Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết nghĩa tình nơi phên giậu biên cương

Thứ bảy, 08:00 04/02/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Tết đến, chiến sĩ biên phòng chia nhau xuống bản chuẩn bị cỗ bàn đãi bà con. Những cái cầm tay bên chum rượu, giọng ca vang hòa tiếng ghi ta gỗ đến từ các cô gái bản xúng xính váy áo thổ cẩm đủ màu, câu đố vui trong trò chơi hái hoa dân chủ… đã trở thành những kỷ niệm không thể quên của đời lính biên phòng.

Các chiến sỹ biên phòng Tây Bắc vui Tết. Ảnh: T.L
Các chiến sỹ biên phòng Tây Bắc vui Tết. Ảnh: T.L

Đón Tết ở đồn, tân binh khóc

Biên giới vào Xuân có “đặc sản” là rét đậm sâu dưới 10 độ C, với mưa buồn buốt giá hàng tuần. Đêm chỉ có tiếng côn trùng nho nhỏ, thi thoảng có tiếng chân của chiến sĩ đi tuần… khiến rất nhiều tân binh nhớ không khí Tết quê khóc rưng rức vì thèm cảm giác đoàn tụ gia đình, nhớ bàn tay đảm đang gói bánh, thấy lòng xốn xang thiếu bóng dáng người mẹ, người chị, người vợ, người yêu, hay người con gái khi đeo ba lô lên vai ra đi chưa kịp ngỏ lời yêu.

Anh Đặng Cường (Thanh Ba, Phú Thọ) có 16 năm vào quân ngũ thì 3 năm đi học, rồi về đóng quân ở Đồn biên phòng Săm Pun (Mèo Vạc, Hà Giang), rồi Đồn biên phòng Phó Bảng (Đồng Văn, Hà Giang) chia sẻ, thời khắc giao thừa ai cũng cảm nhận những niềm xúc cảm khó tả. Tết đến, bà con thôn bản kéo lên đông, coi đồn như điểm sáng văn hóa. Đoàn thanh niên của xã, thôn bản đưa cả thanh niên nam nữ lên giao lưu văn nghệ, rất vui vẻ, sôi nổi. Vùng cao Hà Giang từ 2007 về trước chưa có điện, phải chạy máy nổ, chỉ có cái đài castte và vài cây đàn ghita mà rộn rã vui tươi suốt cả đêm giao thừa. Giờ có điện, có hát karaoke, có micro, ampli… thì không khí giao lưu cùng âm lượng lớn vang xa.

Trong khi đồng đội hân hoan giao lưu, ca hát, đón năm mới sôi động thì ngoài vọng gác phía xa, nhiều cán bộ chiến sĩ đội mũ bông, áo măng tô dày cộm, vai quàng AK báng gấp vẫn phơi mình trong sương giá trực chiến. Lời ca, tiếng hát đón xuân rộn rã khắp núi rừng, khiến lòng ai cũng xốn xang. Bộ đội thương nhau, cử người mang ra chốt đĩa bánh kẹo, điếu thuốc thơm… để cùng vui Tết. Sự chia sẻ cảm động trong thời khắc giao thừa đã khiến nhiều tân binh bật khóc. Hoặc khi chỉ huy và bà con kéo đến chúc Tết từng vọng gác, gặp nhau thì hồ hởi vui vẻ, nhưng khi đoàn ríu rít ra đi, nỗi nhớ nhà lại trào dâng… thế là tân binh khóc như con trẻ.

Nhà gần lắm, cách có… 85 cây số thôi!

Biên giới Việt – Trung ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) có đặc sản địa lan, thơm, đẹp mê hồn và chơi rất bền. Ai về phép Tết cũng cố kiếm một cụm lan xách về nhà chơi Tết. Bác sĩ quân y Tạ Xuân Hạnh (quê Phú Thọ, ở Đồn biên phòng Vàng Ma Chải) đi bộ đội 16 năm rồi nhưng sum họp Tết với gia đình chỉ đôi ba lần. Vợ và hai con anh ở TP Việt Trì (Phú Thọ). Vợ chồng anh cách biệt hơn vợ chồng ngâu. Chị Lưu Thị Đào vợ anh chưa bao giờ lên biên giới thăm chồng. Anh cũng không dám cho vợ “thưởng thức” đặc sản đường lên biên giới xa lắc, xa lơ, lạnh buốt với đá tai mèo.

Anh Vũ Xuân Thanh, Phó Đội trưởng vũ trang Đồn biên phòng Vàng Ma Chải (quê ở Đông Hưng, Thái Bình), 30 năm tuổi quân ngũ thì 2 năm đi học ở đồng bằng, còn 28 năm đồn trú ở Lai Châu, đã về quê ăn Tết… 2 lần. May mắn là anh gặp cô giáo về bản Ba Tần thực tập. Họ cưới nhau thấm thoắt đã 20 năm, có 2 con. Anh khoe: “Nhà gần nên tôi được gần gũi gia đình hơn”. Nhưng cái “gần” của anh hỏi ra cũng cách đơn vị… 85 cây số. Anh cười xòa, bảo thế vẫn gần bởi nhiều chiến sĩ cách nhà hàng mấy trăm cây số lận. May mắn vợ anh là người Thái bản địa, quen thông thổ nên đường núi khó đi thế thỉnh thoảng chị vẫn “phượt” xe máy, vượt núi lên thăm chồng. Có lần, chị còn chở cả con lên thăm bố. Mỗi lần chị lên là cả đồn vui như Tết, ai cũng tới thăm hỏi để được nghe tiếng phụ nữ.

