Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tia cực tím là gì? Thừa thì gây ung thư da, đủ thì có lợi cho sức khỏe và khoa học vô cùng

Thứ sáu, 06:19 17/02/2023 | Đời sống

GĐXH - Tia cực tím (hay tia tử ngoại, tia UV, bức xạ UV) với liều lượng vừa phải giúp tăng cường chuyển hóa tổng hợp vitamin D, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tia cực tím cũng là tác nhân gây ra hàng loạt loại ung thư da.

Theo dự báo thời tiết nguy hiểm mới đây của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia các tỉnh, thành phố thuộc Trung Bộ và Nam Bộ có chỉ số tia cực tím ở mức cao đến rất cao. Riêng TP Huế (Thừa Thiên-Huế) và TP Đà Nẵng ở mức trung bình.

Khung giờ từ 11-13h ngày 16/2, chỉ số tia cực tím tại các thành phố ở mức rất cao gồm: TP Hội An (Quảng Nam) ở mức 8.0; TPHCM ở mức 9.4; TP Cần Thơ ở mức 9.6; TP Cà Mau (Cà Mau) ở mức 9.9.

Các tỉnh, thành phố còn lại thuộc khu vực Bắc Bộ có chỉ số tia cực tím ở mức nguy cơ gây hại trung bình. Riêng TP Hạ Long (Quảng Ninh) ở ngưỡng cao 6.0.

Theo dự báo thời tiết nguy hiểm của cơ quan khí tượng, từ ngày 17-19/2, chỉ số tia cực tím cực đại ít thay đổi. Miền Bắc ở mức trung bình đến cao. Miền Trung và miền Nam ở mức cao đến rất cao.

Tia cực tím là gì? Chỉ số bức xạ và những nguy hại đến sức khỏe cần nắm bắt - Ảnh 1.

Theo dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng, chỉ số tia cực tím tại các thành phố trên cả nước ở mức rất cao.

Tia cực tím là gì?

Tia cực tím (còn gọi là tia tử ngoại, bức xạ UV hoặc tia UV) là tia do mặt trời phát ra có tia có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy được và dài hơn so với tia X. Bước sóng của tia UV từ 10nm đến 380nm. 

Tia cực tím không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Chỉ số tia cực tím

Chỉ số tử ngoại hay chỉ số UV là một chỉ số đo lường theo tiêu chuẩn quốc tế về cường độ của bức xạ tử ngoại từ mặt trời tại một địa điểm cụ thể vào một ngày cụ thể. Nó là một thang đo đầu tiên được sử dụng dự báo theo ngày, hiện nay thì theo giờ.

0-2.9: Nguy cơ gây hại từ tia cực tím thấp. Màu hiển thị: Xanh lục.

3.0-5.9: Nguy cơ gây hại từ tia cực tím trung bình. Màu hiển thị: Vàng.

6.0-7.9: Nguy cơ gây hại từ tia cực tím cao. Màu hiển thị: Cam.

8.0-10.9: Nguy cơ gây hại từ tia cực tím rất cao. Màu hiển thị: Đỏ.

11.0+: Nguy cơ gây hại từ tia cực tím cực cao. Màu hiển thị: Tím.

Chỉ số tia UV trên thế giới được phân theo thang từ 1 – 20. Chỉ số này báo hiệu lượng bức xạ tia cực tím xâm nhập vào bầu khí quyển và đến bề mặt trái đất. Các chuyên gia cảnh báo, chỉ số UV ở mức 3 đã bắt đầu gây tổn hại cho da và sức khỏe con người.

Chỉ số tia UV từ 8-10 sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến vùng mắt và da trên cơ thể, thậm chí tăng nguy cơ ung thư da.

Phân loại tia cực tím (tia UV, tia tử ngoại)

Liên quan đến sức khỏe của con người và dựa vào bước sóng tia UV được chia làm 3 loại:

Tia UVA: Bước sóng từ 380 - 315 nm, còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen.

Tia UVB: Bước sóng từ 315 - 280 nm, còn được gọi là sóng trung. Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (sắc tố da) làm cho da đen và sạm đi.

Tia UVC: Bước sóng <280nm, còn gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng.

Ngoài tia tử ngoại do mặt trời phát ra còn có các tia nhân tạo như: Tia tử ngoại từ máy hàn phát ra, từ các thiết bị như máy tính, điện thoại, tivi.

Yếu tố tác động đến cường độ tia cực tím

Có nhiều yếu tố tác động đến cường độ của tia cực tím bao gồm:

Thời gian trong ngày: Tia cực tím tác động mạnh nhất trong khoảng thời gian 10-16h.

Mùa trong năm: Cường độ mạnh hơn vào mùa xuân và hè, yếu hơn vào mùa thu và đông.

