Hà Nội
23°C / 22-25°C

Shipper chết vì kiệt sức và quả đắng ngành giao nhận

Thứ ba, 09:06 10/11/2020 | Sản phẩm - Dịch vụ

Thời gian làm việc dài và mức lương ít ỏi khiến hàng nghìn nhân viên giao hàng ở Hàn Quốc gần như bán mạng để gắng gượng duy trì công việc.

Shipper chết vì kiệt sức và quả đắng ngành giao nhận - Ảnh 1.

Theo South China Morning Post, tháng trước, một nhân viên giao hàng (shipper) 48 tuổi tại Hàn Quốc qua đời tại bệnh viện vì lao động quá sức dẫn đến những cơn đau ngực liên miên. Kim Sung-jin, một cựu nhân viên giao hàng, cho biết anh không quá bất ngờ trước thông tin trên.

Lượng đơn hàng giao trong ngày mà các tập đoàn vận tải hứa hẹn với khách vượt xa khả năng nhân viên có thể xử lý. Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc cho biết người đàn ông quá cố phải làm việc từ 9-10 tiếng/ngày và giao trung bình 400 gói hàng mỗi ca trong suốt 20 năm làm việc tại CJ Logistics Corporation, một trong những công ty giao hàng lớn nhất Hàn Quốc.

Cái chết của nhân viên này, cùng với 13 người khác trước đó, dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khối lượng công việc quá tải của nhân viên giao hàng trong thời đại Covid-19 và thương mại điện tử bùng nổ.

"Tôi không ngạc nhiên khi nghe tin này. Môi trường làm việc độc hại và vô đạo đức đến mức có khi tôi phải trốn sang một bên và khóc", anh Kim Sung-jin chia sẻ. Anh Kim đã dừng công việc giao hàng cách đây hai tháng vì không thể chịu đựng sự bóc lột và vất vả trong ngành.

Shipper chết vì kiệt sức và quả đắng ngành giao nhận - Ảnh 2.

Một nhân viên giao hàng 71 tuổi giao hàng tận tay cho khách ở các căn hộ cao tầng. Ảnh: AFP.


14 tiếng/ngày và 6 ngày/tuần

Theo Statista, Hàn Quốc là quốc gia ứng dụng kỹ thuật số rộng rãi với hơn 97% dân số trong độ tuổi 20 sử dụng Internet và các dịch vụ mua sắm trực tuyến trong năm ngoái. Với xu hướng hạn chế ra ngoài mua sắm trong giai đoạn đại dịch, nhiều ứng dụng và công ty bán lẻ trực tuyến như Coupang nhận thấy một nhu cầu chưa từng có.

Tuy nhiên, nhu cầu này càng tạo thêm gánh nặng cho nhân viên giao hàng tại Hàn Quốc. Anh Kim cho biết anh phải làm việc từ 7h đến 21h mỗi ngày. “Những ngày có nhiều đơn hàng cần phân loại để giao, tôi có thể phải làm việc đến 2h sáng hôm sau”, anh kể.

Người đàn ông 38 tuổi, có vợ và người con 9 tháng tuổi, chia sẻ rất khó để từ bỏ một công việc mang lại cho gia đình khoản thu nhập 2 triệu won ( 1.800 USD )/tháng, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và thất nghiệp tràn lan. Tuy vậy, áp lực của công việc này quá lớn và anh không thể tiếp tục chịu đựng.

Kim cho biết mức lương không hề xứng đáng với áp lực công việc mà nhân viên giao hàng phải gồng gánh. Trung bình mỗi đơn hàng, anh kiếm được khoảng 0,7 USD sau khi chia hoa hồng cho các bên trung gian quản lý. “Rất nhiều người bỏ việc vì cơ thể kiệt quệ hoặc nghĩ mức lương không xứng đáng", anh nói.

“Tôi phải giao 200 gói hàng/ngày, 6 ngày/tuần để kiếm được khoản thu nhập đó”, Kim cho biết. Anh nói: “Ngay cả những nhân viên làm việc lâu năm mà tôi từng tiếp xúc cũng liên tục chửi bới. Chúng tôi không còn nào khác để giải tỏa sự căng thẳng và tra tấn mà chúng tôi đang phải chịu”.

Shipper chết vì kiệt sức và quả đắng ngành giao nhận - Ảnh 3.

Xe tải vận chuyển của nhà bán lẻ thương mại điện tử Coupang tại một trung tâm phân phối ở Seoul. Ảnh: Reuters.


Tại quốc gia 51 triệu dân, ngành thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Dữ liệu từ Statista dự báo khối lượng bán lẻ trực tuyến của Hàn Quốc sẽ tăng từ 41,9 tỷ USD năm 2017 lên 90,5 tỷ USD vào năm 2024. Hàn Quốc cũng là quốc gia có tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao thứ hai thế giới (54%), chỉ đứng sau Trung Quốc (61%).

