Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủ phòng gym, giám đốc spa: Thảm cảnh phá sản, ôm nợ tiền tỷ

Thứ bảy, 19:35 25/09/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

Qua 4 đợt càn quét của đại dịch Covid-19, ngành nghề chăm sóc sức khoẻ - làm đẹp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều ông chủ chuỗi phòng gym, chủ hãng spa từ chỗ cơ ngơi tiền tỷ bỗng chốc rơi vào thảm cảnh phá sản, nợ nần chồng chất.

Tan hoang tiền tỷ

Sau thời gian đi làm tích luỹ được 500 triệu đồng, đầu năm 2019, anh Trần Khang ở TP.HCM bắt đầu tính chuyện khởi nghiệp kinh doanh phòng gym. Anh Khang cùng người em họ là huấn luyện viên cá nhân hùn vốn hơn 1 tỷ đồng để thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị, đầu tư nội thất,... mở phòng gym đầu tiên.

Bên cạnh đó, anh Khang còn thuê thêm hai lễ tân trả lương 7 triệu đồng/tháng, hai nhân viên dọn vệ sinh phòng tập lương 6 triệu đồng/tháng để vận hành phòng gym. Đồng thời, phòng gym cũng có 4 huấn luyện viên, được trả lương cứng 6 triệu đồng/tháng. Ngoài lương cứng, các huấn luyện viên còn được thưởng theo năng suất làm việc cũng như trích phần trăm hoa hồng nếu bán được các gói dịch vụ của phòng tập.

Đầu tư nhiều và chi phí thường xuyên khá lớn, phòng gym có tín hiệu kinh doanh rất tốt và doanh thu tăng từng tháng. Dù chưa thể thu hồi hết vốn, song anh Khang tự tin tính đến chuyện mở thêm phòng mới.

Chủ phòng gym, giám đốc spa: Thảm cảnh phá sản, ôm nợ tiền tỷ - Ảnh 1.

Qua 4 đợt dịch Covid-19, ngành nghề chăm sóc sức khoẻ - làm đẹp bị thiệt hại nặng nề.

Tháng 11/2020, tạm ứng hơn 300 triệu đồng tiền vốn từ dòng tiền dư chưa chia lãi của phòng gym đầu tiên, anh Khang và người em quyết định vay ngân hàng 700 triệu đồng để mở thêm phòng gym thứ hai với quy mô và chi phí tương đương phòng tập cũ. Ngoài ra, anh còn chi cho marketing cả chục triệu đồng trong dịp khai trương để thu hút khách hàng.

Sau Tết 2021, phòng gym thứ hai đi vào hoạt động. Tuy nhiên, mới được 3 tháng thì dịch Covid-19 bùng phát, cả hai phòng tập đều phải dừng hoạt động. Một tháng đầu, anh vẫn cố duy trì nhân lực, hy vọng mọi việc sớm ổn định. Sang tháng thứ hai, thấy không có cơ hội mở lại, anh đành cho nhân viên nghỉ việc.

“Nguồn thu không có, tài sản tiền tỷ phủ bụi, nợ phải trả đều hàng tháng lại phải căng sức bảo dưỡng, trông coi,... khiến hai anh em tôi gần như kiệt sức”, anh Khang tâm sự.

Cũng như anh Khang, anh Phan Hòa vừa là huấn luyện viên vừa là chủ 1 phòng gym nhỏ trong khu chung cư ở Quận 7, TP.HCM, đang vật vã vì dịch bệnh.

“Đã gần 5 tháng không hoạt động, không có thu nhập nhưng vẫn trả chi phí khiến tôi phải vay nợ để trang trải. Gần đây, được chủ đầu tư giảm cho 50% tiền thuê mặt bằng, tôi cũng trả phòng trọ đến đây ở tạm cho đỡ tốn kém”, anh Hòa nói và bi quan, không biết sẽ gắng gượng được đến bao giờ. Bởi, nếu thành phố cho mở lại các hoạt động thì loại hình dịch vụ này cũng bị xếp hàng cuối cùng.

Đồng cảnh ngộ với các ông chủ phòng tập gym, các spa cũng “gãy cánh” mùa dịch.