Vị trí địa lý: Tác động mạnh ở vùng nhiệt đới, gần đường xích đạo.

Phản xạ bề mặt: Có thể phản xạ lên các bề mặt nước, cát, tuyết, vỉa hè, thảm cỏ… rồi tác động lên da.

Độ cao: Mạnh hơn khi tiếp cận ở độ cao lớn.

Độ che phủ của mây: Một số đám mây có khả năng che phủ một phần và làm giảm sự phơi nhiễm tia cực tím. Nhưng cũng có vài đám mây phản xạ ngược lại và tăng cường chiếu xuống trái đất.

Tia cực tím là gì? Chỉ số bức xạ và những nguy hại đến sức khỏe cần nắm bắt - Ảnh 2.

Tia cực tím có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy được và dài hơn so với tia X.

Tia cực tím có ở đâu và thời gian xuất hiện?

Nguồn tia cực tím tự nhiên chủ yếu được tìm thấy trong ánh nắng mặt trời với 3 loại cơ bản:

Tia cực tím UVA: Chiếm 95% lượng tia cực tím chiếu xuống trái đất trong thời gian từ 10 – 16h hàng ngày. Chiếm 99% vào thời điểm trước 10h sáng và sau 16h chiều.

Tia UVA gây hại cho làn da vì có bước sóng dài, âm thầm tác động vào bên trong lớp hạ bì của da, gây đứt gãy các sợi collagen và elestin, khiến cho da mất đi độ đàn hồi và hình thành các nếp nhăn. Tia UVA cũng là thủ phạm gây sạm da, da không đều màu và ung thư da.

Tia UVB: Chiếm 5% lượng tia cực tím chiếu xuống trái đất trong thời gian từ 10 – 16h hàng ngày. Chiếm 1% trước 10h và sau 16h hàng ngày.

Do có bước sóng ngắn nhưng năng lượng mạnh hơn UVA, bức xạ tia UVB có thể hủy hoại tế bào da, võng mạc mắt, bỏng nắng và ung thư da khi tiếp xúc với cường độ mạnh trong một thời gian nhất định.

Tia UVC: Không tác động đến trái đất do bị tầng ozone hấp thụ hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện trạng tần ozone đang bị thủng nhiều nơi tiềm ẩn nguy cơ bức xạ năng lượng mạnh của tia UVC sẽ chiếu xuống trái đất và gây ra những hậu quả khôn lường.

Tuy nhiên, tia UVC lại được tìm thấy nhiều trong nguồn tia UV nhân tạo như: đèn UV, đèn huỳnh quang, đèn halogen, đèn chiếu laser, giường nằm nhuộm da và một số loại máy phát ra tia laser.

Tia cực tím (tia tử ngoại) có tác dụng gì không?

Tia tử ngoại được dùng:

+ Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh. Do đó, để nghiên cứu tia tử ngoại, người ta thường dùng phim ảnh.

+ Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất, ví dụ: kẽm sunfua, cađimi sunfua. Tính chất này được áp dụng trong đèn huỳnh quang.

+ Tia tử ngoại kích thích nhiều phản ứng hoá học.

+ Tia tử ngoại làm ion hoá không khí và nhiều chất khí khác. Cho một chùm tỉa tử ngoại qua lớp không khí giữa hai bản cực một tụ điện, thì tụ mất điện tích rất nhanh. Chiếu vào kim loại, tỉa tử ngoại còn gây tác dụng quang điện.

+ Tia tử ngoại có tác dụng sinh học: huỷ diệt tế bào da, tế bào võng mạc, diệt khuẩn, nấm mốc…

+  Tia tử ngoại bị nước, thủy tinh… hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh.

Bên cạnh đó, tia tử ngoại cũng có nhiều tác dụng khác nhau. Trong y học, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật, để chữa một số bệnh ví dụ: bệnh còi xương.

Trong công nghiệp thực phẩm tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng cho thực phẩm trước khi đóng gói hoặc đóng hộp. Trong công nghiệp cơ khí tia tử ngoại được sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại. Xoa một lớp dung dịch phát quang lên trên mặt cho chất đó ngấm vào kẽ nứt. Khi chiếu tỉa tử ngoại vào, những chỗ ấy sẽ sáng lên.

Tia cực tím là gì? Chỉ số bức xạ và những nguy hại đến sức khỏe cần nắm bắt - Ảnh 3.

Tia UV bao gồm 3 loại cơ bản.

Tia cực tím ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

Tia cực tím gây ung thư da

Mặc dù tia UV từ mặt trời giúp da tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, tia UV lại có nhiều tác hại khôn lường nếu cơ thể phơi nhiễm kéo dài. Tia UV gây hại rõ nhất trên da, tăng nguy cơ ung thư da.