Coupang, được thành lập vào năm 2010, là một công ty thương mại điện tử giúp “cách mạng hóa” hành vi mua sắm của người dân Hàn Quốc. Công ty cung cấp các sản phẩm từ thực phẩm tươi sống đến quần áo đến tận tay khách hàng trong vòng vài ngày hoặc thậm chí vài giờ, tùy theo yêu cầu của khách.

Ngày nay, Coupang là đơn vị bán lẻ thương mại điện tử lớn nhất Hàn Quốc, với doanh thu hàng năm khoảng 6 tỷ USD . Ông Kim Dong-min, chuyên gia lĩnh vực logistics, nói: “Coupang thực sự cách mạng hóa cách khách hàng tiêu thụ các sản phẩm như sữa và rau quả, những thứ vốn phải tự mua ở chợ".

Cộng đồng lên án

Ông Kim Dong-min cho biết không giống như Trung Quốc, lĩnh vực giao hàng ở Hàn Quốc vấp phải khó khăn vì mạng lưới chưa chặt chẽ và các công ty thường sử dụng lao động bán thời gian. Ông giải thích: “Giao hàng là kỹ thuật cần thời gian ghi nhớ các tuyến đường. Các công ty hậu cần Hàn Quốc thuê rất nhiều nhân viên bán thời gian thiếu kinh nghiệm, khiến họ không đủ nhân lực để xử lý khối lượng công việc quá tải tại các kho hàng".

Ngoài lượng công việc quá tải, chi phí giao hàng quá thấp là nguyên do nhiều nhân viên giao hàng Hàn Quốc không trụ lâu với nghề. Dịch vụ "giao hàng tên lửa" của Coupang cực kỳ phổ biến vì khách hàng chỉ phải trả khoản phí 2.900 won/tháng để được đảm bảo giao hàng trong hôm sau hoặc thậm chí chỉ trong vài giờ.

Phí giao hàng trung bình tại Hàn Quốc cũng chỉ khoảng 2.500-3.000 won (2,2- 2,65 USD ). “Nếu phí giao hàng đắt hơn, mọi người sẽ ngừng gửi những thứ thông thường", Cho Changun, một khách hàng, nhận xét về thực trạng chi phí vận tải thấp tại Hàn Quốc.

Tình trạng kiệt quệ sức khỏe của các shipper đã dấy lên làn sóng kêu gọi bảo vệ quyền lao động tốt hơn cho nhân viên giao hàng. Công chúng Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối tình trạng bóc lột sức lao động tại các tập đoàn giao nhận như CJ Logistics Corporation, Lotte và Hanjin. Những tập đoàn này cùng nhau kiểm soát hơn 90% lĩnh vực chuyển phát trị giá 5,4 tỷ USD của Hàn Quốc.

Một số tổ chức cộng đồng và công đoàn vào cuộc, kêu gọi nhân viên giao hàng đình công để yêu cầu điều kiện lao động tốt hơn. Hồi tháng 10, khoảng 250 nhân viên giao hàng tại Lotte Global Logistics đình công. Họ trở lại làm việc sau 4 ngày khi Lotte đồng ý tăng lương hoa hồng và cắt giảm phí vận chuyển mà người lao động phải trả. Tuần trước, Hanjin thông báo sẽ ngừng dịch vụ giao hàng vào đêm khuya.

Shipper chết vì kiệt sức và quả đắng ngành giao nhận - Ảnh 4.

CEO CJ Logistics Corporation Park Keun-hee xin lỗi về sự cố gần đây của các số nhân viên giao hàng trong cuộc họp báo ngày 22/10. Ảnh: Reuters.


Tập đoàn CJ Logistics, nơi shipper 48 tuổi qua đời vì làm việc kiệt sức, thông báo sẽ tăng thêm số lượng công nhân phân loại và đóng gói hàng hóa lên 4.000 người, đồng thời cam kết sẽ chi trả 100% bảo hiểm sức khỏe và an toàn cho các shipper. CEO Park Keun-hee xin lỗi về cái chết của nhân viên trong một cuộc họp báo gần đây.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động Hàn Quốc đã bắt đầu kiểm tra về an toàn và sức khỏe nhân viên tại bốn công ty logistics lớn nhất Hàn Quốc. Kim Sae-gyu, phát ngôn viên của Liên đoàn Lao động Đoàn kết Giao hàng Quốc gia, cho biết: “Những thay đổi do Hanjin và các công ty khác khởi xướng không cải thiện các vấn đề mà nhân viên giao hàng đang đối mặt".

Liên đoàn cho rằng những nỗ lực của các tập đoàn giao nhận cần mạnh mẽ hơn nữa để đại tu ngành giao nhận Hàn Quốc. “Sự cố do lao động quá sức sẽ còn tiếp tục tồn tại nếu các công ty không sẵn sàng khắc phục những vấn đề cốt lõi. Chúng bao gồm giờ làm việc, hoa hồng thấp và làm thêm ngoài giờ không công bằng”, đại diện Liên đoàn nhấn mạnh.

