Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiêm phòng cho con, lợi đơn lợi kép!

Chủ nhật, 13:56 24/10/2010 | Sống khỏe

GiadinhNet - "Đầu tư cho sức khỏe con cái là đầu tư khôn ngoan nhất. Trong đầu tư vào sức khỏe, đầu tư vào vaccin là đầu tư hiệu quả nhất".

TS.BS Lê Thị Ánh Hồng (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) đã chia sẻ như vậy trong buổi trò chuyện "Tiêm chủng - những điều cần biết" diễn ra sáng nay (24/10) tại tòa soạn báo Gia đình&Xã hội 138 A Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội).

Nói về các nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ, BS Ánh Hồng nhấn mạnh đầu tiên đến yếu tố "khách đến chơi nhà". Nhiều gia đình do ngại góp ý, nên để khách đến thăm ôm ấp, hôn, vuốt ve các cháu, dù chân tay chưa được vệ sinh sạch sẽ. Việc tiếp xúc không chọn lọc dễ gây nên nhiều nguy cơ cho trẻ. 
 
Bác sĩ Hồng cho biết, trẻ dưới 5 tuổi hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, cộng với quá trình tiếp xúc không có chọn lọc khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh và quá trình nuôi con trở nên nhọc nhằn hơn. Bởi vậy, rất cần thiết phải tăng cường chủ động phòng bệnh cho các cháu.
 

TS. BS Lê Thị Ánh Hồng chia sẻ kiến thức cần thiết cho các bà bầu.

 
Với trẻ ngay sau khi sinh
 
Cần thiết phải được tiêm phòng lao phổi (BCG).
 
Em bé ngay sau sinh phải có sự kháng thể chủ động vì ko còn ai bảo vệ bé nữa. Phòng lao cần tiêm ngay trong vòng 30 ngày đầu. Thời điểm tiêm tốt nhất là 1 - 2 tuần sau khi sinh. Nếu không có điều kiện, cha mẹ có thể tiêm cho trẻ muộn hơn tuy nhiên không nên để sau một tháng sau sinh.
 
Tiêm vaccin viêm gan siêu vi B (VGB).

Độc giả tham gia nghe tư vấn.

 
Kết quả nghiên cứu cho thấy cứ 10 bà mẹ có ít nhất 1 bà mẹ bị viêm gan B. Nguy cơ lan truyền rất cao tuy nhiên lại là không có nhiều bà mẹ thực sự quan tâm tới vấn đề này.
 
Sau khi sinh, một bên đùi của trẻ sẽ được tiêm kháng huyết thanh, một bên đùi tiêm vaccin. Cần thiết phải tiêm kháng VGB trong 24 giờ đầu, tuy nhiên thực tế làm việc của BS Hồng cho thấy rất nhiều bà mẹ bỏ qua mũi tiêm này vì sợ trẻ có thể tử vong do tiêm viêm gan B.
 
Bằng con mắt khoa học, BS Ánh Hồng phân tích, trẻ có thể bị sốc, bị tử vong nhưng là do các tác nhân khác của quá trình mang thai (như trẻ bị suy tim bẩm sinh…) chứ không phải do tiêm vaccin gây nên. BS Hồng nhấn mạnh, tiêm vaccin phòng viêm gan B hoàn toàn không nguy hiểm, rất cần cho em bé. Trong trường hợp không tiêm được trong vòng 24 giờ thì tiêm ngay sau đó thì càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi, cần thiết phải được tiêm phòng uốn ván.

Anh Đào Phúc Thành (74 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) đưa vợ là chị Vũ Quỳnh Hoa (có thai 4 tháng) chia sẻ:
 
Buổi nói chuyện rất bổ ích. Vợ mình đang mang thai con đầu lòng nên cả hai vợ chồng rất thiếu kinh nghiệm.
 
Mình tiếc là nghe buổi này muộn quá. Giá mà vợ chồng được nghe từ trước khi vợ có bầu thì mình chủ động hơn.
 
Mình muốn nghe cùng vợ để có gì vợ không nhớ mình còn nhắc nhở. Mình nghĩ các ông bố nên nghe để hỗ trợ thêm cho vợ.
Bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không gây tử vong thì có thể để lại biến chứng rất nặng nề cho trẻ. Vì thế, hãy tiêm vacxin DTP & Polio 3 liều tiêm, bắt đầu 2 tháng tuổi, mỗi liều cách nhau 1 - 2 tháng. Sau khi sinh 1 năm cần tiêm mũi thứ 3, mũi tiêm này có tác dụng kéo dài 10 năm.