Tết đến, những cựu binh dạn dày sương gió sau giao thừa cũng khó có thể ngủ vì lạnh, nhớ nhà. Đêm 30 nghe mưa rơi mà xót những người vợ lính quen vắng bóng chồng, thay chồng gánh vác bộn bề cuộc sống… Chồng về phép các chị không hỏi “anh sẽ ở nhà bao lâu”, bởi biết chồng cầm giấy phép về thăm vợ con đấy, nhưng lòng canh cánh tâm thế sẵn sàng nhận lệnh đột xuất, sẵn sàng tạm biệt vợ con rồi đi biền biệt. Có người xa vợ con đi vào nơi khó khăn gian khổ, khi về phép phát khóc bởi con thấy bố vào nhà mà chẳng biết phải… chào bác, hay chú?!

Xếp hàng gọi điện, 10 chàng nói như… một


Chiến sỹ biên phòng bên bếp lửa. Ảnh: T.L

Chiến sỹ biên phòng bên bếp lửa. Ảnh: T.L

Nếu biên giới ổn định, dịp Tết, chỉ huy sẽ sắp xếp cho 20 – 25% chiến sĩ về quê, ưu tiên người mới cưới vợ, bố mẹ ốm đau, đang làm nhà cửa… Từ năm 2006 lại đây, mạng di động phủ sóng gần hết, việc liên lạc về nhà dễ hơn dù thời gian ngắn ngủi và khổ sở vì sóng còn khá chập chờn. Nhưng thế vẫn nghe được tiếng vợ con hơn là trước đây. Quan trọng nữa là từ xa các ông bố khoác áo lính vẫn dạy bảo được con như sống gần quanh đó… Chứ như trước đây, ở Lai Châu, các bưu điện xã chỉ có một máy Visat chạy bằng năng lượng mặt trời, đến giao thừa thì xếp hàng gọi điện. Mỗi người gọi 3-5 phút cho gia đình, người yêu, vợ con. Nhiều người mới nói được vài câu đã phải ra để dành lượt sẻ chia cho người khác.

Còn mỗi đồn biên phòng ở Hà Giang có một máy điện thoại viba tác chiến đường dài đặt ở phòng trực ban, hoặc phòng chỉ huy. Tết đến, ai chưa có gia đình thì gọi trước giao thừa, còn lại tất cả đều phải xếp hàng, gọi cũng chỉ 3-5 phút vì có quá nhiều người muốn gọi. Nếu muốn hỏi thăm gia đình lâu hơn thì phải ra bưu điện đăng ký, ghi số để họ hẹn người nhà, tới giờ thì gọi lại. Nếu đầu dây bên kia nói: “Thuê bao quý khách hiện không liên lạc được” cũng mất toi 2.000 đồng. Nhưng gọi điện được, chỉ cần vợ bảo gia đình khỏe cả là các anh vui rồi.

Chiến sỹ biên phòng sắm cỗ đón Tết. Ảnh: T.L
Chiến sỹ biên phòng sắm cỗ đón Tết. Ảnh: T.L

Vì thời lượng gọi điện thoại ngắn nên mới có chuyện khi xếp hàng ai cũng nghĩ ra đủ thứ để hỏi người thân. Nhưng tới lượt thì 10 người gọi nội dung như nhau cả 10. Người trước nói: “Sắp giao thừa rồi, con xin gửi lời chúc đến bố mẹ ở quê nhà, đến tất cả mọi người một mùa xuân mới tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc. Chúc Tổ quốc ta luôn vững bền và phát triển”, thì người sau cũng nói tương tự thế. Anh nào hoạt khẩu hơn thì nói thêm được câu: “Bố mẹ hãy vững tin vì môi trường quân đội đang giúp con trưởng thành hơn. Con đang thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, giữ cho nhân dân một mùa xuân bình yên”...

Ăn bữa cơm Tết ở nhà là mơ ước

Chiến sỹ biên phòng gói bánh chưng. Ảnh: T.L
Chiến sỹ biên phòng gói bánh chưng. Ảnh: T.L

Từ 20 tháng Chạp, các đơn vị đã tổ chức gói bánh chưng cho anh em ăn Tết sớm để chia tay người được về phép. Còn tại đồn, 29 Tết sẽ gói nồi bánh chưng nữa và mổ lợn để anh em ăn mấy ngày Tết. Thịt lợn, gà, cá, rau xanh anh em tự tăng gia bổ sung cho tiêu chuẩn ăn ngày Tết nên việc ăn uống trong những ngày này cũng rất rôm rả.

