Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Tuyên: Đắk Lắk cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các tình huống, tránh để "dịch chồng dịch"

GiadinhNet - Thứ trưởng Nguyễn Xuân Tuyên lưu ý Đắk Lắk không "mải miết" chống dịch COVID-19 mà lơ là các dịch bệnh khác, tránh để "dịch chồng dịch".

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Tuyên: Đắk Lắk cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các tình huống, tránh để dịch chồng dịch - Ảnh 1.

Trong chương trình công tác tại Đắk Lắk, ngày 11/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã làm việc về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk có bà Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh, các thành viên của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Tuyên: Đắk Lắk cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các tình huống, tránh để dịch chồng dịch - Ảnh 2.

Toàn cảnh buổi làm việc giữa Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Đắk Lắk.


Báo cáo của tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, Đắk Lắk có 7 ca bệnh. Tuy nhiên tỉnh đã xây dựng phương án kịch bản cho tình huống hơn 400 ca bệnh trên địa bàn. Đến nay, tỉnh đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho hơn 50.000 người, trong đó hơn 7.700 người đã tiêm đủ 2 mũi.

Để nâng cao năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19, ngành y tế Đắk Lắk đã yêu cầu BVĐK vùng Tây Nguyên lên phương án đào tạo nhân lực, đặc biệt là đội ngũ nhân lực điều trị bệnh nhân nặng. Hiện bệnh viện đã tiến hành đào tạo/đào tạo lại nhân lực về cấp cứu cho các bệnh viện tuyến dưới, mỗi bệnh viện một ekip là 3 người.

Tại buổi làm việc, TS Nguyễn Thanh Hà - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, trên địa bàn tỉnh có 1 khu công nghiệp Hoà Phú và 9 cụm công nghiệp với trên 6.000 lao động. Qua kiểm tra thực tế tại một doanh nghiệp trong khu công nghiệp Hoà Phú cho thấy tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận một số bất cập: Vẫn chưa có đầu mối – số điện thoại để khi công nhân/ người lao động có vấn đề bất thường về sức khoẻ để liên hệ; chưa có những hướng dẫn về truyền thông phòng chống dịch- áp phích, phát loa tuyên truyền…

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Tuyên: Đắk Lắk cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các tình huống, tránh để dịch chồng dịch - Ảnh 3.

Đoàn công tác của Bộ Y tế đi kiểm tra, giám sát tại 1 nhà máy trong KCN Hoà Phú.


Chuyên gia của Bộ Y tế khuyến nghị, để chủ động phòng chống dịch trong khu, cụm công nghiệp, tỉnh cần yêu cầu các đơn vị chuyên môn tập huấn toàn diện cho khu, cụm công nghiệp về phòng chống dịch theo đúng các hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Y tế; tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh tồn tại.

Hiện tỷ lệ khai báo y tế trên hệ thống của tỉnh Đắk Lắk rất thấp; qua kiểm tra tại khu công nghiệp vẫn chưa tiến hành giám sát người ra/vào bằng QR-Code. Do đó, chuyên gia của Bộ Y tế khuyến nghị tỉnh cần yêu cầu khu/cụm công nghiệp và các đơn vị khác thực hiện giám sát bằng QR- Code để phục vụ phòng chống dịch, đặc biệt là truy vết trong tình huống có trường hợp dương tính.

Kích hoạt hệ thống cách ly F1 trên tất cả các huyện

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh nêu rõ, mặc dù hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn chưa diễn biến phức tạp, nhưng tỉnh vẫn tiếp tục có những rà soát trong phòng chống dịch, yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; Phát huy tối đa năng lực của Tổ COVID cộng đồng tại địa phương, tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh…

Về phòng chống dịch tại các khu/cụm công nghiệp, theo đánh giá của chuyên gia Bộ Y tế "hiện kế hoạch còn sơ sài", do đó ngay tại cuộc họp, Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk đã giao Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh liên hệ ngay với Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên nhằm khẩn trương tập huấn lại về phòng chống dịch trong khu công nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cũng cho biết, tỉnh đã yêu cầu khởi động các khu cách ly trên địa bàn các huyện để sẵn sàng phục vụ phòng chống dịch. Theo đó tất cả các trường hợp F1 từ nay sẽ cách ly tại các khu cách ly tuyến huyện. Trên cơ sở đó, tỉnh Đắk Lắk yêu cầu Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các huyện nắm bắt cụ thể thực tiễn triển khai và có báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để điều chỉnh kịp thời những yếu tố phát sinh phù hợp với thực tiễn (nếu cần).

"Tỉnh cố gắng phát huy tối đa nội lực, theo phương châm 4 tại chỗ, tuy nhiên trong tình huống có dịch lây lan, tỉnh gặp những vướng mắc trong phòng chống dịch, mong Bộ Y tế tiếp tục có những quan tâm, hỗ trợ Đắk Lắk" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nói.

Giữ chặt khu công nghiệp, bệnh viện

Tại buổi làm việc, đánh giá tình hình dịch trên địa bàn, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng thời gian tới trên địa bàn tỉnh có thể xuất hiện thêm ca bệnh (do đặc điểm giao thương là trung tâm vùng), tuy nhiên đều trong tầm kiểm soát của tỉnh, nhưng cũng cần tuyệt đối không chủ quan lơ là trong phòng chống dịch, chuẩn bị 4 tại chỗ về mọi mặt, không để "chạy theo dịch mà phải chủ động sẵn", khi có ca bệnh phải truy vết, cách ly, điều trị ngay. Tỉnh cũng cần kiểm tra chặt chẽ đường mòn, lối mở, tránh bỏ lọt những trường hợp nhập cảnh trái phép.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Tuyên: Đắk Lắk cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các tình huống, tránh để dịch chồng dịch - Ảnh 4.