Ngoài ra, để miễn dịch phòng uốn ván. BS Ánh Hồng cũng khuyến cáo các ông chồng cũng nên được tiêm mũi tiêm quan trọng này. Bác sĩ phân tích những va chạm trong quá trình tham gia giao thông hay các va chạm khác để lại vết thương cũng là “đường dẫn thuận lợi” của căn bệnh này nếu không được tiêm kịp thời.

Trẻ ở giai đoạn này cũng rất dễ bị các bệnh nhiễm trùng do Haemophilus influenzae týp b (Hib) gây ra. Trẻ có thể bị viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm nắp thanh quản, nhiễm trùng huyết.. Chúng sẽ để lại di chứng bại não, chậm phát triển tâm thần vận động… khi viêm màng não mủ không được chẩn đoán & điều trị kịp thời. Bởi vậy, các mẹ cần tiêm vaccin Hib cho trẻ bắt đầu từ 2 tháng tuổi, mỗi liều cách nhau 1 - 2 tháng.
 

Đối với trẻ 6 tháng tuổi: trẻ cần được tiêm vaccin phòng cúm 2 liều cách nhau 1 tháng và tiêm nhắc 1 liều mỗi năm.

Đối với trẻ 9 tháng tuổi: Bệnh truyền nhiễm có tính lây nhiễm và gây tử vong cao, dễ kéo theo các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, tiêu chảy….. cho trẻ nhỏ. BS Hồng khuyến cáo, trẻ ở giai đoạn này cần phải được tiêm vaccin phòng sởi 1 liều, lúc 9 tháng tuổi.

Đừng chờ khi rảnh rỗi mới đưa con đi tiêm

Chị Lê Hồng Liên (Đội 6, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội) cũng được chồng đưa đến tòa soạn từ sớm chia sẻ:
 
Chúng tôi cưới nhau muộn, 34 tuổi, giờ mới có con lần đầu. Ở nông thôn không có điều kiện tiếp cận thông tin nên nghe những buổi như thế này rất bổ ích, tôi có thêm nhiều kiến thức mới.
 
Khi có thai, tôi đã rất lo lắng, nhưng nghe những buổi như thế này mới thấy là còn rất nhiều việc phải làm cả trước và trong khi có thai.
BS Hồng cho biết thực tế khám chữa của mình cho thấy có rất nhiều ông bố bà mẹ chỉ đưa con đi tiêm chỉ khi họ có thời gian mà không qua tâm tới sức khỏe, thể trạng của đứa con mình khi đó. Đây là một quan niệm rất sai lầm bởi tiêm vaccin chỉ có tác dụng khi trẻ có một cơ thể khỏe mạnh. Tiêm phòng là cần thiết nhưng không phải là cấp bách.
 
Trước đó, bố mẹ hãy tự làm bác sĩ cho con mình. Các cháu khỏe mạnh, trong tuần ăn ngủ tốt thì có thể đưa con đi tiêm. Khi đưa con đến tiêm cần nói rõ, chi tiết tình trạng sức khỏe, tiền sử sức khỏe của gia đình, các dấu hiệu cơ thể bất thường như dấu hiệu dị ứng cơ thể trẻ để bác sĩ tiên lượng sự cần thiết thời điểm phải tiêm cho trẻ.

Sau khi tiêm cho trẻ, nên để cháu ở lại tại phòng khám của bác sĩ tối thiểu 30 phút để thử phản ứng trước khi đưa các cháu về.

Một điểm cần lưu ý khác mà rất nhiều bà mẹ bỏ qua là tình trạng sức khỏe của con sau khi tiêm. Các mẹ nên nhớ cần tiếp tục theo dõi sát hơn về sinh hoạt của các cháu xem bé có sốt không, có khó chịu không… Khi thấy con nóng, cần thiết phải cặp nhiệt độ, không nên chủ quan. Với các bé mới sinh, cặp nhiêt độ vào hậu môn là chính xác nhất.

BS Hồng chia sẻ, thực tế có rất nhiều ông bố bà mẹ sau khi tiêm cho con dù đã rất để ý sức khỏe của trẻ nhưng lại quên mất việc dặn dò người thân, ông bà, người giúp việc thay mình để ý từng biểu hiện nhỏ của trẻ lúc vắng nhà để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho trẻ và sự ân hận day dứt suốt cả cuộc đời nhiều bố mẹ chỉ vì những phút bất cẩn.

Các mẹ nên nhớ, cần thiết phải theo dõi sức khỏe, biểu hiện của trẻ trong ba ngày liên tiếp. Lập đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp trẻ sốt cao, ho tím tái…

Ngoài ra, sau mũi tiêm đầu tiên, cha mẹ cần tuân thủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Không nên đưa trẻ đến sớm hơn lịch hẹn. Nếu không có điều kiện có thể lùi lại nhưng không nên để quá xa.

Nghi An
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 1 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Top