Theo Bùi Ngọc 

Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Xe ô tô giá rẻ: Hyundai Accent giảm giá siêu sốc, nhỉnh hơn Grand i10 khiến dân tình 'quên luôn' Toyota Vios và Honda City

Xe ô tô giá rẻ: Hyundai Accent giảm giá siêu sốc, nhỉnh hơn Grand i10 khiến dân tình 'quên luôn' Toyota Vios và Honda City

Giá cả thị trường - 52 phút trước

GĐXH - Giá xe Hyundai Accent bản cao cấp nhất đang được đại lý bán ra với mức giá chỉ ngang ngửa Toyota Vios bản số sàn.

Xe ga 37 triệu có cốp rộng như Lead, phanh CBS khiến Honda Vision bị lãng quên

Xe ga 37 triệu có cốp rộng như Lead, phanh CBS khiến Honda Vision bị lãng quên

Giá cả thị trường - 2 giờ trước

GĐXH - Xe ga 125cc vừa ra mắt dễ thế chân Honda Vision nhờ thiết kế cực đẹp, trang bị hiện đại cùng mức giá chỉ 37 triệu đồng.

Giá nhà tăng chóng mặt, vượt xa thu nhập, người nghèo cả đời không mua nổi

Giá nhà tăng chóng mặt, vượt xa thu nhập, người nghèo cả đời không mua nổi

Giá cả thị trường - 3 giờ trước

Giá nhà ở các thành phố lớn ngày càng vượt xa thu nhập người dân, khiến giấc mơ có chốn an cư của người nghèo ngày càng xa vời, khó thành hiện thực.

Giá vàng SJC, DOJI, Bảo Tín Minh Châu, PNJ cuối ngày tăng chóng mặt sau một thông báo mới

Giá vàng SJC, DOJI, Bảo Tín Minh Châu, PNJ cuối ngày tăng chóng mặt sau một thông báo mới

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Thông báo của Ngân hàng Nhà nước vào trưa nay khiến giá vàng trong nước cuối ngày vụt tăng mạnh bất chấp giá vàng thế giới chỉ tăng nhẹ.

Kinh hoàng gần 1 tấn thực phẩm bẩn được chứa lạnh ngay giữa trung tâm Thủ đô, 'suýt' đến bàn ăn

Kinh hoàng gần 1 tấn thực phẩm bẩn được chứa lạnh ngay giữa trung tâm Thủ đô, 'suýt' đến bàn ăn

Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trước

GĐXH - Gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh là thịt lợn, thịt bò, thịt gà đều không rõ nguồn gốc xuất xứ được cơ quan chức năng phát hiện trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

Phú Quốc United Center mở hội sinh nhật “Đỉnh! Độc! Đã”

Phú Quốc United Center mở hội sinh nhật “Đỉnh! Độc! Đã”

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

Xuyên suốt tháng 4/2024, siêu quần thể Phú Quốc United Center tưng bừng các hoạt động, sự kiện đón mừng dấu mốc 3 năm khai trương điểm đến, cùng loạt trải nghiệm giải trí, khám phá mới và đêm nhạc hội với màn pháo hoa thăng hoa bên bờ biển.

Nghệ An: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng bạc

Nghệ An: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng bạc

Bảo vệ người tiêu dùng - 15 giờ trước

GĐXH -Trước các biến động của thị trường vàng, Cục Quản lý thị trường Nghệ An tiếp tục phối hợp với lực lượng chức năng có liên quan để tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh các mặt hàng vàng, bạc vi phạm.

Khách hàng mua nhà chủ lực trên thị trường hiện nay đang có sự đảo chiều về độ tuổi

Khách hàng mua nhà chủ lực trên thị trường hiện nay đang có sự đảo chiều về độ tuổi

Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, nhóm khách hàng trẻ độ tuổi từ 22-39 đang trở thành nhóm khách hàng mua nhà chủ lực trên thị trường.

Lãi suất Agribank: Có 300 triệu gửi 12 tháng nhận bao nhiêu tiền?

Lãi suất Agribank: Có 300 triệu gửi 12 tháng nhận bao nhiêu tiền?

Giá cả thị trường - 19 giờ trước

GĐXH - Ngân hàngAgribank đang áp dụng khung lãi suất tiết kiệm cho khách hàng cá nhân trong khoảng 0,2 - 4,7%/năm. Theo đó có 300 triệu gửi kỳ hạn 12 tháng sẽ có số lãi là 14,1 triệu đồng.

Có nên mua nhà ở xã hội không, cần những điều kiện nào để mua được nhà ở xã hội?

Có nên mua nhà ở xã hội không, cần những điều kiện nào để mua được nhà ở xã hội?

Sản phẩm - Dịch vụ - 20 giờ trước

GĐXH - Khi giá nhà đất Hà Nội đang rần rần tăng giá, giấc mơ có cho mình một căn nhà đối với những người có thu nhập thấp càng trở nên xa vời. Nhà ở xã hội là một lựa chọn sáng cho nhiều gia đình, tuy nhiên không phải ai cũng có thể mua được loại hình nhà ở này.

Top