Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thú chơi tàn phá đại ngàn

Thứ sáu, 11:09 24/05/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Dạo quanh thành phố Pleiku (Gia Lai) hay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), từ nhà dân cho đến các khách sạn, nhà hàng, người ta dễ dàng bắt gặp những cặp lục bình sừng sững, được chạm trổ công phu, án ngữ ngay lối ra vào. Thú chơi này khiến rừng bị tàn phá…

Thú chơi tàn phá đại ngàn 1

Người dân phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy

Phá rừng làm “đồ chơi”

Nhà nào có điều kiện thì “tậu” những cặp lục bình to, cao tới hơn 2 mét với nhiều vân đẹp, chất lượng gỗ thuộc vào nhóm I như: trắc, hương, thủy tùng…Những cặp lục bình này có giá từ vài chục cho đến vài trăm triệu đồng. Ngay ở lối vào khách sạn G.V nằm ở trung tâm thành phố Pleiku (nơi chúng tôi nghỉ) cũng trưng bày cặp lục bình cao gần 2m được chế tác bằng gỗ thủy tùng. Anh chàng lễ tân trẻ cho chúng tôi biết: Bà chủ khách sạn tậu chúng với giá gần 200 triệu đồng.

Câu hỏi đặt ra là gỗ ở đâu để cung cấp cho thú chơi trưởng giả này? Đương nhiên gỗ ấy lấy từ rừng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến đại ngàn ngày càng bị tàn sát nhiều hơn, vì gỗ lớn gỗ nhỏ, từ thân cho đến cành, gốc cây đều có thể chế tác thành những món đồ chơi lục bình có giá trị. T.T S. (47 tuổi) ngụ ở huyện K’bang, Gia Lai là tay chuyên cung cấp gỗ cho các cơ sở chế tác lục bình tiết lộ: “Hiện giá một cặp lục bình bằng gỗ cà te chiều cao từ 1m đến 1,2m có giá khoảng 25 triệu đồng, còn lục bình bằng gỗ trắc, thủy tùng thì không định trước giá được, người mua và kẻ bán phải ngồi thỏa thuận ra giá cụ thể. Thời gian gần đây, lực lượng kiểm lâm kiểm tra gắt quá nên không còn gỗ đẹp để tung ra thị trường nữa, nên nhiều người chuyển sang mua gỗ tạp như chò xanh, chiêu liêu dùng tạm. Nói là gỗ tạp chứ một cặp lục bình bằng gỗ chiêu liêu cao gần 2m, lâm tặc phải bỏ ra 5 ngày để vào rừng sâu chọn cây để đốn hạ vận chuyển về, giá thành phẩm mỗi cặp cũng lên tới 30 triệu đồng”.
 
Trong chuyến đi công tác vào xã Kon Pne, huyện Kbang, Gia Lai, không dưới 10 lần chúng tôi dừng xe để ghi lại hình ảnh về những vạt rừng già bị người dân đốt cháy để lấy gỗ, làm nương rẫy. Hàng trăm cây gỗ 2 đến 3 người ôm bị đốn hạ không thương tiếc. Trên đường ra xã, những chiếc xe lôi chở gỗ liên tục chạy ra khỏi rừng... Theo dân bản địa: Thú chơi lục bình rất kén chọn cây, những tay thu mua chỉ chọn những đoạn gỗ thẳng tắp, không bị hư hỏng để dễ chế tác. Chính vì vậy, những cây gỗ có đường kính lớn, thân thẳng chỉ còn ở trong rừng sâu. 
 
Xâm nhập xưởng sản xuất lục bình

Tại những huyện Ea H’leo, Ea Súp, Cư M’ga…của Đắk Lắk, những xưởng chế tác lục bình trên địa bàn mọc lên như nấm, vì vậy tìm đến những nơi này không có gì khó khăn.
Thú chơi tàn phá đại ngàn 2
 

Sau chầu nhậu, H - một người ở xã Đạt Lý (Buôn Ma Thuột) dắt chúng tôi vào một xưởng chế tác gỗ trên địa bàn. Đập vào mắt chúng tôi là vô số cây gỗ nằm ngổn ngang. Những người thợ hì hục tra những khúc gỗ vào máy tiện rồi bấm nút cho quay tít , chỉ trong tích tắc những chiếc lục bình cỡ nhỏ được hình thành mẫu mã. Ngừng công việc, T chủ cơ sở tiện cười nói: “Những chiếc lục bình cao từ 1m trở lên chúng tôi chỉ lấy phần lõi của thân, còn lại là róc bỏ hết. Người chơi ai cũng thích sở hữu những cặp lục bình bằng thủy tùng, vì lõi gỗ có mùi thơm, vân đẹp. Một cặp lục bình cao 1m20 trở lên bằng thủy tùng sẽ có giá không dưới 120 triệu, còn lục bình làm bằng gỗ trắc thì chỉ dành cho những đại gia lắm tiền nhiều của mới đủ đẳng cấp để sở hữu.

Chủ xưởng  gỗ này còn cho biết: Trong rừng các loại gỗ quí thuộc nhóm I như trắc, hương… hiện nay rất khó kiếm, nhưng gốc thì còn rất nhiều, chính vì vậy mà xu hướng của người dân chuyển sang thu mua gốc những cây cổ thụ này để mướn thợ tạc đẽo thành những bức tượng có giá trị lên đến vài trăm triệu. T. tiết lộ, cách đây một năm, một đại gia trên phố xuống mướn anh đục đẽo phần rễ của một gốc hương có đường kính trên 2m, sau 4 tháng hì hục làm việc thì người sở hữu trả gần 70 triệu tiền công.
 
Để phục vụ kiểu chơi mang phong cách trưởng giả của người dân phố núi, mà cây rừng từng ngày bị tàn phá nghiêm trọng. Gỗ hết lại đào lấy gốc, chính vì vậy mà các vạt rừng ở Gia Lai, Đắk Lắk không chỗ nào là không có lưỡi cưa của lâm tặc lia qua. Rừng chính là nhân tố chống lũ lụt hạn hán, nếu các cơ quan chức năng sở tại không có biện pháp ngăn chặn triệt để thì môi trường sống đã và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
Quốc Định - Du Nguyễn
daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện một số hành vi như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất.

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

Pháp luật - 3 giờ trước

Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, "trùm" lừa đảo Trần Thị Mỹ Hiền đã bỏ trốn.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Cùng với biểu tượng quốc kỳ Việt Nam, miếng dán có ký hiệu khác nhau trên vai áo lực lượng cảnh sát cơ động trong buổi diễu binh, diễu hành nhân 50 năm ngày Truyền thống Lực lượng Cảnh sát cơ động thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Đời sống - 3 giờ trước

16 điểm bắn pháo hoa gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động, không tuân thủ văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 6 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Top