Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếp viên hàng không bỏ nghề, chạy xe công nghệ vì dịch Covid-19

Thứ tư, 07:52 02/06/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

Dịch bệnh bùng phát lần thứ 4, nhiều nhân sự trong ngành hàng không bị gián đoạn công việc, cắt giảm thu nhập. Một số bỏ nghề để tìm hướng đi mới.

Lần đầu tiên sau 4 năm công tác tại bộ phận check-in của một hãng hàng không, Hoàng My (sinh năm 1994) đón cái Tết 2021 ảm đạm chưa từng có vì không có thưởng.

Vừa đi làm được vài tháng với thu nhập chỉ bằng 1/3 so với trước dịch, My phải chuẩn bị tinh thần nghỉ không lương do đợt dịch mới bùng phát hồi cuối tháng 4.

“Trong tình cảnh các chuyến bay bị hủy, nhân sự dư thừa, công ty không yêu cầu nhưng ai muốn nghỉ thì đăng ký. Đi làm lương cũng thấp nên một số anh chị đồng nghiệp của mình tạm nghỉ về kinh doanh online, dạy tiếng Anh hay nhà có ôtô thì chạy thêm xe công nghệ”, My nói với Zing.

Tiếp viên hàng không bỏ nghề, chạy xe công nghệ vì dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Nhân sự hàng không Việt phải tạm nghỉ, chuyển nghề vì dịch Covid-19. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo nữ nhân viên mặt đất, không ít người yêu nghề nhưng xin nghỉ hẳn ở hãng để tìm việc khác. Lý do là không giữ được mức thu nhập mong muốn, không thể trang trải cuộc sống hay quá dư dả thời gian.

Về phía My, cô đăng ký làm hết tháng 5 rồi nghỉ một tháng. Đây là lần thứ 4 cô gái 27 tuổi phải tạm nghỉ từ khi bùng dịch vào năm ngoái.

“Mình định 1 tháng nghỉ sẽ đi học thêm lớp MC, thi lại các chứng chỉ ngoại ngữ rồi tính tiếp”, cô nói.

Cố bám trụ với nghề

Nhớ lại lần đầu tiên phải nghỉ không lương vì dịch, My từng hoang mang, mất cân bằng cuộc sống. Cô phải lên kế hoạch thay đổi thói quen chi tiêu, hạn chế mua sắm, ăn uống, cà phê với bạn bè.

Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, My chuyển hẳn từ Hà Nội về quê sống cùng bố mẹ. Những đợt được đi làm, cô chịu khó di chuyển quãng đường xa mỗi ngày.

My cho hay ngoài vấn đề nghỉ không lương và cắt thưởng Tết, công ty cô vẫn đảm bảo các chế độ nằm trong thỏa thuận hợp đồng người lao động như khám sức khỏe định kỳ, bảo hiểm xã hội. Bởi vậy, trước mắt, nữ nhân viên mặt đất cố gắng bám trụ với nghề.

“Nếu tình hình dịch căng thẳng và kéo dài, mình dự định đi học về thiết kế hoặc về quê xin việc”, My cho hay.

Tiếp viên hàng không bỏ nghề, chạy xe công nghệ vì dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Nhiều lao động ngành hàng không cố bám trụ với nghề dù bị gián đoạn công việc, giảm mạnh thu nhập. Ảnh: Hoàng Hà.


Theo đại diện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), tình hình tài chính khó khăn của các hãng hàng không Việt do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thu nhập của nhân sự hàng không giảm mạnh.

Để tồn tại, các hãng bay phải cắt giảm tối đa chi phí, bao gồm cả tiền lương, thưởng cho lao động trong năm qua.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Vietnam Airlines, trong tháng 4/2020 toàn quốc thực hiện giãn cách xã hội, hãng có tới 50% nhân sự phải ngừng việc, toàn bộ nhân viên giảm lương, cán bộ từ cấp ban trở lên tự nguyện không nhận lương.

Báo cáo tiền lương năm 2020 của Vietnam Airlines cho thấy lương phi công giảm hơn 50% so với cùng kỳ, kế hoạch tăng lương định kỳ cũng phải hủy bỏ. Lương trung bình của tiếp viên, lao động mặt đất dự kiến giảm lần lượt gần 48% và 44,5%. Tổng số lao động của hãng cũng ít hơn 1.600 người so với năm 2019.

Đó không phải là khó khăn riêng của nhân sự hãng Vietnam Airlines.

Đã 22 ngày nay, Thùy Linh (sinh năm 1994), tiếp viên một hãng hàng không, không có chuyến bay, phải nghỉ ở nhà.

“Trước dịch, mình bay khoảng 50-60 giờ. Hiện thời gian bay giảm tùy tháng, đỉnh điểm có tháng 0 giờ bay. Nếu bay lác đác được thì giảm khoảng 2/3”, Linh nói.

Tiếp viên hàng không bỏ nghề, chạy xe công nghệ vì dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Để tồn tại, các hãng bay Việt phải cắt giảm tối đa chi phí, bao gồm cả tiền lương, thưởng cho lao động trong năm qua. Ảnh:Hoàng Hà.


Từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm ngoái, Linh nói nhiều tháng cô phải chịu cảnh “ăn không ngồi rồi” như vậy. Đỉnh điểm là suốt 3 tháng phong tỏa, cô không được bay, không thể đi đâu hay làm gì.

