Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ tái chế hàng trăm nghìn bao cao su đã qua sử dụng: Làm sao để quản lý được chất lượng bao cao su trên thị trường?

Thứ sáu, 15:20 25/09/2020 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet – Tại Việt Nam, bao cao su đang được lưu thông trên thị trường với nhiều chủng loại, mẫu mã, màu sắc và trong số đó có nhiều hàng nhái, hàng giả, không có nguồn gốc xuất xứ nhưng vẫn chưa được quản lý về chất lượng sản phẩm.

Mới đây, sự việc hơn 300.000 bao cao su đã qua sử dụng được tái chế thành mới để đưa ra thị trường đã khiến dư luận hoang mang. 

Sự việc này không chỉ khiến người tiêu dùng lo lắng về mối hiểm họa khôn lường từ những chiếc bao cao su tái chế mà còn dấy lên sự e ngại về vấn nạn sản xuất, buôn bán bao cao su giả, bao cao su kém chất lượng, đe dọa đến sức khỏe người dùng.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, bà Đặng Quỳnh Thư, Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, trên thị trường Việt Nam có khoảng hơn 100 nhãn hiệu bao cao su khác nhau nhưng trong số đó chỉ có một số rất nhỏ được sản xuất trong nước, còn chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài qua ngạch chính thống và tiểu ngạch. 

Từ vụ tái chế hàng trăm nghìn bao cao su đã qua sử dụng: Làm sao để quản lý được chất lượng bao cao su trên thị trường? - Ảnh 2.

Nhiều cơ sở sản xuất bao cao su giả, bao cao su kém chất lượng bị các cơ quan chức năng phát hiện. Ảnh TL

Theo bà Đặng Quỳnh Thư, do bao cao su thuộc hàng hóa thông thường (nhóm 1) nên khi nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam, chất lượng bao cao su chủ yếu thông qua tiêu chuẩn tự công bố của nhà sản xuất.

Chính vì thế, bao cao su trên thị trường chưa có cơ quan chuyên môn nào kiểm tra về chất lượng sản phẩm mà mới chỉ được cơ quan quản lý thị trường kiểm tra về nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và hóa đơn. Do đó, nếu chất lượng bao cao su không được đảm bảo, nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng là rất cao.

Theo nghiên cứu đánh giá của Tổ chức Crown Agents được tiến hành trên thị trường tự do Việt Nam năm 2013 cho thấy, có 26% bao cao su trên thị trường không đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam cần khoảng từ 300 - 400 triệu bao cao su, đồng nghĩa với việc tương ứng có khoảng gần 100 triệu chiếc bao cao su có thể không đạt chuẩn.

"Khi sử dụng bao cao su không đạt chuẩn, chất lượng kém không chỉ dẫn đến những hậu quả như mang thai và sinh con ngoài ý muốn, làm gia tăng tình trạng nạo phá thai, HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục... mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí tính mạng người sử dụng", Vụ trưởng Đặng Quỳnh Thư nhấn mạnh.

Theo bà Đặng Quỳnh Thư, trên thế giới, để quản lý chất lượng các phương tiện tránh thai, trong đó có bao cao su nam, nhiều nước đã áp dụng công bố quy định về tiêu chuẩn. Đây là những tiêu chuẩn tối thiểu mà sản phẩm cần đạt được về vận hành, chất lượng, độ an toàn và các phép thử tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa đảm bảo các tiêu chuẩn này mới được mua, bán, nhập khẩu.

Bên cạnh đó, một số quốc gia dựa vào hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO); một số nước khác quản lý chất lượng bằng cách xây dựng tiêu chuẩn riêng về bao cao su dựa vào tiêu chuẩn quốc tế ISO.

Tại Việt Nam, bao cao su đang được lưu thông trên thị trường với nhiều chủng loại, mẫu mã, màu sắc và trong số đó có nhiều hàng nhái, hàng giả, không có nguồn gốc xuất xứ nhưng vẫn chưa được quản lý thông qua quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quy định trong dược điển. Vì vậy, các nhà sản xuất hoặc đơn vị xuất nhập khẩu bao cao su hầu hết vẫn đang tự áp dụng theo tiêu chuẩn ISO và việc áp dụng chỉ mang tính chất tự nguyện, chưa bắt buộc.

