Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hiện Dự án phân khu Thủ đô: Dân phố cổ đối mặt nỗi lo “cơm áo gạo tiền”

Thứ bảy, 08:43 27/03/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Mặc dù người dân ở phố cổ Hà Nội đều đồng lòng với chủ trương giãn dân về khu đô thị Việt Hưng (phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội) nhưng không ít người lại mang trên mình nỗi lo “cơm áo gạo tiền” khi về nơi ở mới.

Thực hiện Dự án phân khu Thủ đô: Dân phố cổ đối mặt nỗi lo “cơm áo gạo tiền” - Ảnh 1.

Khu sinh hoạt chung của 3 hộ gia đình tại số nhà 74 Hàng Khoai. Ảnh: Bảo Loan

Nỗi lo mưu sinh

Ngôi nhà 4 tầng tại số 74 Hàng Khoai (quận Hoàn Kiếm) có diện tích chỉ vài chục mét vuông nhưng là nơi sinh sống của 3 hộ gia đình, với 4 - 5 người/hộ cùng sinh hoạt.

Gia đình 4 thành viên của anh Phạm Đức Bách (SN 1980) sinh sống trên tầng 4 của ngôi nhà này. Diện tích nơi sinh hoạt chỉ vỏn vẹn khoảng 20m2, không có cửa chính, một ô thoáng là nơi hút gió và cũng là lối ra vào của 4 thành viên gia đình anh Bách. Diện tích chật chội đến nỗi, mỗi khi có ý định sắm sửa đồ vật cho gia đình thì vợ chồng anh Bách phải suy tính thật kỹ để mua được đồ bé nhất, phù hợp với diện tích nơi ở và lối ra vào.

Theo anh Bách, 3 hộ dân sống trong ngôi nhà số 74 phố Hàng Khoai đều sử dụng chung một cổng ra vào, chung nhà vệ sinh. Diện tích lối lưu thông chỉ đủ một người đi qua. Diện tích hạn hẹp đến nỗi, các thành viên trong 3 gia đình đều phải sắp xếp lịch sinh hoạt phù hợp, để không ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt chung của cả xóm. Cũng vì diện tích có hạn mà mỗi khi nhà nào có khách, sẽ phải ra quán cà phê ngồi tiếp.

Mặc dù là nơi khá ẩm thấp, chật chội nhưng đây là nơi sinh ra và lớn lên của 3 thế hệ gia đình anh Bách, nên dù có tiếc nuối với tuổi thơ hay đồng lòng với đề án quy hoạch phân khu phố cổ thì anh Bách tỏ ra lúng túng khi nhắc đến thu nhập. "Bởi nhiều năm nay, chỉ buôn bán lặt vặt ở phố cổ, tôi vẫn đủ để duy trì cuộc sống gia đình. Tôi lo lắng khi đến nơi ở mới, cho dù vẫn tiếp tục công việc buôn bán như hiện tại nhưng tiềm năng khách hàng sẽ khó có được như hiện nay", anh Bách cho hay.

Thực hiện Dự án phân khu Thủ đô: Dân phố cổ đối mặt nỗi lo “cơm áo gạo tiền” - Ảnh 2.

Không gian sinh hoạt của gia đình chị Lý chật chội, chưa đầy 20m2.

Chị Đinh Thị Lý (SN 1986, ở số 74 Hàng Khoai) cũng tương tự. Gần 10 năm làm dâu trên phố cổ, cũng từng ấy thời gian, công việc kinh doanh, buôn bán của chị diễn ra ngay trong con ngõ nhỏ hẹp giữa lòng phố nhỏ hẹp này. Mặc dù cảm thấy bất tiện nhưng quán phở nhỏ trên phố Hàng Khoai của chị Lý đã mang lại nguồn thu nhập đảm bảo để nuôi sống cả gia đình chị.

Chị Lý lo lắng: "Tôi sẵn sàng di dời cùng gia đình đến nơi ở rộng rãi, khang trang hơn nhưng công việc buôn bán đang thuận lợi nên tôi lo lắng. Liệu rằng, đến nơi ở mới, công việc buôn bán có được như hiện tại hay không? Và nếu không được như hiện tại thì mình phải làm gì để có tiền nuôi con ăn học?".

Hơn 10 năm thực hiện, nhà ở vẫn trên giấy?

Thực hiện Dự án phân khu Thủ đô: Dân phố cổ đối mặt nỗi lo “cơm áo gạo tiền” - Ảnh 3.

Tường nhà ở khu vực sinh hoạt chung được tận dụng làm nơi để đồ gia dụng.