“Thời gian đó, may mắn là công ty mình vẫn trả lương cơ bản cho nhân viên khi nghỉ. Cộng với tiền lương trước đó và bố mẹ trợ cấp thêm, mình vẫn đủ duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, những người gia đình không có điều kiện thì hơi chật vật”, Linh kể.

Không thể ngồi không đợi hết dịch, Linh bắt đầu nhập quần áo, phụ kiện và bán hàng online. Trước đó, cô chưa từng nghĩ sẽ làm công việc này.

Nhiều anh chị, bạn bè đồng nghiệp của nữ tiếp viên không chịu được ảnh hưởng từ đợt dịch nên bỏ nghề để kiếm việc khác.

Về phía Linh, công việc kinh doanh hiện tại chỉ đủ cho cô tiền ăn vặt. Tuy nhiên, cô cố gắng duy trì vì dịch khó khăn cũng không thể đổi nghề.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mua biệt thự nghỉ dưỡng, 'bỏ phố về rừng': Nên đi xem đất vào ngày nắng nóng nhất

Mua biệt thự nghỉ dưỡng, 'bỏ phố về rừng': Nên đi xem đất vào ngày nắng nóng nhất

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 phút trước

Xem xét thật kĩ khu đất mình dự định sẽ mua, đừng vội tin lời quảng cáo, nên đi vào những ngày nắng nóng... là những bài học kinh nghiệm mà các nữ nhà đầu tư chia sẻ về việc mua đất nghỉ dưỡng, thực hiện ước mơ "bỏ phố về rừng".

Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, nhưng đây là một sự hiểu lầm lớn

Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, nhưng đây là một sự hiểu lầm lớn

Bảo vệ người tiêu dùng - 12 giờ trước

Mùa hè đến rồi, nhiệt độ hầu như ngày nào cũng trên 30 độ C. Tôi thực sự muốn bật điều hòa 24/24.

Tiểu thương Hà Nội lợi dụng 'nhà không số, phố không tên', ngang nhiên kinh doanh cánh gà nhiều 'không'

Tiểu thương Hà Nội lợi dụng 'nhà không số, phố không tên', ngang nhiên kinh doanh cánh gà nhiều 'không'

Bảo vệ người tiêu dùng - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/5, Công an quận Tây Hồ cho biết, 2 cơ sở kinh doanh đã lợi dụng những căn "nhà không số" ở khu vực ngoài đê sông Hồng, thuộc địa bàn phường Tứ Liên để kinh doanh cánh gà không rõ nguồn gốc.

Giá vé máy bay nội địa tăng cao, ngành du lịch 'chịu trận'

Giá vé máy bay nội địa tăng cao, ngành du lịch 'chịu trận'

Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trước

Theo chuyên gia kinh tế, giá vé máy bay nội địa ngày càng đắt đỏ dễ khiến khách đi nước ngoài ngày càng nhiều, du lịch trong nước gặp khó khăn.

Loại quả mọc dại giờ được giới sành ăn lùng mua, giá bán 120.000 đồng/kg vẫn ‘cháy hàng’

Loại quả mọc dại giờ được giới sành ăn lùng mua, giá bán 120.000 đồng/kg vẫn ‘cháy hàng’

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

GĐXH - Quả nho rừng có màu đen, vỏ dày, quả tròn hiện được giới nội trợ Hà thành săn lùng khắp các chợ mạng, hiện nay chúng được đăng bán với giá khoảng 120.000 đồng/kg.

Luật Nhà ở 2023: Thời hạn sử dụng chung cư được xác định như thế nào?

Luật Nhà ở 2023: Thời hạn sử dụng chung cư được xác định như thế nào?

Sản phẩm - Dịch vụ - 21 giờ trước

GĐXH - Điều 58 Luật Nhà ở 2023 đã quy định rất rõ về thời hạn sử dụng nhà chung cư. Từ 01/01/2025, Luật Nhà ở 2023 bắt đầu chính thức có hiệu lực.

Đất 'sổ đỏ' Hà Nội chỉ hơn 20 triệu/m2, nơi xa lắc vẫn 'hét' giá 50 triệu/m2

Đất 'sổ đỏ' Hà Nội chỉ hơn 20 triệu/m2, nơi xa lắc vẫn 'hét' giá 50 triệu/m2

Giá cả thị trường - 23 giờ trước

Giá đất ở một số xã của huyện Thanh Trì chỉ từ 20-30 triệu đồng/m2. Trong khi, các xã ở huyện Mê Linh, giá đất có nơi lên đến 50-70 triệu đồng/m2.

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Giá căn hộ chung cư cũ Hà Nội liên tục tăng từ đầu năm nay, lượng quan tâm đạt đỉnh vào tháng 3.

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

Trưa hè nắng như đổ lửa, những người phụ nữ miền biển ở Hà Tĩnh vẫn cặm cụi gõ “cóc cóc cóc” vào bãi đá, miệt mài mưu sinh với nghề đục hàu.

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Đầu năm 2024, thị trường bất động sản sôi động trở lại. Khác với phân khúc chung cư tăng nhanh giảm nhanh, phân khúc biệt thự, liền kề có sức mua ổn định.

Top