Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thành tỷ phú nhờ tận dụng cơ hội từ đại dịch

Thứ bảy, 16:10 17/04/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

Ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp.

Zoom - ứng dụng quen thuộc của nhiều người Việt thời Covid-19 có doanh thu bùng nổ do người dùng tăng mạnh dưới yêu cầu giãn cách để chống dịch. DN này thu về 882,5 triệu USD trong quý I/2021, tăng 369% so với cùng kỳ năm ngoái trước khi cuộc sống toàn thế giới bị đảo lộn do đại dịch Covid-19. Thu nhập ròng trong quý này đạt 260,4 triệu USD, cao hơn nhiều so với khoản 15,3 triệu USD cùng kỳ năm trước. Zoom dự báo doanh thu trong quý tài chính hiện nay sẽ rơi vào khoảng 900 - 905 triệu USD và doanh thu trong năm tài khóa này đạt ít nhất 3,7 tỷ USD.

Hưởng lợi từ giãn cách chống Covid-19, các hãng thương mại điện tử báo thắng lớn. Tài sản của Colin Zheng Huang - chủ tịch trang thương mại điện tử Pinduoduo tăng từ 32,4 tỷ USD lên 52 tỷ USD trong năm nay. Trong khi đó, Jack Ma - đồng sáng lập Alibaba kiếm thêm 18,9 tỷ USD, nâng giá trị tài sản lên 61,7 tỷ USD.

Và tất nhiên không thể bỏ qua ngành y dược. Năm 2020, người giàu nhất Singapore, Li Xiting, chủ tịch Công ty thiết bị y tế Mindray Bio-Medical Electronics (Mindray), đã kiếm 1 tỉ USD mỗi tháng, nhờ giá cổ phiếu công ty thiết bị y tế của ông tăng mạnh giữa đại dịch. Sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 khiến nhu cầu đối với bộ kit xét nghiệm, đồ bảo hộ và phương pháp điều trị virus mới này tăng chóng mặt.

Đại diện Mindray cho hay, đơn hàng của công ty đã tăng vọt trong tháng 3 từ 100 quốc gia trên thế giới với nhu cầu về thiết bị y tế để ứng phó với dịch, chỉ tính riêng Italia đã đặt 10.000 máy thở. Công ty này có khả năng sản xuất 2.200 máy thở mỗi tuần, chiếm khoảng 20% công suất toàn thế giới.

Moderna và BioNTech – 2 nhà phát triển vắc-xin Covid-19, cũng chứng kiến cổ phiếu tăng hơn 3 lần trong năm nay. Các nhà phân tích ở Phố Wall dự báo rằng, hai công ty này sẽ đạt doanh thủ 32 tỷ USD từ vắc xin Covid-19 trong năm 2021. Đó là còn chưa tính tới hiệu ứng nâng vị thế đến từ việc các hãng dược này giúp mở ra một lối thoát tiềm năng cho thế giới khỏi đại dịch tồi tệ nhất trong 1 thế kỷ trở lại đây.

Theo báo cáo mới đây của Forbes, số lượng tỉ phú tăng 660 người, lên 2.755 tỉ phú, tăng khoảng 30% so với năm ngoái. Trong số này có 493 người thuộc diện lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách tỉ phú thế giới. Hơn 40 người giàu lên nhờ tham gia cuộc chiến chống Covid-19. Một số cái tên có thể kể tới như Li Jianquan giàu lên nhờ sản xuất hàng tỷ khẩu trang và hàng triệu đồ dùng bảo hộ cho các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống đại dịch. Hay như Chen Xiao Ying là nhà đầu tư vào mảng y tế trực tuyến Alibaba Health Information Technology của Alibaba.

Bứt phá trong mùa dịch

Ở Việt Nam, ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội.

Báo cáo tập đoàn FPT này cho thấy, chuyển đổi số là điểm sáng trong cơ cấu doanh thu khi mảng này đóng góp 3.219 tỷ đồng, tăng trưởng 31%, so với năm 2020 nhờ nhu cầu đầu tư chuyển đổi số tăng trưởng mạnh trên phạm vi toàn cầu. Đối với mảng công nghệ nói chung, doanh thu ký mới năm 2020 đạt 13.905 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2019. Số lượng khách hàng tăng gần 19% trong khi số dự án có quy mô hàng triệu USD tăng gần 29% so với năm trước.