Do đó, dưới góc độ quản lý nhà nước, bà Đặng Quỳnh Thư cho rằng, để đảm bảo chất lượng các phương tiện tránh thai nói chung, bao cao su nói riêng, cần xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao cao su nam và giao cho đơn vị quản lý nhà nước làm đầu mối xây dựng để có công cụ, cơ sở pháp lý quản lý chất lượng, kiểm tra, giám sát đảm bảo được chất lượng sử dụng, an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc đua tam mã Ngoại hạng Anh cùng loạt nội dung giải trí đỉnh cao tháng 4 & 5 trên K+

Cuộc đua tam mã Ngoại hạng Anh cùng loạt nội dung giải trí đỉnh cao tháng 4 & 5 trên K+

Sản phẩm - Dịch vụ - 34 phút trước

Từ 13/4 - 12/5, với khách hàng sử dụng truyền hình vệ tinh DTH, giảm 50% combo trọn bộ thiết bị HD và thuê bao gói K+ Trọn Vẹn thời hạn 6 hoặc 9 tháng. Trọn bộ thiết bị chỉ còn 600.000đ, thuê bao chỉ còn 87.500đ/tháng.

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Sản phẩm - Dịch vụ - 34 phút trước

Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.

Giá vàng hôm nay 19/4: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ vọt tăng, vàng miếng SJC thế nào?

Giá vàng hôm nay 19/4: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ vọt tăng, vàng miếng SJC thế nào?

Giá cả thị trường - 1 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng miếng SJC vượt mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 76,6 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 - 670.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Chi tiết xe ga giá rẻ hơn Vision, chỉ 24 triệu đồng mà trang bị ngang Air Blade

Chi tiết xe ga giá rẻ hơn Vision, chỉ 24 triệu đồng mà trang bị ngang Air Blade

Giá cả thị trường - 1 giờ trước

GĐXH - Xe ga mới của Yamaha hoàn toàn đủ khả năng đe doạ vị thế của Honda Air Blade nhờ có động cơ hybrid tiết kiệm nhiên liệu, trang bị hiện đại mà giá bán còn rẻ hơn cả Honda Vision.

Giá lăn bánh Toyota Vios mới nhất bao nhiêu mà Hyundai Accent và Honda City chấp nhận bị lấn át?

Giá lăn bánh Toyota Vios mới nhất bao nhiêu mà Hyundai Accent và Honda City chấp nhận bị lấn át?

Giá cả thị trường - 1 giờ trước

GĐXH - Giá lăn bánh Toyota Vios mới nhất đang vô cùng hấp dẫn, hoàn toàn có thể khiến cả Hyundai Accent và Honda City lép vế.

Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở từ nay đến cuối năm 2024 được tính thế nào?

Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở từ nay đến cuối năm 2024 được tính thế nào?

Sản phẩm - Dịch vụ - 2 giờ trước

GĐXH - Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở người dân cần đóng các khoản như tiền sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ.

Giá nhà tại trung tâm TP.HCM hiện ra sao?

Giá nhà tại trung tâm TP.HCM hiện ra sao?

Giá cả thị trường - 3 giờ trước

Giá nhà tại các tuyến đường trung tâm TP.HCM dao động từ 450 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/m2, thậm chí có những căn nhà từ 2 đến 4 tỷ đồng/m2.

Nhu cầu tìm kiếm đất nền tăng

Nhu cầu tìm kiếm đất nền tăng

Xu hướng - 16 giờ trước

Nhiều chuyên gia dự báo rằng đà phục hồi của đất nền sẽ diễn biến tích cực hơn.

500 'triệu phú' xứ Huế nhờ nuôi con đại bổ ở tuyệt tình cốc

500 'triệu phú' xứ Huế nhờ nuôi con đại bổ ở tuyệt tình cốc

Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trước

Hơn 500 hộ dân nuôi hàu ở thị trấn Lăng Cô có thu nhập trung bình 30-40 triệu đồng/năm, có hộ thu vài trăm triệu đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng.

Chuyên gia chỉ cách hạ 'cơn sốt' giá nhà đất

Chuyên gia chỉ cách hạ 'cơn sốt' giá nhà đất

Sản phẩm - Dịch vụ - 19 giờ trước

Theo chuyên gia, phải tái cấu trúc thị trường phải đẩy nhanh một số dự án ở khu vực có thể bán. Đẩy nhanh việc phát triển nhà ở xã hội - phân khúc có nhu cầu thực người dân sẵn sàng xuống tiền.

Top