Buổi làm việc của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đắk Lắk


Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế lưu ý địa phương phải rà soát lại hoạt động của các Tổ COVID cộng đồng, phát huy vai trò của Tổ COVID cộng đồng trong chống dịch để kịp thời phát giác những trường hợp không tuân thủ quy định phòng chống dịch.

Đồng thời, với đặc thù về cơ cấu dân cư, Đắk Lắk cần phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo trong phòng chống dịch; Đẩy mạnh thông tin, truyền thông phòng chống dịch bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, vận động các hộ gia đình ký cam kết tuân thủ phòng chống dịch.

"Trong phòng chống dịch cộng đồng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về đánh giá các mức độ nguy cơ, do đó tỉnh cần cập nhật thường xuyên. Đối với phòng chống dịch trong các khu công nghiệp, cần thực hiện theo các hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và yêu cầu tuân thủ phòng chống dịch. Thực hiện xét nghiệm 20% số công nhân/ người lao động trong các nhà máy, doanh nghiệp"- Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý.

Trong kiểm tra phòng chống dịch tại các khu, cụm công nghiệp cần quan tâm chặt chẽ về xây dựng các kịch bản phòng chống dịch, các tình huống ca bệnh dương tính, có trường hợp F1… của từng doanh nghiệp, đơn vị. "Ngoài giữ chặt khu, cụm công nghiệp, trong chống dịch, tỉnh Đắk Lắk cần cố gắng giữ chặt an toàn hệ thống cơ sở y tế, các cơ quan, trường học"- Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý thêm.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Tuyên: Đắk Lắk cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các tình huống, tránh để dịch chồng dịch - Ảnh 5.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại buổi làm việc.


Nâng công suất xét nghiệm

Đánh giá cao tỉnh Đắk Lắk chủ động kích hoạt hoạt động của các khu cách ly tập trung trên tất cả các huyện, thành phố, tuy nhiên để chủ động trong phòng chống dịch, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng tỉnh cần nâng cao năng lực các khu cách ly lên trên 10.000 trường hợp.

Tỉnh cần giao Sở Thông tin truyền thông thiết lập trung tâm chỉ huy về công nghệ trong phòng chống dịch, kết nối với Sở Chỉ huy chiến dịch tiêm chủng. Thiết lập hệ thống camera kết nối giám sát đến từng điểm cách ly.

Năng lực xét nghiệm của Đăk Lắk hiện đạt 1.000 mẫu đơn/ngày; tối đa đạt 10.000 mẫu gộp/ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị cần nâng cao lên 3.000 mẫu đơn/ngày.

Trong điều trị, Thứ trưởng lưu ý Đắk Lắk lên phương án thiết lập sẵn một số bệnh viện dã chiến, chuẩn bị sẵn về nhân lực, thiết bị, hậu cần để có thể đưa vào sử dụng ngay khi cần. Đồng thời, Bệnh viện đa khoa tỉnh phải kết nối từ xa với BV Chợ Rẫy; kết nối với Tổ hội chẩn bệnh nhân nặng của Bộ Y tế qua Telehealth để sẵn sàng xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp điều trị bệnh nhân nặng. Ngoài ra, Bệnh viện đa khoa tỉnh phải kết nối với các bệnh viện tuyến dưới, bệnh viện dã chiến để sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn trong điều trị bệnh nhân COVID-19 khi cần.

Chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, hậu cần để triển khai thành công chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử

Về công tác tiêm chủng vaccine COVID-19, để triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị tỉnh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch thực hiện, khẩn trương rà soát trang thiết bị bảo quản vắc xin tại các điểm tiêm chủng; rà soát nhân lực, tiến hành tập huấn về chuyên môn trên toàn tuyến cho cán bộ tiêm chủng.

Rà soát lại điểm tiêm, gia tăng điểm tiêm phù hợp với đặc điểm dân cư, rà soát đối tượng tiêm chủng. Đối với lực lượng hướng dẫn phân luồng, tiếp đón không cần cán bộ y tế; riêng các khâu khám sàng lọc, tiêm chủng và theo dõi sau tiêm, phải do cán bộ y tế đảm nhiệm.

Đặc biệt, tỉnh phải chuẩn bị sẵn về hậu cần và nhân lực cấp cứu để sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm, lưu ý các điểm tiêm xa. "Chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực và hậu cần để triển khai chiến dịch hiệu quả, thành công"- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Lưu ý địa phương không "mải miết" chống dịch COVID-19 mà lơ là các dịch bệnh khác, tránh để "dịch chồng dịch".

Về những đề xuất của tỉnh liên quan đến trang thiết bị, hậu cần phòng chống dịch của tỉnh Đắk Lắk, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Sở Y tế Đắk Lắk có báo cáo cụ thể nhu cầu, để Bộ Y tế nghiên cứu, điều phối, cấp phát phù hợp.

Phương Thảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 3 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 3 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Top