Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thầy giáo trường Chuyên: "Áp lực lớn nhất của giáo viên là cơm, áo, gạo, tiền"

Thứ sáu, 16:46 18/11/2022 | Giáo dục

"Mặc dù khi chọn nghề giáo, hầu hết giáo viên đều chấp nhận thu thập ở mức cơ bản nhưng cần nhìn thẳng vào thực tế hiện nay, áp lực lớn nhất đối với nhà giáo là cơm, áo, gạo, tiền", thầy Nguyễn Duy Khánh (THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ) chia sẻ.


Thầy Nguyễn Duy Khánh, giáo viên môn Sinh học (Trường THPT Chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ), một trong 68 giáo viên vừa được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ GD-ĐT tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 đã có những trải lòng về nghề giáo cũng như làm thế nào để xây dựng được môi trường giáo dục hạnh phúc.

Tại buổi gặp mặt lãnh đạo Bộ GD-ĐT ngày 16/11, thầy Khánh bày tỏ, trong bối cảnh giáo dục hiện nay, người thầy rất cần được trân trọng, được bảo vệ, được hỗ trợ, chia sẻ và kết nối.

Thầy Khánh cho biết, khi mạng xã hội bùng nổ, thông tin được chia sẻ nhiều chiều, chỉ một sơ suất nhỏ người thầy có thể đánh mất đi vị thế và sự nghiệp của mình.

“Tôi mong muốn, xã hội có sự thấu cảm, chia sẻ cùng với thầy cô. Có thể một vài tình huống không hay xảy ra nhưng nó không đại diện cho toàn bộ hình ảnh giáo viên, cho toàn bộ hệ thống giáo dục”, thầy Khánh nói.

Thầy giáo trường Chuyên: "Áp lực lớn nhất của giáo viên là cơm, áo, gạo, tiền" - Ảnh 1.

(Thầy giáo Nguyễn Duy Khánh chia sẻ về Trường học hạnh phúc)

Theo thầy Khánh, mặc dù khi chọn nghề giáo, hầu hết giáo viên đều chấp nhận thu thập ở mức cơ bản nhưng cần nhìn thẳng vào thực tế hiện nay, áp lực lớn nhất đối với nhà giáo là "cơm, áo, gạo, tiền". Trong thời gian tới nếu chưa thể cải thiện được thu nhập, lương bổng, thầy Khánh cho rằng, giáo viên rất cần được cải thiện điều kiện, môi trường làm việc.

“Giáo viên chịu nhiều áp lực về sổ sách, giấy tờ cùng nhiều công việc vô hình khác và họ không có nhiều thời gian dành cho gia đình, bản thân. Điều tôi mong muốn là giáo viên cần có môi trường giáo dục hạnh phúc”, thầy Khánh bày tỏ.

Một môi trường giáo dục hạnh phúc, theo thầy Nguyễn Duy Khánh đó là môi trường mà cả học sinh, giáo viên, quản lý trường học đến phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc. Học sinh được học những điều mình thích, háo hức được đến trường mỗi ngày mà không thấy áp lực bởi điểm số, thi cử…; Học sinh cẩn được giảm bớt áp lực học tập, các kiến thức hàn lâm và thay vào đó là được học nhiều hơn về sự quan tâm đến cộng đồng, tăng giáo dục trải nghiệm, giáo dục thực tế, giáo dục địa phương…

Đối với giáo viên, thầy Khánh cho rằng, ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ bản, giáo viên rất cần được giảm bớt các công việc hành chính, sổ sách. Làm thế nào để người thầy có thời gian tích lũy kiến thức, trau dồi chuyên môn, phát triển bản thân và đặc biệt có điều kiện để quan tâm đến từng học sinh.

Riêng với lãnh đạo trường học, thầy Nguyễn Duy Khánh khẳng định, các hiệu trưởng cũng rất cần được cởi bỏ những áp lực thành tích.

“Nhiều thành tích thi đua là vô nghĩa và làm cho lãnh đạo trường học luôn cảm thấy áp lực khi phải gồng gánh nhiều chỉ số báo cáo thành tích hằng năm. Chỉ khi lãnh đạo trường học hạnh phúc, nở nụ cười mỗi ngày đến trường thì học sinh, giáo viên ở môi trường giáo dục đó mới hạnh phúc”, thầy Khánh nhấn mạnh.