Chị Thanh Hương, chủ hai spa có tiếng ở Hà Nội, tâm sự: “Tôi từng giữ vững doanh thu hơn 1 tỷ đồng/tháng, quản lý 40 nhân viên nhưng con số này bằng 0 từ 4 tháng nay”. Trước mắt, để giải quyết tình hình, thay bằng dịch vụ chăm sóc da tại spa thì chị Hương chuyển sang kinh doanh sản phẩm chăm sóc da tại nhà cho khách, nhưng gần 2 tháng nay cũng bị cấm nốt. Cách duy nhất để tồn tại là chị Hương đẩy mạnh quảng cáo để bán sản phẩm của spa cũng như nhập thêm sản phẩm chất lượng để bán. Tuy doanh thu không thể như trước, nhưng khi dịch bệnh còn căng thẳng thì đây là hướng khả thi.

Chủ phòng gym, giám đốc spa: Thảm cảnh phá sản, ôm nợ tiền tỷ - Ảnh 2.

Nhiều ông chủ chuỗi phòng gym, chủ hãng spa từ chỗ cơ ngơi tiền tỷ bỗng chốc rơi vào thảm cảnh nợ nần chồng chất.

 

Chưa thấy lối ra

Từ vị trí ông, bà chủ, có tiền tỷ trong tay bị đẩy xuống thành “con nợ” bởi doanh thu bằng 0, anh Khang, anh Hòa, chị Hương,... chia sẻ rằng mỗi tháng ngoài nợ ngân hàng, họ vẫn phải chi vài chục triệu đồng tới trăm triệu đồng để duy trì máy móc thiết bị của cơ sở kinh doanh mà không biết ngày nào mới được mở lại dịch vụ.

Tại các spa đóng cửa, các kỹ thuật viên chính có nghiệp vụ thì tạm thời cho nghỉ việc có trợ cấp, các nhân viên khác nghỉ không lương, ai không kịp về quê thì được hỗ trợ tiền ăn.

Nói về thực trạng tại spa của mình, chị Hương mệt mỏi: “Tôi buộc phải bỏ 2/3 nhân sự, chỉ giữ lại vị trí then chốt. Với những nhân viên ở lại, tôi đảm bảo lương, đóng bảo hiểm cho họ. Tôi đang dùng chính tiền tiết kiệm của gia đình để chi trả các khoản, chi phí lên tới 120 triệu đồng/tháng”.

Chị Hương dự tính phải trả một địa điểm đi thuê, rút về cơ sở có mặt bằng của gia đình để cầm cự vì nhanh nhất cũng phải sát Tết 2022 dịch vụ làm đẹp mới khởi động lại.

Còn anh Khang tháng đầu cầm cự mất gần 120 triệu đồng chi phí cho hai phòng gym. Tháng thứ hai, anh Khang chi thêm 60 triệu trợ cấp cho các nhân sự nghỉ việc. Mặc dù vậy, mỗi tháng, tính ra, anh vẫn phải bỏ ra gần 60 triệu đồng và oằn lưng trả nợ ngân hàng. Anh đang rao bán phòng gym thứ hai, nhưng cả tháng nay chẳng ai hỏi. Dù được chủ toà nhà giảm 70% tiền thuê từ tháng 7/2021, nhưng anh Khang tính tập trung máy móc về một điểm, chờ thời mở lại.

“Công việc chính của mình là gia công phần mềm cho một nhóm làm dịch vụ online nên thu nhập không bị giảm nhiều. Mỗi tháng, mình vẫn có đủ 20 triệu đồng trả lãi ngân hàng, nhưng mọi chi phí sinh hoạt cá nhân đều phải dựa vào bố mẹ”, anh Khang tâm sự.

Nói về thực tại ngành kinh doanh dịch vụ, nhiều chuyên gia cho rằng, dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp nên mỗi cá nhân cần chủ động, sẵn sàng thay đổi và thích nghi để vượt qua. Nếu thấy công việc kinh doanh thua lỗ mà không khắc phục được, nên lập tức dừng lại càng nhanh càng tốt. Cùng với đó, tìm những cơ hội việc làm mới để có thêm thu nhập, giải quyết khó khăn trước mắt.

