Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thư gửi về cho vợ - "Hôn em và con, hẹn ngày thống nhất"

Thứ hai, 11:18 02/05/2016 | Gia đình

GiadinhNet - "Em yêu quý!... Ôi! mỗi bước anh đi là một bước nhớ thương, mỗi bước anh đi là một bước ôn lại những tháng ngày anh đã sống... Càng nghĩ đến em anh càng thương em vô cùng". Đã có hàng trăm bức thư tay vượt bom đạn về quê nhà từ chiến trường khốc liệt.

Mỗi bức thư người lính Trần Quốc Phong gửi về cho vợ là một nỗi niềm thương nhớ dạt dào, một khát vọng hòa bìnhvà niềm tin mãnh liệt về ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Đó sẽ là lúc vợ chồng ông cũng như bao đôi vợ chồng phải xa cách bởi chiến tranh sẽ được đoàn tụ, sum vầy.

Vợ chồng ông Trần Quốc Phong đầm ấm tuổi về già. Ảnh: Đ.Hoàng
Vợ chồng ông Trần Quốc Phong đầm ấm tuổi về già. Ảnh: Đ.Hoàng

Tình yêu ươm mầm trong bom đạn

Một ngày cuối tháng Tư, trong không khí cả nước đang chào mừng kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi tìm về ngôi nhà nhỏ của cựu chiến binh Trần Quốc Phong nằm trên đường Đào Duy Anh (TP Huế, Thừa Thiên Huế). Được nghe kể về ông đã nhiều, nhưng mãi đến hôm nay chúng tôi mới có dịp gặp gỡ trò chuyện.

Năm nay dù đã bước sang tuổi 87, người lính già ấy hãy còn minh mẫn lắm. Mỗi lần nhắc đến chuyện tình yêu thời trai trẻ, chuyện về những năm tháng đạn bom ông lại dạt dào cảm xúc. Lần giở những kỷ vật tình yêu, kỷ vật chiến tranh của một thời khói lửa, là đôi mắt ông lại ánh lên một niềm vui khó tả, cứ như được sống lại những ngày tháng đầy nhựa sống tình yêu của một thời trai trẻ.

Cựu chiến binh Trần Quốc Phong (SN 1929, quê gốc tại làng An Phú, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Cụ thân sinh của ông Phong chính là “Tướng rơm ớt” Trần Gia Hội, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trần Cao Vân nổi tiếng khắp chiến trường Bình Trị Thiên một thời.

Mỗi khi lần giở những kỷ vật tình yêu của một thời đạn bom khói lửa, ông Trần Quốc Phong như sống lại trong tình yêu của một thời trai trẻ.
Mỗi khi lần giở những kỷ vật tình yêu của một thời đạn bom khói lửa, ông Trần Quốc Phong như sống lại trong tình yêu của một thời trai trẻ.

Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng nên ông Phong tham gia hoạt động từ khi còn rất trẻ. Sau Cách mạng tháng 8/1945, ông là giáo viên bình dân học vụ kiêm thư ký UBND xã của chính quyền mới thành lập. Năm 1949, vì cha hoạt động cách mạng, ông bị Pháp bắt. Hơn một tháng tra khảo nhưng không làm được gì, chúng đành thả ông về. Ngay khi được trả tự do, ông đã tìm cách lên chiến khu Dương Hòa (Thừa Thiên Huế) gia nhập Vệ quốc đoàn.Khi vừa bước sang tuổi 20, chàng trai trẻ Trần Quốc Phong được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đến tháng 10/1954, ông được tập kết ra Bắc.

Trong một lần ghé thăm cậu em là thiếu sinh quân lấy vợ và sống ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), ông tình cờ quen người nữ dân quân du kích Ngô Thị Bích Thanh, kém mình 10 tuổi. Ngay từ những lần gặp gỡ đầu tiên, vẻ đẹp chân chất, hiền lành của người thiếu nữ vùng núi Hương Sơn đã làm loạn nhịp trái tim của anh lính trẻ. Cũng từ đây, một tình yêu được ươm mầm trong đạn bom và khói lửa. Sau hai năm tìm hiểu, hai người quyết định về chung một nhà trong sự vui mừng của bà con và đồng đội.

Chung sống với nhau được chín năm, hai đứa con kháu khỉnh lần lượt ra đời là thành quả tình yêu của đôi vợ chồng trẻ. Thế nhưng năm 1965, người lính Trần Quốc Phong đành phải tạm biệt vợ con, lên đường vào chiến trường miền Nam làm nhiệm vụ.

