Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời điểm "vàng" cho người mua nhà tận dụng dòng tiền rẻ?

Thứ năm, 07:25 02/05/2024 | Bảo vệ người tiêu dùng

Một số đơn vị cho rằng thời điểm này là cơ hội cho các khách hàng, nhà đầu tư quyết định nhanh chóng, chấp nhận rủi ro vào thị trường để tận dụng dòng tiền rẻ.

Báo cáo thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm của nhiều đơn vị nghiên cứu cho thấy những tín hiệu tích cực. Niềm tin của các chủ thể tham gia thị trường đã ngày càng được củng cố.

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) chỉ ra, 70% chủ đầu tư có sản phẩm đủ điều kiện mở bán đã sẵn sàng bung hàng. Ngay từ cuối quý I năm nay, các chủ đầu tư bắt đầu kích hoạt triển khai hàng loạt dự án, các hoạt động khởi công, "làm mới hàng cũ" diễn ra rầm rộ với quy mô ngày càng lớn...

Thống kê cũng cho thấy trong quý I vừa qua, phân khúc nhà ở đón nhận khoảng 20.541 sản phẩm được chào bán. Trong đó có hơn 4.300 sản phẩm từ các dự án mở bán mới hoàn toàn. Giao dịch trong phân khúc này tăng, với 6.200 giao dịch, tăng 8% so với quý IV/2023 và gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Riêng phân khúc căn hộ ghi nhận hơn 3.000 căn mới với tỷ lệ hấp thụ đạt 57%.

Thời điểm "vàng" cho người mua nhà tận dụng dòng tiền rẻ? - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản phía tây Hà Nội phát triển nhanh thời gian qua (Ảnh minh họa: Hà Phong).

Ngoài ra, tín dụng tiêu dùng bất động sản tiếp tục giảm trong quý I năm nay đã phản ánh sự thận trọng của người mua. VARS cho rằng, thời điểm này là cơ hội cho các khách hàng, nhà đầu tư quyết định nhanh chóng, chấp nhận rủi ro vào thị trường để tận dụng dòng tiền rẻ và chính sách bán hàng tốt nhưng vẫn phải đảm bảo không lợi dụng đòn bẩy tài chính quá cao.

"Mặc dù thận trọng hơn trong quyết định rót tiền ra nhưng nếu nguồn cung hợp lý thì có tới 70% khách hàng, nhà đầu tư của họ sẵn sàng "xuống tiền" mua bất động sản trong năm 2024. Khách hàng lựa chọn kỹ phân khúc, loại hình bất động sản trước khi xuống tiền. Đất nền, thấp tầng là hai phân khúc nhận được sự quan tâm nhiều nhất", trích thông tin khảo sát từ VARS.

Báo cáo thị trường bất động sản mới đây của CBRE cho thấy, thời điểm cuối quý I năm nay đã ghi nhận nhiều dự án triển khai hoạt động đặt chỗ không chỉ tại Hà Nội và TPHCM mà còn tại các tỉnh thành lân cận như Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh và Bình Dương, báo hiệu thị trường trong thời gian tới bùng nổ hơn cả về nguồn cung và tỷ lệ hấp thụ.

Nguồn cung mới dồi dào hơn với vị trí tương đối tốt sẽ có khả năng thu hút dòng tiền của nhà đầu tư, khiến mặt bằng giá tại thị trường thứ cấp được kỳ vọng sẽ dần ổn định trở lại trong các quý tiếp theo sau thời gian tăng trưởng nóng vừa qua.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia lĩnh vực bất động sản, việc lãi suất cho vay xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua trong bối cảnh kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi không chỉ là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển dự án, mà còn giúp cánh cửa vay mua nhà của người dân mở rộng hơn. Mặc dù, nhiều người vẫn e ngại về mức lãi suất thả nổi sau ưu đãi.

