Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thấy gì từ trường học đã cho học sinh dùng điện thoại trong 5 năm qua?

Thứ năm, 06:45 24/09/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Dù còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh quy định cho phép học sinh trung học được sử dụng điện thoại trong giờ học. Song, tại nhiều trường học đã cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào học tập trên lớp từ nhiều năm nay đã thu lại kết quả tích cực.

Thấy gì từ trường học đã cho học sinh dùng điện thoại trong 5 năm qua? - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (TP HCM) sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học từ năm 2016 đến nay. Ảnh: N.D

Nơi cấm cản, nơi nới lỏng

Không chỉ Việt Nam, ngay tại nhiều quốc gia giáo dục tiên tiến cũng đã có nhiều tranh luận, xem xét việc cho học sinh được hay không được sử dụng điện thoại trong trường học, lớp học. Theo ghi nhận, tại các nước, Anh, Pháp, Thái Lan… đã cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp vì lo lắng các em dễ bị phân tâm, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Nhưng cũng có một số quốc gia cho phép nhưng chỉ dừng lại ở mức hạn chế như Nhật Bản chẳng hạn. Tháng 7/2020 vừa qua, học sinh cấp 2, 3 của Nhật Bản được phép mang điện thoại đến trường để liên lạc trong các trường hợp khẩn cấp. Sau khi tới trường, các em được yêu cầu để điện thoại vào tủ cá nhân.

Tại một số quốc gia khác cũng đã nới lỏng việc cho phép học sinh dùng điện thoại trong trường học, lớp học. Cụ thể, như ở Đức, học sinh được mang điện thoại đến trường và sử dụng trong giờ học khi được phép của giáo viên. Học sinh nào để điện thoại có chuông hoặc tin nhắn cá nhân trong giờ học thì bị xử lý và vi phạm nội quy lớp học. Trong giờ nghỉ, học sinh có quyền sử dụng điện thoại cá nhân. Còn tại Trung Quốc cho phép học sinh sử dụng điện thoại ở trường học, số học sinh tiểu học và THCS sở hữu điện thoại thông minh tại nước này là rất lớn và phổ biến.

Ngay tại Việt Nam, một số trường trung học ở các thành thị đã linh hoạt trong việc cho phép và khuyến khích học sinh sử dụng laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh phục vụ việc học. Đơn cử, Trường Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring Hà Nội từ lâu đã đẩy mạnh công nghệ thông tin vào dạy học, thông qua các ứng dụng, phần mềm như: Email, Google Classroom, Facebook Social Learning, Microsoft Office 365 Teams, Edmodo… Học sinh truy cập, học tập, nghiên cứu nhóm thông qua các thiết bị điện tử kết nối Internet, trong đó có Smathphone. Nhờ đó, trong suốt thời gian ảnh hưởng của dịch COVID-19 học sinh của trường hoàn toàn thích nghi ngay với việc học tập trực tuyến.

Là trường cởi mở và linh hoạt cho học sinh dùng điện thoại di động, thầy Vũ Ngọc Hảo - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Hermann Gmeiner (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: "Từ trước đến nay, trường không cấm tuyệt đối các em trong trường sử dụng điện thoại, nhưng nhà trường có yêu cầu các em dùng hợp lý, an toàn trên mạng. Tại trường Hermann Gmeiner đã có giáo viên cho học sinh được sử dụng điện thoại phục vụ học tập".

Kênh tham khảo những kiến thức ngoài sách vở

Là 1 trong 3 trường tại TP HCM theo mô hình trường học tiên tiến hội nhập quốc tế, từ năm 2016 đến nay, Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP HCM) đã cho phép học sinh dùng điện thoại thông minh trong lớp học và thu được kết quả tích cực. Thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, suốt 5 năm qua trường đã cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học để phục vụ học tập, học nhóm dưới sự yêu cầu, cho phép của giáo viên để tra cứu hoặc đề cập đến vấn đề thảo luận. Trường cũng đã áp dụng việc kiểm tra thông qua phần mềm thực hiện trên máy tính, điện thoại… cũng rất hiệu quả. Trường hợp sử dụng điện thoại di động không được giáo viên cho phép, nếu giáo viên hoặc bộ phận quản lý học sinh phát hiện được sẽ "giam" điện thoại đến hết một học kỳ, nên học sinh rất sợ và không dám vi phạm.

Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, trong các môn học đều phát sinh những yếu tố ngoài sách vở. Đơn cử, khi nói về sự ác độc của Hoạn Thư trong trích đoạn Truyện Kiều, giáo viên nói chưa thể lột tả hết được. Nhưng khi mở trích đoạn trên cải lương, học sinh thấy hết được sự rùng rợn, tàn bạo của nhân vật này. Hay ngay cả cơn bão vừa qua, thầy trò mở trên mạng thấy được quy mô, đường đi và tầm ảnh hưởng của cơn bão… Ngoài kiến thức, đó còn là các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và khơi dậy xúc cảm tình yêu quê hương, đất nước và thương cảm đồng bào trong bão lũ. Hay không thể đủ những hóa chất để làm phản ứng hóa học có thể xem trên mạng và thực hành… Việc sử dụng điện thoại để hỗ trợ đã làm cho tiết học khơi dậy đam mê, yêu cuộc sống, yêu môn học.

Trước những nghi ngại học sinh sử dụng vào mục đích riêng trong lớp học, thầy Phú cho rằng, suy nghĩ như vậy là chưa phù hợp, bởi học sinh dùng hay không đều dưới sự cho phép, hướng dẫn của giáo viên. Nếu vi phạm, đã có các quy định của nhà trường để xử lý. Nhà trường, giáo viên cần có cái nhìn tích cực để hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, chứ chỉ nhìn vào khó khăn, lo ngại thì không thể làm điều gì thay đổi được. Thấy tiêu cực là không muốn làm. Việc để thầy cô hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại văn minh sẽ hơn là để các em tự lén lút sử dụng, truy cập vào các trang web xấu. Biến điện thoại thông minh thành một dụng cụ học tập, có chế tài quản lý tốt.

"Việc truy cập là không cần thiết phải mỗi em một cái, mà cả lớp chỉ cần 4-5 em dùng chung một chiếc là đủ và không phải lúc nào các em cũng dùng nên không đáng lo lắng về việc để xảy ra hiện tượng ép buộc mua sắm điện thoại hay học sinh đòi hỏi phải có điện thoại đắt tiền. Bên cạnh đó, nhà trường cần quan tâm nâng cao hệ thống hạ tầng, đường truyền Internet để học sinh truy cập dễ dàng. Đã đến lúc phải nâng cao ý thức. Minh chứng rõ nét là tại trường THPT Nguyễn Du sau 5 năm áp dụng tất cả học sinh, phụ huynh ủng hộ", thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ thêm.

Trước những ý kiến trái chiều về quy định học sinh trung học được sử dụng điện thoại trong lớp học (Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT), đại diện Bộ GD&ĐT thông tin, tuy không cấm nhưng không đồng nghĩa là các em học sinh được dùng điện thoại trên lớp vào việc gì cũng được mà không có sự giám sát, cho phép của giáo viên. Đây cũng chính là phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực giáo viên phải sử dụng để đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Căn cứ từng bài học cụ thể, nếu thấy không nhất thiết cần đến điện thoại, thầy cô giáo có thể yêu cầu học sinh không được dùng điện thoại.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hôm nay (28/3) có tới 2 người trúng Vietlott, cùng chia nhau số tiền ai cũng mong ước

Hôm nay (28/3) có tới 2 người trúng Vietlott, cùng chia nhau số tiền ai cũng mong ước

Xã hội - 22 phút trước

GĐXH - Tối 28/3, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra 2 tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Pháp luật - 24 phút trước

Một người đàn ông ở tỉnh Gia Lai lên mạng tìm "của lạ" đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn nửa tỷ đồng.

Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều khiển xe máy lưu thông trên QL18 đoạn chạy qua địa phận phường Yên Thanh, chị T. bất ngờ va chạm với ô tô đầu kéo đi cùng chiều. Cú va chạm khiến chị T. cùng xe máy ngã ra đường và bị ô tô đầu kéo chèn qua tử vong.

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, một giám đốc doanh nghiệp đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 987 lượng vàng 18k, tương đương số tiền hơn 35 tỷ đồng của nhiều người.

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi lập Facebook, Quý đăng tải bài viết về cho vay online với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh rồi yêu cầu người vay đóng phí. Bằng thủ đoạn này, đối tượng lừa đảo 162 nạn nhân.

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Chiều 28/3, tại cuộc họp báo thông tin kinh tế - xã hội Quý I/2024 của Hà Nội, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã thông tin về vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não xảy ra trên địa bàn quận Long Biên.

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Mới đây, UBND TP Hà Nội đã giao Công an TP làm rõ những vấn đề liên quan đến thông tin phản ánh 3 cây sao đen trăm tuổi trước các ngôi nhà mới xây trên phố Lò Đúc bị chết bất thường.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 28/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Đêm nay miền Bắc có mưa rất to do khối không khí lạnh tăng cường

Đêm nay miền Bắc có mưa rất to do khối không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường yếu nên từ chiều tối và đêm nay có mưa rào và rải rác có dông. Cục bộ mưa to đến rất to.

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Top