Liên quan đến nỗi lo của người dân phố cổ, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Đặng Đình Bằng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, những nỗi lo về kế sinh nhai của người dân cũng là nỗi trăn trở, là tâm tư của cơ quan chính quyền các cấp, do chủ yếu người dân ở phố cổ kinh doanh nhỏ lẻ. Trong khi đó, sang nơi ở mới, nhiều người dân mang nỗi lo về công ăn việc làm, thu nhập…

"Về khó khăn này, chúng tôi sẽ có những phương án, đề xuất đến UBND quận Hoàn Kiếm rà soát lại đề án với tình hình thực tế, qua đó, nghiên cứu các chính sách để khuyến khích, động viên người dân trong việc di dời cũng như công ăn việc làm sau di dời", ông Bằng cho hay.

Thông tin về đồ án quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) UBND quận Hoàn Kiếm vừa công bố, ông Đặng Đình Bằng cho biết, đến nay, dự án nhà ở giãn dân phố cổ vẫn đang trong quá trình thực hiện giai đoạn 1. "Dự án nhà ở giãn dân phố cổ vẫn chưa xây dựng nên việc di dời người dân sang khu đô thị Việt Hưng (Long Biên) chưa thực hiện được. Dự án này do Ban Quản lý Đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm thực hiện", ông Bằng thông tin.

Theo ông Bằng, có 2 đối tượng thuộc diện di dời, gồm đối tượng bắt buộc là cư dân sống khu vực di tích, trường học... và đối tượng giãn dân tự nguyện là cư dân sống tại các nhà cũ xuống cấp, có diện tích dưới 5m2. Qua rà soát, thống kê đến nay, có khoảng 470 hộ dân thuộc diện bắt buộc di dời và gần 4.000 hộ dân thuộc diện tự nguyện di dời.

Ông Bằng cho biết, cả 2 đối tượng trên đều gặp khó khăn trong rà soát, thực hiện. Cụ thể, đối tượng thuộc diện bắt buộc sinh sống trong khu vực di tích, quản lý công sản thì rất khó xác định ranh giới. Bởi số lượng di tích trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có đến 190 di tích nhưng việc xác định khoanh vùng, bảo vệ di tích hiện nay lại có số lượng lại rất ít. Cần phải xác định rõ phạm vi bảo vệ di tích đến đâu mới có thể thống kê được số hộ dân di dời.

Bên cạnh đó, có những di tích có tên trong danh mục quản lý nhưng khi kiểm tra thực tế thì lại không còn dấu tích, nên việc giải quyết cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, do liên quan đến cơ sở pháp lý nên việc cần làm là vẫn phải xác định rõ các di tích, danh giới tồn tại hiện hữu của các di tích… để giải quyết chuyện di dời của người dân. Đây cũng là cơ sở để áp dụng biến pháp hành chính sau này.

Ông Bằng cho hay, nhiều hộ dân thuộc diện tự nguyện chưa quá mặn mà với việc di dời. Bởi chính sách tái định cư là nhà ở thương mại phục vụ tái định cư. Trong khi trước đây, thành phố áp dụng chính sách tái định cư như nhà ở xã hội. Do đó, không khuyến khích được người dân tham gia.

Đề án di dân phố cổ đã được Hà Nội đặt ra chủ trương từ năm 1998, với mục tiêu giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 832 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha, mục tiêu thực hiện đến năm 2020. Theo đó, khu vực phố cổ quận Hoàn Kiếm phải di chuyển trên 6.500 hộ dân, với khoảng 27.000 người.

Tháng 1/2013, đề án giãn dân phố cổ chính thức được phê duyệt. Theo đó, đề án được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 trên khu đất có diện tích 11,12ha tại khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên) để nghiên cứu di dời khoảng 1.153 hộ dân bắt đầu từ quý IV/2013, hoàn thành vào quý IV/2016.

Giai đoạn 2, thành phố bố trí khoảng 30ha để di dời 5.020 hộ dân sau khi dự án giai đoạn 1 kết thúc. Việc thực hiện đề án giãn dân Phố cổ dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2020.

Tuy nhiên, sau nhiều năm "ngủ đông", giữa năm 2019, đề án giãn dân phố cổ được tái khởi động.

Ngày 22/3, UBND TP Hà Nội đã công bố đồ án quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) tại 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng để cải tạo, chỉnh trang đô thị nhằm tạo cho bộ mặt Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại. Cụ thể, có khoảng 215.000 người cùng hàng chục cơ quan sẽ được di dời khỏi khu nội đô lịch sử theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Xã hội - 27 phút trước

Khán đài tổ chức lễ khai mạc du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) tại quảng trường biển đã được hoàn thiện. Lực lượng chức năng đang tiến hành lắp đặt trận địa pháo hoa chuẩn bị cho đêm khai hội.

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 1 giờ trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 4 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Top