, nhất là thực hiện 5K

Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, kịp thời, còn buông lỏng. Mặt khác, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đi lại của người dân dần trở lại bình thường làm cho dịch bệnh khó kiểm soát.

Tỉnh Cà Mau dự báo, thời gian tới tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là biến chủng mới Omicron đã xuất hiện tại Việt Nam.

Bí thư Cà Mau yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở nhất quán chủ trương là quyết liệt, không lơ là, phải cụ thể, không được chung chung trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Các huyện, thành phố tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân từ 12 tuổi trở lên.

"Đối với người không đồng ý tiêm vaccine phòng COVID-19, phải cam kết hạn chế tối đa việc di chuyển, đi lại, tiếp xúc với người bên ngoài và không tham gia các hoạt động nơi công cộng, tập trung đông người.

Nếu bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 sẽ không được hỗ trợ chi phí điều trị, trừ trường hợp thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ em chưa đến tuổi tiêm; xử lý nghiêm đối tượng vận động, cản trở người khác tiêm vaccine theo quy định" - Bí thư Cà Mau yêu cầu.

Vùng cam tại Cà Mau hạ nhiệt, Bạc Liêu vẫn "giới nghiêm" ban đêm

Sáng 1/1/2022, Sở Y tế tỉnh Cà Mau có quyết định cấp độ dịch COVID-19 với quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, từ 0h ngày 4/1, tỉnh này có 82 đơn vị cấp xã là vùng cam (trong đó có 13 ấp, khóm vùng đỏ); có 19 xã vùng vàng; không có xã nào vùng xanh.

So với quyết định một tuần trước, địa bàn đã giảm 15 xã vùng cam, tăng 15 xã vùng vàng, vẫn chưa có xã nào vùng xanh.

Nhiều ngày qua, trung bình mỗi ngày Cà Mau có khoảng 1.000 F0. Tính đến 31/12, đã có 37.654 ca mắc COVID-19; hiện đang điều trị 15.557 ca, tử vong 173 ca.

Trong dịp Tết dương lịch 2022, Chủ tịch Cà Mau yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm công tác phòng, chống dịch, đặc biệt tại các điểm tham quan du lịch, bệnh viện, chợ, siêu thị, không tổ chức các sự kiện tập trung đông người.

Sóc Trăng: Toàn tỉnh vùng cam

Sở Y tế Sóc Trăng đã ban hành quyết định về việc công bố phân loại cấp độ dịch COVID-19 để áp dụng các biện pháp hành chính "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Theo đó, đối với cấp xã, toàn tỉnh Sóc Trăng có 23 xã vùng xanh, 39 xã vùng vàng, 47 xã vùng cam; đối với cấp huyện, có một huyện vùng xanh (huyện Mỹ Xuyên), 5 huyện vùng vàng; 5 huyện vùng cam. Toàn tỉnh Sóc Trăng vùng cam.

Bạc Liêu: Vẫn thắt chặt nhiều hoạt động

Theo quyết định cấp độ dịch của UBND tỉnh Bạc Liêu, tỉnh này hiện có 29 xã vùng cam, 25 xã vùng vàng, 10 xã vùng xanh; có 4 huyện vùng cam, 2 huyện vùng vàng, một huyện vùng xanh. Toàn tỉnh Bạc Liêu là vùng cam.

Mỗi ngày Bạc Liêu có hơn 500 ca F0. Tính đến 31/12, tỉnh này đã có 29.913 ca mắc Covid-19; hiện đang điều trị 6.318 ca, tử vong 235 ca.

Trước tình hình dịch còn rất phức tạp khi số ca mắc còn cao, Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu tiếp tục chỉ đạo siết chặt một số hoạt động, yêu cầu không tổ chức các hoạt động (kể cả trong nhà và ngoài trời) tập trung trên 10 người, trừ một số nơi theo quy định; đối với đám cưới, đám tang chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình.

Chỉ những người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, người đã tiêm một mũi vaccine trên 14 ngày, người đi tiêm vaccine mới được phép ra khỏi nhà, nơi lưu trú. Từ 20h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau mọi người dân không được ra đường, trừ một số trường hợp quy định.

Các cơ sở, quán ăn uống, nhà hàng chỉ được bán mang về và chỉ được phép hoạt động từ 4h sáng đến 19h đêm hàng ngày; các hoạt động mua bán ở chợ, siêu thị… cũng hạn chế; tạm dừng các dịch vụ vũ trường, karaoke, massage, quán bar, internet, trò chơi điện tử, dịch vụ làm tóc, cắt tóc, làm đẹp, spa, thẩm mỹ viện.