Theo thầy Khánh, những điều mà thầy suy nghĩ về môi trường giáo dục hạnh phúc không hề viển vông mà nó hoàn toàn có thể thực hiện trong thực tiễn giáo dục nếu học sinh, giáo viên, nhà quản lý giáo dục và phụ huynh biết cách điều chỉnh hành vi, thái độ…

Tại buổi gặp mặt lãnh đạo Bộ GD-ĐT ngày 16/11, khi chia sẻ về những khó khăn trong công tác dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, thầy Kim Thành Phong, giáo viên Trường THPT Trà Cú (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) bày tỏ 3 nguyện vọng: cải thiện phòng học, bàn ghế trường học; có thêm nhiều chính sách để hỗ trợ chi phí học tập cho con em dân tộc để các em tập trung học hành; có thêm chính sách hỗ trợ, giúp đỡ cho các giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa.

"Tôi không kỳ vọng có thể được tăng lương, chỉ mong có chương trình hỗ trợ, đồng hành cùng giáo viên để an tâm giảng dạy, hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc vì không đảm bảo điều kiện kinh tế", thầy Phong nói.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao khoảng 23.000 học sinh Hà Nội không thi vào lớp 10 công lập?

Vì sao khoảng 23.000 học sinh Hà Nội không thi vào lớp 10 công lập?

Giáo dục - 3 giờ trước

Năm nay, có khoảng 23.000 học sinh tốt nghiệp THCS tại Hà Nội không dự kỳ thi lớp 10 công lập.

Top 4 trường đại học hàng đầu đào tạo ngành Du lịch giúp sinh viên dễ dàng có được mức thu nhập cao

Top 4 trường đại học hàng đầu đào tạo ngành Du lịch giúp sinh viên dễ dàng có được mức thu nhập cao

Giáo dục - 7 giờ trước

GĐXH - Ngành Du lịch được đánh giá là khá vất vả nhưng lại được nhiều thí sinh lựa chọn bởi cơ hội khám phá bên ngoài rộng và có mức thu nhập cao. Tuy nhiên, các bạn sinh viên cần lưu ý lựa chọn những trường đào tạo uy tín để được trau dồi kỹ năng một cách đầy đủ nhất.

Nữ sinh 20 tuổi, quê Vĩnh Phúc, kiếm thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng

Nữ sinh 20 tuổi, quê Vĩnh Phúc, kiếm thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng

Giáo dục - 9 giờ trước

Khởi nghiệp từ năm lớp 7, đến nay, Lê Thị Minh Tuyết có thu nhập đạt con số hơn 100 triệu đồng/tháng dù cô mới chỉ là sinh viên năm hai.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân hiệu trưởng

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân hiệu trưởng

Giáo dục - 11 giờ trước

Bộ trưởng GD&ĐT đã ký quyết định công nhận Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Đức Sơn.

Chi tiết lịch thi lớp vào 10 năm 2024 của 63 tỉnh, thành trên cả nước

Chi tiết lịch thi lớp vào 10 năm 2024 của 63 tỉnh, thành trên cả nước

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Đến nay, các tỉnh thành trên cả nước đã chọn phương án thi vào lớp 10 năm học 2024. Phần lớn các tỉnh, thành thi vào lớp 10 trong tuần đầu tiên và giữa tháng 6.

Sinh viên học giỏi môn văn có cơ hội xét tuyển ngành Y

Sinh viên học giỏi môn văn có cơ hội xét tuyển ngành Y

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Trước đây, ngành Y chỉ xét các tổ hợp B00, A00, A01, D08, B01,... Tuy nhiên, hiện nay, đối với những bạn không xuất sắc các môn tự nhiên vẫn hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển ngành Y dược.

Hà Nội cấm các trường vận động học sinh không thi vào lớp 10 công lập

Hà Nội cấm các trường vận động học sinh không thi vào lớp 10 công lập

Giáo dục - 1 ngày trước

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Giáo dục - 1 ngày trước

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội năm nay học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 đều đạt con số trên 100.000.

Gen Z ở Huế giành giải thưởng tiền tỷ nhờ hùng biện tiếng Anh về di sản

Gen Z ở Huế giành giải thưởng tiền tỷ nhờ hùng biện tiếng Anh về di sản

Giáo dục - 2 ngày trước

Tham gia cuộc thi "Hue Z - Gen Z cùng di sản văn hóa Huế", học sinh, sinh viên tại Huế được nhận giải thưởng cao nhất có trị giá lên đến 9 tỷ đồng.

Chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ

Chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục. Vậy các khoản thu và mức thu được quy định thế nào?

Top