Biểu hiện cấp tính rõ nhất từ tác hại của tia UV là các vết ban đỏ trên da, gọi là cháy nắng. Thêm vào đó, hầu hết mọi người sẽ bị sạm da do tia UV kích thích sản xuất melanin, điều này thường xảy ra một vài ngày sau khi tiếp xúc với tia UV.

Hơn nữa, việc thay đổi thích ứng của cơ thể có thể khiến lớp da bên ngoài dày hơn, nhằm chống lại sự xâm nhập của tia UV qua da. Cả hai thay đổi trên đây đều là dấu hiệu cho thấy da bị hư hại do tia UV.

Tiếp xúc thường xuyên với bức xạ tia UV có thể làm thoái hóa trong tế bào, mô sợi, và mạch máu của da. Các thay đổi này bao gồm nám, sạm, tàn nhang, các vùng da nâu lan tỏa trên da. Tia UV kích thích quá trình lão hóa da và làm mất tính đàn hồi trên da, khiến da bị nhăn nheo, khô và thô ráp.

Tia UV gây ung thư da không có tế bào hắc tố

Dạng ung thư này bao gồm hai loại là: ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy. Loại ung thư này hiếm khi gây tử vong. Tuy nhiên việc điều trị phẫu thuật khá đau đớn và gây biến dạng vùng phẫu thuật.

Nguy cơ mắc ung thư da không tế bào hắc tố do tia UV phụ thuộc mức độ thường xuyên tiếp xúc với tia UV.

Tia UV gây ung thư da tế bào ác tính

Ung thư da ác tính không phổ biến như ung thư da không tế bào hắc tố. Tuy nhiên đây là nguyên nhân chính gây tử vong. Nguy cơ mắc ung thư ác tính cũng liên quan trực tiếp tới gen di truyền và đặc điểm cá nhân của mỗi người, cũng như mức độ phơi nhiễm với tia UV. Người thường bị cháy nắng, đặc biệt cháy nắng ở độ tuổi nhỏ có nguy cơ ung thư da ác tính cao hơn.

Tia UV gây ung thư da tế bào đáy

Ung thư da tế bào đáy là một loại ung thư da phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 75% trong các loại ung thư da. Loại ung thư da này bắt nguồn từ trong các tế bào nền - một loại tế bào trong da tạo thành lớp sâu nhất của biểu mô. Các tế bào da mới này sẽ thay thế dần các tế bào cũ khi chúng chết đi.

Bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy thường xuất hiện dưới dạng vết sưng u trên da, hơi trong suốt. Ngoài ra, bệnh có thể biểu hiện tổn thương ở các dạng khác. Ung thư da biểu mô tế bào đáy thường xảy ra trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như đầu và cổ.

Tia UV gây ung thư biểu mô tế bào vảy

Ung thư tế bào vảy hay còn được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy, là một loại ung thư da bắt đầu từ các tế bào vảy.

Tế bào vảy là những tế bào mỏng, phẳng là một thành phần của lớp biểu bì, hoặc lớp ngoài cùng của da. Các bộ phận khác của cơ thể bao cũng có tế bào vảy và cũng có thể trở thành ung thư bao gồm phổi, màng nhầy và đường tiết niệu.

Tác hại của tia tử ngoại làm xuất hiện các khối u dưới dạng nốt ruồi, đốm vảy màu đỏ, vết loét hở hoặc mụn cóc trên da. Dạng ung thư này có thể phát triển thành khối u lớn, không giống như carcinoma tế bào đáy. Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

Tia UV gây lão hóa da sớm

Lão hóa da sớm sẽ biểu hiện sau một thời gian phơi nhiễm âm thầm với tia UVA (loại tia cực tím có bước sóng dài, xuyên qua lớp vải, cửa kính và tác động lên da).

Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, khiến da nhanh lão hóa như xuất hiện tàn nhang, đồi mồi, các mạch máu nổi trên mặt, da sần sùi, nếp nhăn, da kém săn chắc và dị ứng ánh nắng.

Tia UV gây đục thủy tinh thể và các tổn thương mắt

Tác hại đầu tiên của tia cực tím có thể gây bỏng mắt. Triệu chứng của bệnh là nóng rát mi mắt, cảm thấy cộm, ngứa, khô mắt, chớp mắt liên tục và phỏng rộp các tế bào loại mô. Hiện tượng này xảy ra nhiều có thể dẫn đến tình trạng mờ, lòa, nặng hơn sẽ bị mù.

Lúc đầu tia cực tím chỉ ảnh hưởng mi mắt, giác mạc. Nếu bị nặng, tia UV sẽ ảnh hưởng thủy tinh thể, dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể. Ngoài ra, việc phá hỏng các tế bào nội mô của võng mạc sẽ dẫn đến việc thoái hóa điểm vàng.