Ai cũng mong trời đẹp, nắng ráo. Nhưng Đồn biên phòng Săm Pun hiếm nước, Tết đến anh em chỉ mong một thứ đặc sản lạ kỳ là… nước mưa và mây mù. Họ phải xây một chiếc bể chứa to, với hệ thống đường ống chằng chịt nối từ mái nhà xuống, gom nước dùng dần. Chỉ huy cũng phải tự lấy nước sinh hoạt cho mình. Ngày Tết, chiếc ô tô của đồn không phục vụ chỉ huy, mà chỉ lo phục vụ nhà bếp. Xe chở anh em đi lấy nước, đi rửa lá dong, làm sạch thực phẩm. Mỗi người một việc, người này rửa lá dong, người kia ngâm gạo, đỗ, mổ lợn… Ai biết gói bánh thì tập trung vào gói. Người kia trông bánh, nấu ăn, dọn dẹp… Còn anh em “tập thể dục bộ” ra nguồn nước cách 3km để tắm giặt, chuẩn bị đón giao thừa.

Đêm 30 Tết, đồn nào cũng đủ bánh chưng, thịt đông, hoa đào thắm. Giao thừa các chiến sĩ tập trung bên tivi nghe Chủ tịch nước chúc Tết. Những khách quý xông đất đầu tiên của đồn là đoàn viên thanh niên các làng bản ở gần đến chúc Tết. Họ cùng bộ đội biên phòng nhảy múa, đàn hát, chơi hái hoa dân chủ, mừng tuổi…

Mồng 1 Tết, cán bộ chiến sĩ sẽ đi chúc Tết các già làng, trưởng bản, cán bộ xã, thăm hỏi, động viên gia đình chính sách… chung vui đón xuân với bà con, kết hợp với việc nắm tình hình an ninh trật tự ở địa bàn. Các đồn biên phòng thường mời các đơn vị kết nghĩa đến giao lưu thể thao, văn hóa văn nghệ ngày Tết. Dân bản thường mời bộ đội cùng ăn Tết với bà con, tham dự lễ hội.

Những cái cầm tay bên chum rượu cần, hay cái lôi vạt áo của các cô gái bản đã trở thành những kỷ niệm không thể nào quên của cuộc đời người lính biên phòng. Tết đến xuân về nhà nhà quây quần, người người sum họp, bộ đội biên phòng đón Tết xa quê đã thành quen, được ăn bữa cơm Tết với gia đình là một mơ ước.

Mỗi năm tổ chức Tết cho một bản

Vài năm nay, các đồn biên phòng mạn Tây Bắc thực hiện sáng kiến mỗi năm tổ chức Tết cho một bản. Ở vùng cao, ngoài 20 tháng Chạp là đồng bào đã ngả lợn, làm cỗ ăn Tết sớm. Bộ đội biên phòng thì 28 - 29 Tết mang bát đĩa, thực phẩm, rau… xuống bản làm cơm đãi bà con. Cuộc đoàn tụ quân dân thắt chặt tình biên cương mà cũng làm lòng chiến sĩ ấm áp hơn như đang đón Tết ở quê nhà cùng người thân vậy!

Về phép Tết lại nhớ biên cương

Anh Vũ Xuân Thanh, Phó đội trưởng Đồn biên phòng Vàng Ma Chải (Lai Châu) chia sẻ: “Xuân về, lính biên phòng ăn Tết với bà con dân bản với tinh thần “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, rất vui vẻ cộng đồng, tình cảm dạt dào. Lính biên phòng sẵn sàng hy sinh những phút giây đoàn viên đầm ấm sum vầy bên người thân mỗi độ Tết đến Xuân về và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Họ cũng là những người không được nghỉ Tết, mà phải lo tuần tra, đối phó rất nhiều vấn đề an ninh biên giới, trật tự trong địa bàn… Chiến sĩ biên phòng gắn bó với các bản làng, không gian và cuộc sống biên thùy xa xôi, cách trở dường như đã là một phần máu thịt, khi về phép với vợ con, họ lại thấy nhớ biên cương da diết..”.

Hà Dương - Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 3 phút trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 18 phút trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 47 phút trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 50 phút trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 1 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Pháp luật - 2 giờ trước

Trong ngày cưới, chú rể Phùng Văn Chung (quê huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cùng nhóm mua ma túy về tổ chức sử dụng.

Gã đàn ông lang thang giết người vì bị đánh

Gã đàn ông lang thang giết người vì bị đánh

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị đánh, Giang đem lòng ấm ức và ra tay sát hại người này

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Lê Văn Sự tự "khoe" với nhiều người rằng, bản thân có nguồn tiền lớn muốn chuyển từ nước ngoài về và cần tài khoản ngân hàng ở Việt Nam để nhận. Nếu giao dịch thành công chủ tài khoản hưởng 0,5% hoa hồng...

Top