Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiến sỹ văn học chỉ ra những điểm "còn thiếu" trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội

Thứ bảy, 22:23 12/06/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Theo TS Trịnh Thu Tuyết, cách ra đề Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 tại Hà Nội đã lặp đi lặp lại hàng chục năm, không gây bất ngờ, hứng thú với học trò.

Nhận xét chung về đề thi môn Ngữ văn trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội năm học 2021 - 2022 sẽ là: Đề vừa sức, không đánh đố học sinh, có tính phân loại ngay trong cấu trúc quen thuộc, kiểm tra đúng những đơn vị kiến thức và kĩ năng cơ bản trong chương trình…

Nguyên nhân của nhận xét trên xuất phát từ kết quả khảo sát hệ thống đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn lớp 10 THPT hàng chục năm qua tại Hà Nội hầu như không có thay đổi từ cấu trúc tới tính chất, mức độ, kiểu dạng các câu hỏi. Sự thay đổi trong cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn từ năm 2011 tới nay chỉ xê xích một chút ít ở quỹ điểm, hoặc 7/3, hoặc 6/4; ở thứ tự phần kiểm tra kiến thức nghị luận văn học và nghị luận xã hội trước hay sau…

Không khó để nhận ra sự lặp lại trong nội bộ cấu trúc hai phần của đề thi - hơn chục năm qua, cả hai phần đều có cùng một kiểu dạng với sự kết hợp giữa câu hỏi đọc hiểu và yêu cầu viết đoạn văn. Hai phần trong cấu trúc đề, dù hướng tới nghị luận xã hội hay nghị luận văn học, chủ yếu sử dụng ngữ liệu phần đọc hiểu là một trích đoạn văn học trong sách Ngữ văn lớp 9. Sau mỗi ngữ liệu đọc hiểu là yêu cầu viết một đoạn văn, cấu trúc ấy cứ lặp đi lặp lại trong hàng chục năm, sẽ tạo tâm lý học tủ, hạn chế cảm hứng sáng tạo cho học trò.

Tiến sỹ văn học chỉ ra những điểm còn thiếu trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội - Ảnh 2.

Đề thi chính thức môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2021 tại Hà Nội.

Đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn năm 2021, phần nghị luận văn học cũng sử dụng ngữ liệu đọc hiểu và nghị luận là đoạn trích trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, phần nghị luận xã hội cũng là một trích đoạn trong sách Ngữ văn lớp 9, tập 2.

Phần thứ nhất gồm 3 câu hỏi kiểm tra các kiến thức về bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu. Câu hỏi số 1 kiểm tra những kiến thức về tác giả, tác phẩm (năm sáng tác bài thơ, tên tập thơ); câu hỏi số 2 kiểm tra kỹ năng viết đoạn văn theo những yêu cầu cụ thể về nội dung và hình thức được xác định trong câu lệnh; câu hỏi 3 kiểm tra kỹ năng thông hiểu và cảm thụ văn học... Đó là những đơn vị kiến thức và kỹ năng quen thuộc với cấp THCS nên chắc chắn sẽ không làm khó cho các em.

Tôi muốn suy nghĩ nhiều hơn về cách hiểu hai chữ "đồng chí" trong bài thơ cùng tên, từ yêu cầu viết đoạn văn trong câu hỏi số 2: "làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng". Câu lệnh này yêu cầu học sinh phân tích những yếu tố cơ bản nhất làm cơ sở cho tình đồng chí, cơ sở xuất phát từ cách hiểu ý nghĩa của từ "đồng chí" - một từ Hán Việt quen thuộc.

Tiến sỹ văn học chỉ ra những điểm còn thiếu trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội - Ảnh 3.

TS Trịnh Thu Tuyết - nguyên Giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.