Tổn thương ở mắt có thể là tức thời hoặc lâu dài sau khi hấp thụ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Ở mi mắt, ánh nắng có thể gây nên một số loại u mi, đặc biệt là ung thư mi như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính.

Tia UV làm suy giảm hệ miễn dịch

Các nhà khoa học đã phát hiện, việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể ngăn chặn hoạt động có lợi của hệ thống miễn dịch cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ tự nhiên của da. Da sẽ kích hoạt hệ thống phòng vệ chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài như ung thư, nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nếu phơi nhiễm quá mức với tia tử ngoại, hệ miễn dịch có thể bị suy yếu, làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân từ bên ngoài.

Tia cực tím là gì? Chỉ số bức xạ và những nguy hại đến sức khỏe cần nắm bắt - Ảnh 4.

Tia cực tím có thể gây ung thư da.

Các biện pháp hạn chế tia cực tím tiếp xúc với cơ thể người

Hạn chế phơi nắng trong khoảng từ 10h sáng đến 16h chiều vì đây là khoảng thời gian cường độ nắng mạnh nhất. Thực hiện theo quy tắc đổ bóng: nếu chiều dài bóng ngắn hơn chiều cao khi ngoài trời nắng thì nên tìm khu vực râm mát, có mái che.

Luôn luôn giữ trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi dưới bóng râm hoặc được bảo vệ tránh khỏi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Chú ý đến chỉ số UV: Cho thấy mức độ nguy hại của việc tiếp xúc với tia cực tím vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào trong ngày. Chỉ số UV thường được trung tâm dự báo thời tiết đo được và thông báo cho toàn dân. Khi chỉ số này đạt từ 10 trở lên, nghĩa là mức độ bức xạ đang rất lớn, nên tránh ra ngoài trời.

Để ý các bề mặt phản chiếu như mặt nước, tuyết, cát và kính. Chúng có khả năng phản chiếu tia nắng mặt trời, vô tình gây hại cho làn da, tăng nguy cơ bị cháy nắng cũng như ung thư da.

Mặc quần áo bảo hộ, bao gồm các loại áo có khả năng chống nắng, như áo dài tay, áo khoác có cổ, quần dài, tối màu, mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai. Nếu có thể, nên lựa chọn chất liệu vải chống nắng đặc biệt.

Bôi kem chống nắng khi ra nắng: Sử dụng kem có SPF chống tia UVB và UVA. Chỉ số SPF khoảng 15 trở lên, không nên quá cao sẽ gây kích ứng da. Nên thoa kem khoảng 20 phút trước khi ra ngoài. Kem có tác dụng trong vòng 2 - 3h, sau khoảng thời gian đó cần rửa mặt và thoa lại kem mới. Không nên dùng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Đeo kính râm bảo vệ mắt. Lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia cực tím từ 99 - 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 33 phút trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 51 phút trước

GĐXH - Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 3/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Hà Nội: Truy tìm đối tượng đi xe máy gây tai nạn khiến người phụ nữ gãy 2 chân rồi bỏ trốn

Hà Nội: Truy tìm đối tượng đi xe máy gây tai nạn khiến người phụ nữ gãy 2 chân rồi bỏ trốn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hoàn Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) mới đây đã phát đi thông báo, truy tìm đối tượng điều khiển xe máy tông gãy chân người phụ nữ trên phố Phùng Hưng rồi bỏ trốn.

Sắp tới, hàng triệu lao động mừng thầm khi một số bệnh nghề nghiệp mới có thể được BHXH chi trả

Sắp tới, hàng triệu lao động mừng thầm khi một số bệnh nghề nghiệp mới có thể được BHXH chi trả

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo dự thảo Thông tư, những bệnh nghề nghiệp nào sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội?

Người đàn ông lớn tuổi tử vong khi đi bộ qua đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Người đàn ông lớn tuổi tử vong khi đi bộ qua đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Tối 2/5, người đàn ông lớn tuổi khi đang đi bộ qua đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thì bị xe ô tô lao tới tông trúng, tử vong.

Một loại visa (thị thực) mới được cấp cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh vào Nhật Bản cực nhanh và đơn giản

Một loại visa (thị thực) mới được cấp cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh vào Nhật Bản cực nhanh và đơn giản

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Loại visa (thị thực) mới được cấp này sẽ giúp công dân Việt Nam dễ dàng nhập cảnh vào Nhật Bản mà không mất quá nhiều thời gian và thủ tục phức tạp.

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Vụ 7 ô tô bị tạt sơn tại khu chung cư, cơ quan công an đã xác định được manh mối của vụ việc, đang tập trung làm rõ, truy bắt đối tượng liên quan; Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã phát thông tin mới về đợt mưa dông mới này...

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 21 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 22 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

Top