Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thỏa thuận toàn cầu về di cư và xây dựng chương trình sức khỏe người di cư Việt Nam

Thứ sáu, 16:20 26/11/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức Hội thảo triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư và xây dựng chương trình sức khỏe người di cư Việt Nam.

Hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu Kế hoạch triển khai Thỏa thuận Toàn cầu về Di cư Hợp pháp, An toàn và Trật tự (GCM) của Bộ Y tế, lấy ý kiến đóng góp vào việc xây dựng Chương trình sức khỏe người di cư tại Việt Nam, thúc đẩy sự hợp tác tiềm năng giữa các bên có liên quan trong việc nâng cao sức khỏe người di cư nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay.

Di cư là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Trên thế giới hiện có khoảng 272 triệu người di cư trong tổng dân số hơn 7 tỷ người. Hai phần ba trong tổng số người di cư là lao động di cư.

Tại Việt Nam, với khoảng 98 triệu người, Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 65,4 triệu người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi), chiếm 68,0% tổng dân số. Số lượng dân số trong độ tuổi lao động lớn, mang đến nhiều lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nhưng cũng tác động đến các dòng di cư tại Việt Nam.

Thỏa thuận toàn cầu về di cư và xây dựng chương trình sức khỏe người di cư Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng Cục Dân số phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: BTC

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế nhấn mạnh: "Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người di cư. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới, Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 đã nhấn mạnh bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có dịch vụ y tế-dân số".

Nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện, đa ngành, tối ưu hóa lợi ích của di cư, đồng thời giảm thiểu những rủi ro của quá trình này, Liên hợp quốc đã thông qua Thỏa thuận Toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự. Ngày 20/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc. Ngày 31/12/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5608/QĐ-BYT để triển khai Thỏa thuận này trong lĩnh vực y tế.

Thỏa thuận toàn cầu về di cư và xây dựng chương trình sức khỏe người di cư Việt Nam - Ảnh 2.

Bà Mihyung Park, trưởng phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam, phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: BTC

Phát biểu tại Hội thảo, bà Mihyung Park, Trưởng Phái đoàn Di cư Quốc tế tại Việt Nam cho biết: "Thỏa thuận Toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự lấy sức khỏe người di cư làm ưu tiên xuyên suốt với việc đề cập đến vấn đề sức khỏe và tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe trong một số mục tiêu của Thỏa thuận. Cùng với Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc và Nghị quyết của Hội đồng Y tế thế giới, việc thực hiện Thỏa thuận toàn cầu mang đến cơ hội to lớn trong việc nâng cao sức khỏe người di cư và thúc đẩy các quan hệ đối tác cũng như chính sách đa ngành có liên quan".

Người di cư khỏe mạnh là lực lượng lao động quan trọng góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa. Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người di cư là sự tổng hòa các mối quan hệ, hợp tác giữa các bên có liên quan.

Tháng 5 năm 2021, Bộ Y tế đã thành lập Nhóm Kỹ thuật Sức khỏe Người Di cư Việt Nam với sự tham gia của các Bộ, ngành, các cơ quan của Liên hợp quốc. Mục tiêu chính của Nhóm là hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật, chia sẻ, kết nối giữa các bên có liên quan trong việc xây dựng các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến sức khỏe người di cư trong lĩnh vực y tế-dân số.

Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, người di cư, người sử dụng lao động, người làm công tác y tế-dân số theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp. Hội thảo như một sự khởi đầu cho các hoạt động của Bộ Y tế liên quan đến vấn đề di cư và sức khỏe người di cư cũng như việc thực hiện Thỏa thuận toàn cầu.

PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 53 phút trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top