Tuy nhiên, so với năm ngoái, lãi suất thế chấp thả nổi trung bình hiện ở mức khoảng 9-11%, đã giảm từ mức đỉnh là 13-15% mỗi năm. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã phối hợp với chủ đầu tư, tung ra chính sách với cam kết mức trần lãi suất tối đa, người mua nhà sẽ tránh được những "rủi ro" liên quan đến lãi suất thả nổi.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS - cho rằng, đến thời điểm hiện tại, các tổ chức tín dụng hầu hết khuyến khích các khoản vay mua nhà để ở - là các khoản vay ít rủi ro và điều khoản tài sản đảm bảo rõ ràng.

Lãi suất cho vay đang duy trì ổn định, trong đó có cả lãi suất cho vay mua nhà, thời hạn vay kéo dài 25-30 năm, giảm áp lực trả nợ từng tháng cho người vay vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn đang tích cực tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất theo tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

"Tác động có độ trễ của chính sách do dư nợ tín dụng chủ yếu nằm ở cho vay trung, dài hạn và các biện pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới", ông Đính nhấn mạnh.

Về nhu cầu đầu tư, vị chuyên gia này cũng cho rằng, sau một thời gian dài cẩn trọng quan sát từng động thái, diễn biến của thị trường, khách hàng, nhà đầu tư đã bắt đầu thể hiện rõ sự quan tâm trở lại với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khẩu vị rủi ro của các chủ thể này đã thay đổi sau các bài học từ những giai đoạn trước.

"Khách hàng, nhà đầu tư hiện trở nên đắn đo, thận trọng, tính toán hơn trong việc xuống tiền. Họ sẵn sàng dành thời gian, chi phí để kiểm tra pháp lý và nghiên cứu, đánh giá thật kỹ mức giá và tính thanh khoản trước khi quyết định", ông Đính nhấn mạnh thêm.

Về tổng quan về diễn biến thị trường năm 2024, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận xét, những dấu hiệu phục hồi của kinh tế Việt Nam cùng với các hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy việc đưa Luật đất đai sửa đổi 2024 sớm đi vào hiệu lực đã góp phần củng cố tâm lý của cả nhà đầu tư tổ chức lẫn nhà đầu tư cá nhân trong thời gian vừa qua.

"Năm 2024 được đánh giá là năm bản lề để thị trường có thể chuyển tiếp sang một giai đoạn phát triển mới lành mạnh và bền vững hơn. Các chủ thể tham gia thị trường năm 2024 sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các chính sách mua nhà, chính sách thuê mặt bằng với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp giảm thiểu chi phí đầu tư", bà Dung chia sẻ.

Còn theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận Bán hàng CBRE Việt Nam, nhận định 2024 là năm bản lề của thị trường bất động sản trước khi các luật mới (Luật Đất đai sửa đổi, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi và Luật Nhà ở sửa đổi) liên quan đến lĩnh vực này có hiệu lực.

Theo ông Kiệt, vì là năm bản lề nên các chủ đầu tư, khách hàng đều chưa chắc chắn điều gì sẽ xảy ra nhưng giá một số phân khúc (căn hộ, đất nền…) thì đã chuyển sang xu hướng tăng vì nhiều lý do như thời kỳ tiền rẻ, kỳ vọng của thị trường, chi phí đầu vào cho dự án tăng…

"Người có nhu cầu mua nhà để ở nên mua sớm vì giá khó giảm thêm, nếu chần chừ sẽ không mua được những vị trí tốt. Còn ở phân khúc đất nền, luật mới siết chặt hoạt động phân lô, nguồn cung hạn chế nên giá sẽ khó", ông Kiệt nêu quan điểm.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng chậm nhất vào ngày mai (17/5), chênh lệch giá vàng liệu có giảm?

Phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng chậm nhất vào ngày mai (17/5), chênh lệch giá vàng liệu có giảm?

Bảo vệ người tiêu dùng - 27 giây trước

GĐXH - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu, chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng.

