Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếp cận từ nhu cầu hiểu biết của giới trẻ

Thứ hai, 10:20 07/07/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mỗi trường THPT xây dựng một tủ sách về dân số -sức khỏe sinh sản (SKSS) và phòng tư vấn tâm lý học đường; tạo điều kiện cho học sinh chủ động trong việc tiếp thu các kiến thức về giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS bằng phương pháp học sinh tích cực… Đó là hai trong số những cách truyền thông kiến thức SKSS/KHHGĐ mà ngành Dân số các địa phương hướng tới đối tượng vị thành niên, thanh niên.

Tiếp cận từ nhu cầu hiểu biết của giới trẻ 1

Một buổi sinh hoạt ngoại khóa tăng cường kiến thức SKSS vị thành niên do ngành Dân số Phú Yên tổ chức. Ảnh: P.V

 
Chuyên gia từng “toát mồ hôi hột” trước câu hỏi

Tại Trường THPT Cao Lộc (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn), từ nhiều năm học nay, cứ sau tiết Chào cờ đầu tuần vào sáng thứ Hai, gần 1.000 học sinh cả 3 khối lại háo hức chờ đợi buổi sinh hoạt ngoại khóa, dù ngắn nhưng rất bổ ích. Bởi các em sẽ được bác sĩ sản khoa, các chuyên gia trong lĩnh vực Dân số đến trao đổi các vấn đề về tâm lý lứa tuổi, chăm sóc SKSS vị thành niên.

Nhiều câu hỏi được các em nêu ra, có những câu “mạnh dạn” khiến chính các chuyên gia phải “ngập ngừng” đôi chút để tìm lời giải thích vừa cụ thể, vừa dễ hiểu nhất. Là “nhân vật chính” trong hầu hết các buổi tư vấn SKSS cho các em học sinh THPT trong năm học 2013-2014, bác sĩ sản khoa Nông Thanh Tùng – nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lạng Sơn tiết lộ đã đôi phen “toát mồ hôi hột” vì những suy nghĩ, quan tâm thiết thực “không ngờ” của các bạn học sinh. “Điều này chứng tỏ các em có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề SKSS, sức khỏe tình dục. Đáng tiếc là bấy lâu nay, các em vẫn tự mình tìm hiểu mà chưa có thói quen tìm đến bác sĩ chuyên khoa để tỏ bày...”, BS Tùng nói.

Hiểu được nhu cầu lớn, thiết thực đó, nên từ nhiều năm nay, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp cùng Sở GD-ĐT tỉnh triển khai Chương trình tư vấn SKSS cho các trường THPT bằng cách đưa nội dung SKSS vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Năm học 2013 - 2014, đã có 6 trường được triển khai Chương trình này. Dự kiến, vào tháng 10/2014, số trường THPT được triển khai là 3 trường.

Bà Trần Kim Hồng, Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục (Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lạng Sơn) cho biết: Qua các buổi tư vấn, tiếp xúc trực tiếp, lắng nghe suy nghĩ, tâm sự của các em học sinh cho thấy, sách báo, mạng Internet, hỏi bạn bè… là những nguồn thông tin để giới trẻ bây giờ tìm hiểu về SKSS, tình dục. Tuy nhiên, thời đại thông tin xô bồ, các em cũng dễ bị rơi vào “ma trận” mê hồn khó phân biệt đúng – sai. Do đó, rất cần những buổi tư vấn như vậy để giúp các em hiểu biết thêm về vấn đề thiết thực này.

Ngoài các buổi tư vấn, trao đổi của các cán bộ chuyên ngành, các em học sinh trường THPT tại Lạng Sơn còn có một địa chỉ tin cậy nữa – đó là phòng tư vấn tâm lý học đường của nhà trường. Nếu ngại gặp trực tiếp, các em có thể gửi những ý kiến, thắc mắc của mình qua hòm thư “Điều em muốn nói”. Cũng theo bà Kim Hồng, từ năm 2009, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lạng Sơn đã hỗ trợ một số trường THPT xây dựng các tủ sách về DS/SKSS/KHHGĐ nhằm giúp  tìm hiểu thông tin chính thống về các vấn đề trên.
 
Phương pháp mới trong giáo dục giới tính

Bắt đầu từ năm học 2013-2014, Phú Yên đã áp dụng phương pháp “Học sinh tích cực”. Đây là phương pháp mà các em sẽ chủ động việc tiếp thu kiến thức về giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS. Theo nhiều giáo viên, phương pháp học này sẽ tạo không khí cởi mở, năng động, giúp nâng cao hiệu quả trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng chăm sóc SKSS.

Đây là chương trình phối hợp giữa Sở GD-ĐT Phú Yên, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh và Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED - tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực DS-KHHGĐ). Bà Nguyễn Kim Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm CGFED chia sẻ: “Phương pháp này sẽ giúp các em thoát khỏi sự rụt rè, e ngại khi đề cập đến kiến thức về giới, sức khỏe tình dục, SKSS- vốn là chuyện tế nhị, khó nói. Học sinh được khuyến khích làm việc nhóm với đề tài được đưa ra và tự tìm câu trả lời cho những vấn đề thắc mắc. Các em sẽ được xem các video clip, tham gia các trò chơi vận động lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính. Thầy cô đóng vai trò người hỗ trợ và giải đáp những vấn đề các em chưa biết...”.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Trần Trọng Cai, chuyên viên Sở GD-ĐT Phú Yên cho biết: “Từ tháng 9/2013, tất cả 36 trường THPT thuộc 9 huyện, thành phố, trong đó có 4 trường dân tộc nội trú (DTNT) đều triển khai giảng dạy chương trình giáo dục giới tính. Trên cơ sở những bài giảng được các chuyên gia dân số giảng dạy, các giáo viên cốt cán sẽ tập huấn lại cho các giáo viên khác, sau đó truyền thụ đến tất cả các em học sinh THPT. Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch cho năm học tiếp theo, nhưng tinh thần là vẫn áp dụng mô hình này, bởi đây là mô hình thực sự đem lại hiệu quả rất cao”.

Thầy Sô Minh Thanh, giáo viên Trường Phổ thông DTNT huyện Sơn Hòa nói: “Ban đầu, các em còn bỡ ngỡ nhưng khi được hướng dẫn cách tiếp cận kiến thức, các em đã trở nên tích cực, hăng hái tham gia vào bài giảng. Khi các em mạnh dạn hỏi thầy cô, chúng tôi phát hiện các em có rất ít hiểu biết về kiến thức giới tính và SKSS. Tôi tin phương pháp giáo dục này sẽ giúp các em tiếp cận đầy đủ hơn chương trình giáo dục giới tính”.

Khác với cách giảng thụ động, giáo viên nói học sinh tiếp nhận bị động, phương pháp “Học sinh tích cực” đòi hỏi giáo viên cũng năng động và nhiệt tình hơn. Ông Trần Trọng Cai cho biết: Không chỉ các thầy cô giáo môn Sinh học, Giáo dục công dân, Văn học… những môn thường được lồng ghép nội dung giáo dục giới tính, mà rất nhiều thầy cô giáo khác cũng có nhu cầu tập huấn kiến thức về lĩnh vực này.
 
“Ngoài việc giúp học sinh  thành lập các nhóm học tập, chúng tôi còn phải tự trang bị kiến thức về chăm sóc SKSS thật vững vàng để trả lời những câu hỏi phát sinh, định hướng, giúp các em thông hiểu những kiến thức chưa biết”, thầy Bùi Trọng Vũ, giáo viên Trường THPT Phan Chu Trinh (thị xã Sông Cầu- Phú Yên) chia sẻ.
 
Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top