Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếp tục nâng cao dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ giai đoạn sau 2015

Thứ sáu, 18:00 31/07/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tại Hội thảo, các chuyên gia đã trình bày về các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ như chăm sóc sức khỏe bà mẹ; Sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên; Kế hoạch hóa gia đình; Ung thư đường sinh sản, ung thư cổ tử cung và các vấn đề SKSS/KHHGĐ khác.

Sáng nay (31/7), tại Hải Phòng đã diễn ra “Hội thảo về các ưu tiên sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn sau năm 2015” do Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức.

Tham dự Hội thảo có các đại diện của Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ, Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực Dân số.

Thu-truong-Nguyen-Viet-Tien

GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá những kết quả mà công tác Dân số, chăm sóc SKSS-KHHGĐ đã đạt được trong thời gian vừa qua đồng thời nêu bật những khó khăn, thách thức mà ngành Dân số cần khắc phục trong thời gian tới.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, các nội dung trọng tâm cần được thảo luận tại hội thảo bao gồm:

Một là, cần bám sát vào nội dung Chiến lược Dân số-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 để đối chiếu kết quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, xác định những nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn tới nhằm thực hiện thành công những mục tiêu mà Chiến lược đã nêu ra, đặc biệt trong việc đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc SKSS/KHHGĐ của người dân, thanh niên chưa kết hôn và các nhóm khác.

Hai là, cần lựa chọn các nhóm đối tượng đích, các vấn đề thách thức có khả năng can thiệp được, các nội dung ưu tiên và biện pháp can thiệp nhằm đảm bảo hài hòa khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại tất cả các vùng miền trong cả nước.

Ba là, cần đặc biệt coi trọng kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện cũng như những định hướng ưu tiên của ICPD, MDGs để vận dụng một cách phù hợp, sáng tạo với hoàn cảnh, những ưu tiên trong chương trình Dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ của Việt Nam trong giai đoạn sau 2015.

Bốn là, cần tập trung vào vấn đề thúc đẩy xã hội hóa khả năng cung cấp dịch vụ dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ thông qua việc huy động khả năng tham gia của lĩnh vực tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự, cá nhân, cộng đồng xã hội nhằm chia sẻ gánh nặng ngân sách nhà nước và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng của người dân, đảm bảo sự ổn định, bền vững của chương trình.

Toan-canh-hoi-thao

Bà Ritsu Nacken, Quyền trưởng đại diện văn phòng UNFPA tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Bà Ritsu Nacken, Quyền trưởng đại diện văn phòng UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: “Kể từ khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2010, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng và nhờ đó, sẽ đạt được hầu hết các mục tiêu Thiên niên kỷ vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, theo các báo cáo đánh giá về Mục tiêu Thiên niên kỷ năm 2013, vẫn còn tồn tại sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực đô thị và nông thôn, giữa các vùng địa lý, và các nhóm dân cư. Những người nghèo, ở cả khu vực thành thị và nông thôn nghèo, vẫn còn gặp khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ và phải chịu bệnh tật về sức khỏe tình dục/sức khỏe sinh sản. Nhiều phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ chưa lập gia đình và phụ nữ dân tộc thiểu số vẫn không tiếp cận được các dịch vụ SKSS chất lượng. Đây là một trong các chương trình nghị sư quan trọng Việt Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện, đòi hỏi nhiều đầu tư và cam kết chính trị”.

Doan-lanh-dao-chu-tri-hoi-thao

Đoàn lãnh đạo chủ trì Hội thảo. Từ phải sang: TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ;

GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; Bà Ritsu Nacken, Quyền trưởng đại diện văn phòng UNFPA tại Việt Nam

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã trình bày về các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Sau khi nghe các chuyên gia trình bày, các vị đại biểu đã tập trung thảo luận các chủ đề như Sức khỏe bà mẹ; Sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên; Kế hoạch hóa gia đình; Ung thư đường sinh sản, ung thư cổ tử cung và các vấn đề SKSS/KHHGĐ khác.

Dai-bieu-tham-du-hoi-thao

Các chuyên gia, đại biểu tham dự Hội thảo

Can-bo-thao-luan

Nhiều kiến nghị thiết thực, ý nghĩa đã được các chuyên gia, cán bộ trong công tác Dân số-KHHGĐ tập trung thảo luận tại hội trường

Trong khi thảo luận, nhiều ý kiến đã được các đại biểu đưa ra như tăng cường tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn tiền thai, bình đẳng giới; Thực hiện việc giảm quá tải cho các cơ sở khám chữa bệnh sản phụ khoa và nhi khoa; Lồng ghép, liên kết dịch vụ chăm sóc SKSS với các dịch vụ liên quan để dự phòng, phát hiện và điều trị sớm; Tập trung đầu tư cho các tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế; Ưu tiên đầu tư đối với các huyện có mức sinh cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...

Mai Thùy/ Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top