Đối mặt với sự sụt giảm xuất khẩu do dịch bệnh, May 10 đã chuyển đổi sản phẩm và thị trường. Thay vì hàng cao cấp đã chuyển sang hàng bảo hộ, hàng truyền thống; chuyển hướng vào nội địa để cứu xuất khẩu để giữ vững được mục tiêu kinh doanh. Năm 2021, DN đăt mục tiêu tăng trưởng thị trường nội địa từ 20 đến 30 % so với năm 2020 như 1 hướng đi chiến lược mới.

Bà Nguyễn Thị Bảo Hiền - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hiền Lê chuyên kinh doanh nông sản cho biết, sau dịch bệnh, năm 2021, DN đang nghiên cứu xây dựng nhà máy có công suất gấp 7 lần nhà máy hiện tại. Hy vọng đến hết năm 2022, chúng tôi sẽ có nhà máy mới và các sản phẩm mới.

Năm 2020, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 lan rộng, nhận định nhu cầu găng tay trên thị trường tăng mạnh, CTCP Merufa quyết định đầu tư phân xưởng sản xuất găng tay số 2 với tổng vốn đầu tư 230 tỷ đồng. Thời gian đầu tư khoảng 8-12 tháng để đẩy nhanh tiến độ, dự kiến khoảng tháng 3-4 hoàn thành để sản phẩm kịp có mặt ở thị trường thời điểm giá bán cao.

Báo cáo tài chính năm 2020 ghi nhận doanh thu thuần cả năm đạt gần 198 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 13 tỷ đồng, tăng trưởng 95% so với năm 2019. EPS đạt 3.260 đồng.

Đặc biệt, Công ty cổ phần VRG Khải Hoàn công ty lớn nhất về găng tay cao sư cho biết, từ đầu năm 2020, lượng đơn hàng tăng cao giúp nhà máy chạy hết 100% công suất thiết kế. Lợi nhuận sau thuế cả năm 2020 đạt 440 tỷ đồng, gấp hơn 40 lần so với các năm trước. Hiện tại VRG Khải Hoàn đã nhận đủ đơn hàng găng tay cho năm 2021, thậm chí sản lượng cho năm 2022 cũng đã được đối tác đặt mua hết.

Cú hích chuyển đổi

Đại dịch Covid-19 tạo ra những khó khăn, thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội đáng kể. Đây là khoảng thời gian cộng đồng doanh nghiệp nhận thức rõ hơn yêu cầu về tăng cường khả năng chống chịu và định hướng phát triển bền vững của mình.

Theo đó, để vượt qua thách thức trước mắt và trong tương lai, các DN buộc phải nhạy bén sẽ chuyển trạng thái từ "đóng băng" sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát triển. Có những DN trước đây nửa năm chưa ra sản phẩm mới, nhưng khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đã nhanh chóng đưa ra sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, đồng thời hỗ trợ tích cực chống dịch.

Thời điểm này cũng là dịp để các DN Việt Nam chuyển đổi số, sáng tạo trong mô hình kinh doanh mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tận dụng cơ hội chiếm lĩnh thị trường.Điều này không chỉ giúp DN trụ lại trong bối cảnh của dịch, mà còn tạo nền tảng để DN sẵn sàng ứng phó với các biến động khác trong tương lai, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững hơn.

Theo khảo sát HSBC Navigator công bố đầu tháng 12/2020, 68% DN Việt Nam cho biết, đã thực hiện các thay đổi nhằm đối phó với dịch bệnh. Các DN nói rằng sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ để cải thiện tốc độ tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng mới và tăng cường tự động hóa, hiệu quả hoạt động.

Vượt qua những khó khăn thách thức, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đồng thời, việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế là cơ hội "vàng" cho  DN sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch tới Việt Nam.

Theo Duy Anh

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Nhu cầu tìm kiếm đất nền tăng

Nhu cầu tìm kiếm đất nền tăng

Xu hướng - 12 giờ trước

Nhiều chuyên gia dự báo rằng đà phục hồi của đất nền sẽ diễn biến tích cực hơn.