Xử phạt 2 cơ sở sản xuất đậu phụ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở TP Vinh

Xử phạt 2 cơ sở sản xuất đậu phụ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở TP Vinh

Bảo vệ người tiêu dùng - 22 giờ trước

GĐXH - Hai cơ sở sản xuất đậu phụ ở TP Vinh (Nghệ An) vừa bị Công an TP Vinh kiểm tra, phát hiện không đủ điều kiện về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thanh Hóa: Mạnh tay xử lý những gian lận trong kinh doanh vàng

Thanh Hóa: Mạnh tay xử lý những gian lận trong kinh doanh vàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH – Cơ quan chức năng phối hợp, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng, xử lý nghiêm những vi phạm.

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 6): Điều trị da và dùng mỹ phẩm của 'phòng khám' YC Việt Nam gần 6 tháng, bệnh nhân nhận kết luận bất ngờ từ bác sĩ

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 6): Điều trị da và dùng mỹ phẩm của 'phòng khám' YC Việt Nam gần 6 tháng, bệnh nhân nhận kết luận bất ngờ từ bác sĩ

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Sau gần 6 tháng điều trị da tại 'Phòng khám' YC Việt Nam (số 85 Bùi Thị Xuân, Hà Nội) không có kết quả, chị B khám da tại Bệnh viện Da liễu Trung ương được chẩn đoán bị nhiều bệnh về da, trong đó có bệnh lý Ochronosis ngoại sinh. Theo bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh Ochronosis ngoại sinh do dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc dài ngày.

Túi tiền người dân 'thua xa' giá nhà

Túi tiền người dân 'thua xa' giá nhà

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

Theo Bộ Tài chính, giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân nên lượng giao dịch trên thị trường sụt giảm dẫn tới số thu về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản năm 2023 giảm mạnh.

Cận cảnh gần 2.000 gói cà phê Phạm Phong Phú là hàng giả, không có thành phần caffeine

Cận cảnh gần 2.000 gói cà phê Phạm Phong Phú là hàng giả, không có thành phần caffeine

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 13/5, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng tỉnh An Giang vừa chuyển hồ sơ liên quan đến 1.900 gói cà phê mang thương hiệu Phạm Phong Phú đến cơ quan điều tra.

Giá vàng biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân thận trọng khi tham gia giao dịch vàng

Giá vàng biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân thận trọng khi tham gia giao dịch vàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh giá vàng biến động mạnh.

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 5): Nâng mũi ở Viện Thẩm mỹ Quốc tế ChangWon, một phụ nữ Hà Nội nhập viện cấp cứu, 'suýt' nhiễm trùng máu, phải chỉ định ngưng thai

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 5): Nâng mũi ở Viện Thẩm mỹ Quốc tế ChangWon, một phụ nữ Hà Nội nhập viện cấp cứu, 'suýt' nhiễm trùng máu, phải chỉ định ngưng thai

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Mặc dù việc cấp cứu kịp thời đã diễn ra được khoảng 2 tháng nay, nhưng đến hiện tại, chị P vẫn chưa hết bàng hoàng khi nghĩ đến những biến chứng phải hứng chịu, sau thực hiện nâng mũi tại Viện Thẩm mỹ Quốc tế ChangWon.

Măng cụt xanh lại sốt xình xịch, giá nửa triệu đồng/kg

Măng cụt xanh lại sốt xình xịch, giá nửa triệu đồng/kg

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

Sau cơn sốt "gỏi gà măng cụt", măng cụt xanh rớt giá thảm hại nhưng hiện giờ loại quả này lại được rao bán trên chợ mạng với giá 400.000 - 500.000 đồng/kg đã gọt vỏ.

Hà Nội: Triển khai không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa từ 01/6 mang lợi ích gì?

Hà Nội: Triển khai không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa từ 01/6 mang lợi ích gì?

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, việc thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính sẽ giúp đối soát để nộp tiền vào kho bạc tự động, giảm thiểu các rủi ro khi lưu giữ tiền phí, lệ phí và minh bạch hơn trong quá trình giao dịch giữa công dân với cơ quan Nhà nước.

Top