An Giang: Số ca COVID-19 tử vong tăng do nguồn ôxy đang thiếu

Tin sáng 2/1: Bắt đầu thu tiền ăn đối với bệnh nhân COVID-19; quận Đống Đa "giảm nhiệt" cho bán hàng ăn tại chỗ trở lại ở 14 phường, các quận/huyện mới lên vùng cam thế nào? - Ảnh 7.

Đại tá Trần Ngọc Thiều (trái) trao bảng tượng trưng tài trợ 500 bình ôxy cho lãnh đạo UBND tỉnh An Giang. Ảnh: Người lao động


Ngày 31/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức lễ bàn giao và tiếp nhận 500 bình ôxy y tế để phục vụ cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 do Công ty CP Viễn thông ACT tài trợ.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết theo báo cáo đến cuối tuần này, nguồn ôxy y tế của tỉnh sẽ cạn nên số ca tử vong do Covid-19 có thể còn tăng cao hơn nữa. Do đó, việc Công ty CP Viễn thông ACT tài trợ 500 bình ôxy ngay lúc này hết sức quý giá và rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ của công ty trong thời gian tới.

Không khai báo y tế theo yêu cầu phòng dịch bị phạt đến 3 triệu đồng

Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Theo đó, Nghị định 124 quy định cụ thể hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác.

Nếu vi phạm một trong các hành vi trên, người thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

Ngoài ra, liên quan đến vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch, theo Nghị định 117/2020, người thực hiện một trong các hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng:

- Che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;

- Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch;

- Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;

- Thu tiền khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A...

Cựu giám đốc sở chơi golf giữa dịch tại Bình Định xin nghỉ hưu trước tuổi

Ngày 1/1, nguồn tin chức năng xác nhận với Tuổi Trẻ Online rằng giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định vừa ký ban hành quyết định cho ông Nguyễn Văn Dũng, sinh ngày 10/3/1963, hiện đang công tác tại sở này, được nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí từ ngày 1/1/2022.

Ông Dũng được cho nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định 143/2020/NĐ-CP và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Như Tuổi Trẻ Online đã phản ánh, trong các ngày 31/7 và 1/8, trong lúc địa phương đang giãn cách để phòng chống dịch COVID-19, ông Dũng - giám đốc Sở Du lịch Bình Định - và ba người khác vẫn đi chơi golf.

Vụ việc trên được phát hiện từ quy trình truy vết F0 của Trung tâm Y tế TP Quy Nhơn. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Định sau đó đã thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Dũng từ ngày 1/9/2021.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng quyết định miễn nhiệm chức vụ giám đốc Sở Du lịch đối với ông Dũng từ ngày 1/9/2021 và điều động ông này về Sở Nội vụ chờ phân công công tác. Tuy nhiên, sau đó ông Dũng đã làm đơn đề đạt nguyện vọng được nghỉ hưu trước tuổi.

Cùng vi phạm như ông Dũng, ông Nguyễn Công Thành cũng bị Tổng cục Thuế kỷ luật cảnh cáo và miễn nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Định.

3 năm tù, bồi thường gần 12 tỷ vì bắt nhân viên bỏ khẩu trang hô khẩu hiệu

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 cho thấy Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước; tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do chịu tác động của hoàn lưu vùng áp thấp nóng phía Tây nên dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 nhiều khu vực trên cả nước nắng nóng. Nhiều khu vực nắng nóng trên 40 độ C.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 2 ngày trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 2 ngày trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 2 ngày trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Thời sự - 2 ngày trước

Hiện cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên chiều đi Thái Nguyên đang xảy ra ùn tắc kéo dài. Thời điểm 9h30, ùn tắc khiến 3 làn xe kéo dài gần như đứng yên trên đường. Nhiều người nóng ruột và trên xe ngột ngạt, nắng nóng đã phải xuống đường đứng.

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Thời sự - 2 ngày trước

Một nữ sinh lớp 12 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương (Nghệ An) cùng bạn đi tắm sông không may bị đuối nước tử vong.

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Thời sự - 2 ngày trước

GĐXH - Từ 1/5, không khí lạnh yếu tràn về, trời dịu mát, nền nhiệt hạ liền 8 độ, chấm dứt đợt nắng nóng đỉnh điểm những ngày qua.

Top