Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thường xuyên 'gian lận thương mại', những mặt hàng này sẽ bị siết chặt trên Internet

Thứ sáu, 19:28 15/07/2022 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Một trong những mặt hàng thường xuyên được bán trên không gian internet là kit test nhanh, thuốc điều trị COVID-19, khẩu trang, TPCN, dược mỹ phẩm… Thời gian qua, Công an TP Hà Nội đã phát hiện và gỡ bỏ hàng trăm nhóm Facebook, Zalo kinh doanh mặt hàng trên.

Grab đang phụ thu 6 loại phí, cao nhất là 20.000 đồng/chuyến xeGrab đang phụ thu 6 loại phí, cao nhất là 20.000 đồng/chuyến xe

GiadinhNet - Ghi nhận của phóng viên ngày 15/7, hãng xe công nghệ Grab (sản phẩm của Công ty TNHH Grab) hiện đang thu 6 loại phụ phí đối với loại hình xe máy và ô tô.

"Điểm mặt" ngành hàng hay gian lận thương mại

Những năm qua, hoạt động mua bán online trên các nền tảng mạng xã hội, thương mại điện tử đã có bước phát triển vượt bậc, đem lại sự tiện lợi cho cả người kinh doanh và người tiêu dùng.

Song, chính bởi sự ưu việt của mạng xã hội là không cần có cửa hàng cụ thể, không ít cá nhân, tổ chức đã lợi dụng môi trường này để thực hiện hành vi buôn bán hàng không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ.

Điển hình gần đây nhất là ngày 12/7, lực lượng chức năng đã phát hiện một gian thương đã tận dụng 3 tầng trong một ngôi nhà ở khu tái định cư mở rộng Xuân Phương (Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội) để "thay tên đổi họ" hàng trăm ngàn sản phẩm kính áp tròng Trung Quốc, thành sản phẩm "made in Korea".

Thường xuyên 'gian lận thương mại', những mặt hàng này sẽ bị siết chặt trên Internet - Ảnh 3.

Sản phẩm kính áp tròng hàng Trung Quốc (2 sản phẩm trái) được phù phép thành hàng "Made in Korea" (2 sản phẩm bên phải) chỉ sau vài thao tác xé, dán cơ bản

Theo quy định, mặt hàng kính áp tròng khi nhập khẩu và kinh doanh phải được cấp phép của Bộ Y tế và phải cấp số đăng ký lưu hành. Tuy nhiên, cơ sở gia công kính áp tròng nói trên lại chưa xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh; chưa xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của các sản phẩm, nguyên liệu và không có số đăng ký lưu hành theo quy định của pháp luật.

Thậm chí, làm việc với cơ quan chức năng, nhân viên thừa nhận "đã lừa dối khách hàng, lừa dối người tiêu dùng" khi tư vấn bán hàng giả trên môi trường mạng internet, với giá bán khởi điểm từ 45.000 đồng/sản phẩm.

Thường xuyên 'gian lận thương mại', những mặt hàng này sẽ bị siết chặt trên Internet - Ảnh 4.

Máy móc, phụ tùng, nguyên liệu dùng để thay đổi nhãn mác, nguồn gốc kính áp tròng rất thô sơ.

Trước đó, hồi giữa tháng 3/2022, lợi dụng sự phức tạp của dịch COVID-19, kho chứa hàng C5 - H19 tại khu vực Cảng Hà Nội (số 838 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng) cũng bị cơ quan chức năng phát hiện khi đang chứa gần 58.400 bộ kit test kháng nguyên COVID-19; 155.940 sản phẩm nghi là thuốc tân dược; 18.391 sản phẩm mỹ phẩm các loại do nước ngoài sản xuất, với ước tính các lô hàng hơn 10 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tất cả các lô hàng nói trên đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Kiểm soát hàng hóa trên Internet gặp khó?

Theo Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội, đầu năm 2022 đến nay, trên tuyến hàng không và chuyển phát nhanh quốc tế, các đối tượng buôn lậu thường tập trung vào các loại hàng hóa có giá trị cao, dễ cất giấu như: Sản phẩm từ động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, ma túy, xì gà, điện thoại di động...

Nổi lên, mặt hàng ma túy được giấu trong hàng hóa gửi về Hà Nội, Việt Nam bằng đường hàng không qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, các ICD Mỹ Đình, Gia Lâm...

Tại thị trường nội địa, tình trạng kinh doanh hàng hoá nhập lậu không có hoá đơn chứng từ tập trung chủ yếu ở các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu thụ cao như: Rượu, bia, thuốc lá, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đồ điện tử, điện lạnh, điện thoại di động, thực phẩm, xăng dầu...

Thường xuyên 'gian lận thương mại', những mặt hàng này sẽ bị siết chặt trên Internet - Ảnh 5.

Lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang vừa hoàn thành công tác kiểm tra và ra quyết định xử phạt 5 quầy thuốc tây không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược, với tổng số tiền phạt trên 37 triệu đồng.

Cùng với đó, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tập trung ở một số chủng loại, mẫu mã, sử dụng nhãn mác, bao bì của các doanh nghiệp có uy tín; giả mạo các nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam như mắt kính, túi xách, giày dép, đồng hồ, phụ tùng xe máy, hoá mỹ phẩm, phụ kiện điện thoại, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

Đáng chú ý, hoạt động buôn bán hàng hoá qua mạng Internet diễn ra phổ biến nhưng chưa được kiểm soát hiệu quả. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bị trà trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Có rất nhiều thông tin sai sự thật về công dụng của hàng hoá, nhất là các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; các sản phẩm hỗ trợ phòng, điều trị COVID-19…  đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính.