500 'triệu phú' xứ Huế nhờ nuôi con đại bổ ở tuyệt tình cốc

500 'triệu phú' xứ Huế nhờ nuôi con đại bổ ở tuyệt tình cốc

Sản phẩm - Dịch vụ - 13 giờ trước

Hơn 500 hộ dân nuôi hàu ở thị trấn Lăng Cô có thu nhập trung bình 30-40 triệu đồng/năm, có hộ thu vài trăm triệu đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng.

Chuyên gia chỉ cách hạ 'cơn sốt' giá nhà đất

Chuyên gia chỉ cách hạ 'cơn sốt' giá nhà đất

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

Theo chuyên gia, phải tái cấu trúc thị trường phải đẩy nhanh một số dự án ở khu vực có thể bán. Đẩy nhanh việc phát triển nhà ở xã hội - phân khúc có nhu cầu thực người dân sẵn sàng xuống tiền.

Từ hiện tượng 'thổi giá' chung cư: Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội 'vào cuộc' kiểm tra

Từ hiện tượng 'thổi giá' chung cư: Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội 'vào cuộc' kiểm tra

Bảo vệ người tiêu dùng - 16 giờ trước

GĐXH - Từ hiện tượng căn hộ chung cư có dấu hiệu bị "thổi giá", Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản. Đặc biệt các dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường.

Nghịch lý, ngân hàng giảm lãi suất, nhu cầu vay mua nhà đất vẫn giảm

Nghịch lý, ngân hàng giảm lãi suất, nhu cầu vay mua nhà đất vẫn giảm

Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trước

GĐXH - Theo số liệu mới đây của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay vốn tiêu dùng - tự sử dụng bất động sản chỉ tăng hơn 1% năm 2023, mức thấp nhất 5 năm qua, cho thấy người tiêu dùng vẫn không ưu tiên nhu cầu mua nhà.

Loạn giá măng cụt xanh đầu mùa, có nơi rao gần 1 triệu đồng/kg

Loạn giá măng cụt xanh đầu mùa, có nơi rao gần 1 triệu đồng/kg

Giá cả thị trường - 23 giờ trước

Măng cụt xanh đã gọt vỏ được rao bán ở nhiều mức giá khác nhau, từ 500.000 đồng/kg đến 800.000 đồng/kg.

Đu trend trà sữa hành lá, người trẻ ăn uống khó hiểu hay chiêu trò của quán?

Đu trend trà sữa hành lá, người trẻ ăn uống khó hiểu hay chiêu trò của quán?

Xu hướng - 1 ngày trước

Nếu năm ngoái, món gỏi gà măng cụt, trà mãng cầu lên đồng thì năm nay người trẻ Việt không ngại chi tiền cho loại thức uống khó hiểu là trà sữa hành lá, trà sữa ớt.

Trang sức giả thương hiệu vẫn được cửa hàng kim hoàn công khai bày bán

Trang sức giả thương hiệu vẫn được cửa hàng kim hoàn công khai bày bán

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 17/4, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa thu giữ nhiều trang sức giả thương hiệu Chanel, tại Nam Định.

Trước ngày giỗ Tổ Hùng Vương, giá xăng dầu tăng giảm đan xen, xăng RON95-III gần 25.500 đồng/lít

Trước ngày giỗ Tổ Hùng Vương, giá xăng dầu tăng giảm đan xen, xăng RON95-III gần 25.500 đồng/lít

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Chiều 17/4, Bộ Công thương công bố giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường mới. Kỳ điều hành này, mặt hàng xăng dầu tiếp tục tăng giảm đan xen.

Thị trường bất động sản khu vực nào của thủ đô đang thu hút các nhà đầu tư

Thị trường bất động sản khu vực nào của thủ đô đang thu hút các nhà đầu tư

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Thị trường bất động sản phía Nam thủ đô, đặc biệt là khu vực Thường Tín, Thanh Trì đang là khu vực tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư bởi nơi đây đang được quy hoạch thành đô thị sân bay, phát triển công nghiệp cùng loạt hạ tầng giao thông lớn.

Top