Ngày ông lên đường, bà Thanh vừa đi vừa khóc, tiễn nhau suốt một chặng đường dài.Rồi trong những tháng ngày xa cách đó, những bài thơ, những cánh thư tay qua lại giữa mưa bom, bão đạn đã viết nên một câu chuyện tình yêu lãng mạn và hào hùng.

“Hôn em và con, hẹn ngày thống nhất”

Cuối mỗi lá thư gửi về cho vợ, không lúc nào ông Phong quên ký nháy “Hôn em và con, hẹn ngày thống nhất”
Cuối mỗi lá thư gửi về cho vợ, không lúc nào ông Phong quên ký nháy “Hôn em và con, hẹn ngày thống nhất”

Khoảng thời gian ở chiến trường miền Nam, ông Phong liên tiếp nhận nhiệm vụ và hoạt động ở những vùng khác nhau. Từ năm 1969 - 1972, ông được cử đi học tại Trường Đại học Quân y. Tháng 5/1972, ông tiếp tục nhận lệnh tham gia chiến đấu và chuyển thương tại chiến trường Quảng Trị. Lúc ấy, những lá thư tay chính là sợi dây liên lạc duy nhất để ông gửi gắm yêu thương về hậu phương - nơi mà tình yêu lớn nhất đó là vợ con ông đang mong ngóng từng ngày.

Ngày đó, mỗi bức thư được ông chắp bút là một nỗi nhớ thương vợ con ở quê nhà, trong một bức có đoạn: "Em yêu quý!... Ôi! mỗi bước anh đi là một bước nhớ thương, mỗi bước anh đi là một bước ôn lại những tháng ngày anh đã sống... Càng nghĩ đến em anh càng thương em vô cùng. Anh nhớ những ngày cùng chung sống trước đây, từ buổi đầu mới biết nhau cho đến những ngày đi sâu vào cuộc sống. Bao nhiêu hình ảnh thắm thiết yêu thương trong chuỗi ngày tươi đẹp ấy có bao giờ mờ phai được!”.

Bên cạnh đó là những lời động viên vợ vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tin tưởng vào ngày non sông thu về một mối:"Em yêu quý của anh ơi! Mong em ở nhà yên tâm, cố gắng khắc phục khó khăn. Chúng ta cùng trông đợi một ngày tươi đẹp nhất, ngày con tàu thống nhất đưa chúng ta xích lại gần nhau. Khi ấy Thanh, người vợ yêu quý của anh vẫn kiên trinh một tấm lòng son sắt, đã vững vàng tay lái qua những bước gian truân. Bình, Minh - hai đứa con ngoan của chúng ta khôn lớn khỏe xinh như những đứa con ngoan của người khác”.

Trong những lá thư chan chứa tình cảm yêu thương, nỗi nhớ dạt dào, ông Phong còn làm thơ tặng vợ. Và có một điều đặc biệt, ở cuối mỗi bức thư, không lúc nào ông quên ký nháy: "Hôn em và con, hẹn ngày thống nhất!". Tất cả đã thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào một ngày không xa khi nước nhà hoàn toàn thống nhất.

Cho đến tận hôm nay, hàng trăm bức thư của ông Phong gửi về từ chiến trường được bà Thanh đóng thành từng tập. Trải qua biết bao nhiêu năm nhưng đến bây giờ những lá thư đó vẫn còn nguyên vẹn và nét chữ rất rõ ràng. Đó là kỷ vật tình yêu vô giá được vợ chồng ông giữ gìn cẩn thận, lâu lâu lại được lật ra đọc lại như để hoài niệm và khắc sâu tình cảm về những năm tháng không thể nào quên trong cuộc đời.

Nhớ lại thời khắc nghe tin đất nước hoàn toàn thống nhất 30/4/1975, cựu chiến binh Trần Xuân Phong xúc động: “Khi ấy, nghe tin thắng trận, tôi vỡ òa trong hạnh phúc. Cứ nghĩ đến việc nước nhà thống nhất, những người lính như tôi được đoàn tụ với gia đình mà vui không tả xiết. Một niềm vui không gì có thể sánh được”.

Ông Phong tâm sự: "Chỉ từ năm 1965 đến 1972 có đến hàng trăm bức thư được tôi viết gửi về cho vợ và người thân trong gia đình ở hậu phương. Nhưng giao liên thời ấy vất vả và khó khăn lắm nên số thư đến được tay người nhà cũng không nhiều, lúc đó mình chỉ biết viết càng nhiều thì người thân càng có cơ hội biết tin nên cứ gửi gắm hết vào đó”.