Thường xuyên 'gian lận thương mại', những mặt hàng này sẽ bị siết chặt trên Internet - Ảnh 6.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 10.556 vụ. Xử lý hành chính: 9.428 vụ. Khởi tố 73 vụ đối với 106 đối tượng.

Trước những tồn tại nêu trên, ông Nguyễn Minh Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội thừa nhận, việc kiểm soát kinh doanh hàng hóa trên các trang mạng xã hội gặp rất nhiều khó khăn, do các đối tượng thường sử dụng nơi bán hàng, chốt đơn và kho hàng tại các khu vực khác nhau.

Thậm chí, một số đối tượng sử dụng các căn hộ chung cư, nơi ở làm địa điểm kinh doanh, tập kết hàng lậu, hàng giả và có sự thỏa thuận với bảo vệ của các tòa nhà để thông báo, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc tiếp cận kiểm tra, xử lý.

Nói về những khó khăn trong quá trình chống buôn lậu, hàng giả lợi dụng sàn TMĐT và mạng xã hội để tiêu thụ, ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho biết, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật và một số Nghị định chưa có sự thống nhất trong áp dụng xử lý, xác định hành vi vi phạm khiến lực lượng chức năng lúng túng trong công tác thực thi pháp luật.

Hệ thống tra cứu hóa đơn điện tử chưa được triển khai đồng bộ, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan thuế, hải quan với các lực lượng chức năng khác dẫn đến hiệu quả kiểm tra, xử lý chưa cao.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát thị trường trên nền tảng internet, nhưng từ nay đến hết 2022, Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội đã đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử đối với các lĩnh vực, ngành hàng trọng điểm như: Nhóm hàng phòng chống dịch COVID-19; mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; thuốc lá điếu, đường cát, xăng dầu, khoáng sản, thuốc thú y…

Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, 6 tháng cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, đặc biệt vào dịp Tết Trung thu, khai giảng năm học mới, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023 là khoảng thời gian để các đối tượng đẩy mạnh hoạt động buôn lậu, tập kết hàng hóa, nguyên liệu phục vụ gia công sản xuất để đưa hàng hóa tiêu thụ trên thị trường.

Đặc biệt là hoạt động kinh doanh hàng hóa qua thương mại điện tử còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Do đó, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động bán hàng online, bán hàng qua mạng; kiểm tra trọng tâm, trọng điểm, kiểm soát chặt chẽ nhóm các mặt hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, tiêu thụ nhiều trong dịp lễ, Tết.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 10.556 vụ. Xử lý hành chính: 9.428 vụ. Khởi tố 73 vụ đối với 106 đối tượng.

Tổng số thu nộp ngân sách Nhà nước là 1.145 tỷ 642 triệu đồng.

Trước 18/7, Grab phải "giải trình" rõ việc thu hàng loạt phụ phí: "Nắng nóng", "kẹt xe", "mưa lớn"…Trước 18/7, Grab phải 'giải trình' rõ việc thu hàng loạt phụ phí: 'Nắng nóng', 'kẹt xe', 'mưa lớn'…

GiadinhNet - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) yêu cầu Grab cung cấp thông tin chi tiết về việc áp dụng thu thêm các loại phí và phụ phí hiện nay, trước ngày 18/7.

Bảo Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 1 giờ trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 5 giờ trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 8 giờ trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 8 giờ trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Vụ bán 500.000 đồng/3 quả dứa ở phố cổ Hà Nội: Sau trình diện, cơ quan công an sẽ làm gì?

Vụ bán 500.000 đồng/3 quả dứa ở phố cổ Hà Nội: Sau trình diện, cơ quan công an sẽ làm gì?

Bảo vệ người tiêu dùng - 8 giờ trước

GĐXH - Theo Công an phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cơ quan chức năng yêu cầu người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho du khách nước ngoài viết cam kết không tái phạm.

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng vọt

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng vọt

Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trước

GĐXH - Sáng nay (30/4), giá vàng nhẫn bật tăng trở lại. Theo đó, giá vàng nhẫn tiến sát mốc 77 triệu đồng/lượng.

Nhiều doanh nghiệp phải đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Nhiều doanh nghiệp phải đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trước

GĐXH - Năm 2024, áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản của nhiều doanh nghiệp vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Xu hướng - 12 giờ trước

Dù có trọng lượng chỉ bằng một quả trứng gà lớn, nhưng đây lại được coi là loại socola đắt nhất trên thế giới.

Nghỉ lễ dài ngày, nhà nghỉ tăng giá gấp đôi, dòng người xếp hàng 5 tiếng vẫn chưa vào được điểm du lịch

Nghỉ lễ dài ngày, nhà nghỉ tăng giá gấp đôi, dòng người xếp hàng 5 tiếng vẫn chưa vào được điểm du lịch

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu nhiều điểm lưu trú bình dân tại Hà Giang tăng giá nghỉ một gấp đôi thì ở Sa Pa (Lào Cai), dòng người xếp hàng 5 giờ đồng hồ vẫn chưa đến lượt được vào cabin cáp treo, để lên đỉnh Fansipan.

Khách đổ xô đi ‘đổi gió’, resort gần Hà Nội hết nhẵn phòng

Khách đổ xô đi ‘đổi gió’, resort gần Hà Nội hết nhẵn phòng

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Sát kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi máy bay do giá vé đắt đỏ, khách du lịch chọn đi gần nên các resort, biệt thự quanh Hà Nội kín phòng. Hành trình bằng đường bộ cũng trở nên sôi động.

Top