Theo Thu Giang

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
'Cây xăng di động' bán giá cắt cổ, mọc trên vỉa hè Hà Nội

'Cây xăng di động' bán giá cắt cổ, mọc trên vỉa hè Hà Nội

Bảo vệ người tiêu dùng - 9 giờ trước

Cứ mỗi khi cây xăng trên đường Giải Phóng (quận Đống Đa, Hà Nội) ngừng bán để nhập hàng thì những "cây xăng di động" này lại mọc lên, bán giá đắt hơn hẳn quy định.

Gen Z chi bao nhiêu tiền cho các dịch vụ đăng ký trên Internet mỗi tháng?

Gen Z chi bao nhiêu tiền cho các dịch vụ đăng ký trên Internet mỗi tháng?

Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh công nghệ và mạng xã hội đang ngày càng phát triển, Gen Z (sinh từ năm 1997 đến năm 2012), thế hệ của những công dân thời đại kỹ thuật số càng thêm ưa chuộng các gói dịch vụ trả phí để tối ưu trải nghiệm cá nhân.

Biết nầm lợn đông lạnh nhiều 'không', tiểu thương vẫn nhập giá rẻ, chứa trữ để bán dần

Biết nầm lợn đông lạnh nhiều 'không', tiểu thương vẫn nhập giá rẻ, chứa trữ để bán dần

Bảo vệ người tiêu dùng - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện hơn 2 tấn nầm lợn và thực phẩm đông lạnh khác trên địa bàn Hà Nội và Lào Cai.

Đất sốt giá, nhiều người dân Hà Nội mong chờ cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Đất sốt giá, nhiều người dân Hà Nội mong chờ cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Sản phẩm - Dịch vụ - 12 giờ trước

GĐXH - Trong tình hình đất sốt giá, với nhiều người dân, một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn Luật Đất đai sửa đổi lần này là Luật cho phép cấp giấy sổ đỏ cho các trường hợp không giấy tờ mốc trước 1/7/2014. Song để có sổ đỏ trong tay thì còn vẫn nhiều việc phải làm.

Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi sắp có hiệu lực, những tỉnh, thành nào bị cấm phân lô, bán nền?

Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi sắp có hiệu lực, những tỉnh, thành nào bị cấm phân lô, bán nền?

Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trước

GĐXH - Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/1/2025 và quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã; tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.

Loạt ngân hàng tăng lãi suất: Gửi 800 triệu kỳ hạn 6 tháng được nhiều nhất bao nhiêu tiền lãi?

Loạt ngân hàng tăng lãi suất: Gửi 800 triệu kỳ hạn 6 tháng được nhiều nhất bao nhiêu tiền lãi?

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

GĐXH - Lãi suất tiết kiệm 6 tháng đang dao động từ 2,9-4,6%/năm. Theo đó, có 800 triệu gửi tiết kiệm sẽ nhận được số lãi khoảng 18,4 triệu đồng.

Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra dự án chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra dự án chung cư tăng giá bất thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 16 giờ trước

GĐXH - Gần 4 tháng đầu năm vừa qua, giá nhà đất tăng nóng, đặc biệt sốt giá ở thị trường chung cư. Trước thực trạng nhà chung cư tăng giá nhanh thời gian qua, Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi thổi giá, làm giá.

Cuộc đua tam mã Ngoại hạng Anh cùng loạt nội dung giải trí đỉnh cao tháng 4 & 5 trên K+

Cuộc đua tam mã Ngoại hạng Anh cùng loạt nội dung giải trí đỉnh cao tháng 4 & 5 trên K+

Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trước

Từ 13/4 - 12/5, với khách hàng sử dụng truyền hình vệ tinh DTH, giảm 50% combo trọn bộ thiết bị HD và thuê bao gói K+ Trọn Vẹn thời hạn 6 hoặc 9 tháng. Trọn bộ thiết bị chỉ còn 600.000đ, thuê bao chỉ còn 87.500đ/tháng.

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trước

Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.

Giá vàng hôm nay 19/4: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ vọt tăng, vàng miếng SJC thế nào?

Giá vàng hôm nay 19/4: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ vọt tăng, vàng miếng SJC thế nào?

Giá cả thị trường - 17 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng miếng SJC vượt mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 76,6 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 - 670.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Top