L.Chung – Đ.Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ly hôn vì vợ cũ vô sinh, tôi áy náy nhưng không hối hận

Ly hôn vì vợ cũ vô sinh, tôi áy náy nhưng không hối hận

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

Tôi và vợ cũ từng yêu nhau thắm thiết, chúng tôi đến với nhau từ sự ngọt ngào và khao khát của tuổi trẻ.

Vô tình đọc được tin nhắn nữ đồng nghiệp gửi cho chồng: 'Đêm qua anh có thoải mái không? Em rất hạnh phúc'

Vô tình đọc được tin nhắn nữ đồng nghiệp gửi cho chồng: 'Đêm qua anh có thoải mái không? Em rất hạnh phúc'

Chuyện vợ chồng - 3 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chồng đi tắm, cô đang ngồi trên giường thì thấy điện thoại có tin nhắn đến. Vô tình cầm điện thoại của chồng lên xem, cô sốc khi thấy đoạn tin nhắn mùi mẫn mà một nữ đồng nghiệp gửi cho anh.

Cuộc đời tủi nhục của cậu bé bỏ nhà đi vì bị bố và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn

Cuộc đời tủi nhục của cậu bé bỏ nhà đi vì bị bố và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn

Nuôi dạy con - 8 giờ trước

Bi kịch cuộc đời của cậu bé Hạ Triều Dũng bắt nguồn từ sự ghẻ lạnh, tàn nhẫn của người bố và mẹ kế.

6 cung hoàng đạo dễ bị lợi dụng nhất khi yêu

6 cung hoàng đạo dễ bị lợi dụng nhất khi yêu

Gia đình - 10 giờ trước

GĐXH - Trong tình yêu, rất nhiều người tốt bụng, nhẹ dạ cả tin, thường bị người khác lợi dụng tình cảm.

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc, tuổi trung niên rèn luyện ngay vẫn còn kịp

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc, tuổi trung niên rèn luyện ngay vẫn còn kịp

Gia đình - 10 giờ trước

Một nụ cười có sức mạnh không chỉ cải thiện tâm trạng của chính mình mà còn truyền đến những người xung quanh.

Chuyện tình xúc động của nữ tiến sĩ và người chồng 'mãi mãi tuổi 48'

Chuyện tình xúc động của nữ tiến sĩ và người chồng 'mãi mãi tuổi 48'

Chuyện vợ chồng - 13 giờ trước

Yêu say đắm và không ngần ngại cưới anh bảo vệ cơ quan, nữ tiến sĩ Hoàng Thị Hương Trà chưa một ngày nào hối tiếc về quyết định những năm 20 tuổi của mình.

Nhường chồng cho bạn thân, hơn 1 năm sau tôi mới biết sự thật chua chát

Nhường chồng cho bạn thân, hơn 1 năm sau tôi mới biết sự thật chua chát

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuối cùng, chúng tôi chọn cách ly hôn, tôi nhường chồng cho bạn thân của mình. Chồng tôi không bao giờ muốn ly hôn, nhưng cũng không nỡ cướp đi cơ hội làm mẹ cuối cùng của M.A.

Vợ hoang mang khi bị chồng đổ tội ngoại tình rồi kiên quyết ly hôn, phát hiện động cơ của anh ta mới ngã ngửa

Vợ hoang mang khi bị chồng đổ tội ngoại tình rồi kiên quyết ly hôn, phát hiện động cơ của anh ta mới ngã ngửa

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Bất kể chị giải thích thế nào, anh ta vẫn khăng khăng cho rằng vợ mình đã ngoại tình, đuổi chị ra khỏi nhà, thay đổi toàn bộ khóa cửa và kiên quyết ly hôn.

Cao thủ tình trường gọi tên 4 cung hoàng đạo nữ này

Cao thủ tình trường gọi tên 4 cung hoàng đạo nữ này

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Có những cô gái khổ sở vì lỡ gặp một người đàn ông đa tình. Thế nhưng khi những gã đào hoa gặp phải tuýp phụ nữ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây thì 'tắt điện' vì họ rất thông minh trong tình yêu.

Dịch vụ nghiền nát ảnh cưới 'đắt như tôm tươi', khách hàng phần lớn là phụ nữ

Dịch vụ nghiền nát ảnh cưới 'đắt như tôm tươi', khách hàng phần lớn là phụ nữ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Hậu chia tay, các cặp đôi tìm đến nhà máy xử lý kỷ vật tình yêu để nghiền nát những chiếc ảnh cưới và đồ lưu niệm. Những vụn rác thải này sẽ được chuyển tới một nhà máy điện nhiên liệu sinh học để tái chế.

Top