Đây cũng là những kiến thức các thầy cô giảng bao nhiêu năm nay và chắc chắn học trò đã thuộc lòng: tình đồng chí xuất phát từ sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ đói nghèo, cùng chí hướng cầm súng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước, những con người hiểu nhau, thương nhau và có thể chia sẻ với nhau như những người tri kỉ…! Những điều đó không sai, nhưng nếu quá nhấn mạnh sự đồng cảm/ đồng cảnh, liệu có khiến ý nghĩa của hai chữ "đồng chí" bị giới hạn hẹp lại?

Học sinh phải hiểu họ là những người cùng chí hướng, còn sự xuất thân của họ chỉ là một trong những yếu tố tạo nên sự đa dạng, phong phú của cuộc sống, cách hiểu ấy khiến học sinh được tiếp xúc đồng thời với những người lính ra chiến trường vẫn canh cánh với "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay" và những chàng trai hào hoa lãng mạn dằn lòng ra đi, bỏ lại cả một Hà Nội "Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"… Cách hiểu này khiến khái niệm "đồng chí" rộng hơn.

Cũng cần lưu tâm hơn tới việc thay đổi quan niệm khi thể hiện yêu cầu trong các câu lệnh. Để phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo cho học trò, nên tạo những câu hỏi mở thực sự, tránh định hướng, cần có niềm tin vào khả năng tư duy và cảm thụ của các em thay vì đặt các em trước một hành lang hẹp, ví dụ câu hỏi số 3 của phần 1:"Đoạn cuối bài thơ có một hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi: "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới".

Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ?. Nếu thay bằng cách hỏi không vạch sẵn đường đi nước bước, ví dụ: "Hãy trình bày cảm nhận của em về hình ảnh những người đồng chí qua hình ảnh cuối bài thơ: "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", học sinh sẽ được dành một khoảng không gian rộng cho những suy ngẫm, liên tưởng, cảm nhận độc lập, các em cũng tránh được cách học tủ, học theo văn mẫu đã quá nhàm chán bao lâu nay!

Câu hỏi số 2 phần nghị luận xã hội có lẽ cũng nên diễn đạt lại cho logic hơn khi "Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người" là một câu hỏi, chưa phải ý kiến. Dó vậy, có thể yêu cầu một câu lệnh phù hợp hơn, ví dụ: "Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi để trả lời câu hỏi: "Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?".

Văn chương luôn hướng tới cái Đẹp, và cái Đẹp luôn cần sự mới mẻ cùng một khoảng trời tự do cho suy tưởng và cảm nhận! Và các đề văn càng cần điều đó!

TS Trịnh Thu Tuyết

(Nguyên Giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội)

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 4 phút trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 26 phút trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 29 phút trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Pháp luật - 58 phút trước

GĐXH - Sau khi đặt mua một khẩu súng dạng côn xoay trên mạng xã hội với mục đích dùng bắn chim, nhưng Nguyễn Văn Hưng không ngờ hành vi của mình đã vi phạm pháp luật.

Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình thu bộn tiền

Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình thu bộn tiền

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tiến hành trao thưởng giải Jackpot 2 của sản phẩm Power 6/45 cho người chơi may mắn đến từ Hàn Quốc.

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (ngày 24/4), học sinh diện tuyển thẳng của Hà Nội nộp hồ sơ tại trường THCS đang học. Nếu không sử dụng quyền tuyển thẳng, học sinh phải tham dự kỳ thi để được xét tuyển vào trường công lập.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 24/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Tính đến ngày 24/4 đã có khoản 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi phát hiện anh Trung cùng bạn đi xe máy, nhóm thanh niên bất ngờ truy đuổi, dùng tuýp sắt đánh khiến nạn nhân bỏ chạy và cướp xe máy...

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Việc tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ sẽ giúp cho chủ sở hữu phương tiện nắm bắt được các thông tin liên quan đến giấy tờ xe cũng như lịch sử vi phạm giao thông nếu người đó đã từng vi phạm. Dưới đây là các cách tra cứu giấy phép lái xe đơn giản, lái xe nên tham khảo.

Top