Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tê tay, tay đau như kim châm khi thức dậy cảnh báo 4 bệnh cực nguy hiểm, nguy cơ tiểu đường cao, nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Thứ tư, 16:34 19/01/2022 | Sống khỏe

Tê tay hoặc đau như kim châm sau khi ngủ dậy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có tổn thương dây thần kinh.

Cảm thấy bàn tay tê cóng sau khi thức dậy là hiện tượng không ít người gặp phải. Trên thực tế, điều này có xu hướng xảy ra khi ngủ ở tư thế xấu, làm cản trở lưu thông máu.

Tuy nhiên, bạn có thể đang phải đối mặt với một vấn đề lớn nhiều nếu thường xuyên cảm thấy ngứa ran hoặc tê ở bàn tay, ngón tay.

Nitin Butala, chuyên gia y khoa kiêm nhà thần kinh học ở Jacksonville, Florida cho biết, hiện tượng này còn nguy hiểm hơn khi đi kèm với những triệu chứng đáng lo ngại như tê khắp cơ thể và kéo dài cả ngày, khó cầm nắm, yếu cơ và đột ngột chóng mặt.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng tê tay sau khi thức dậy và lời khuyên đến từ chuyên gia:

Hội chứng ống cổ tay

Tê tay sau khi thức dậy là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe này - Ảnh 1.

Các ngón tay tê, ngứa ran vào ban đêm có thể liên quan đến một tình trạng sức khỏe có tên hội chứng ống cổ tay.

Eva Feldman, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư về thần kinh học tại Đại học Michigan giải thích, tê ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa thường là dấu hiệu cho thấy dây thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép. Đây thực chất là một khoang chứa các dây chằng và xương trong lòng bàn tay.

Theo Viện Mayo, hiện tượng chèn ép dây thần kinh xảy ra khi một thứ gì đó liên tục gây áp lực hoặc kích thích dây thần kinh giữa. Mọi chuyển động lặp đi lặp lại liên quan đến việc gập cổ tay thường xuyên như sử dụng chuột hoặc các công cụ cầm nắm khoảng 9 tiếng một ngày đều có thể gây ra hoặc góp phần dẫn tới các vấn đề trong ống cổ tay.

Chuyên gia Eva cho biết, tê tay thường đi kèm với ngứa ran và trong một số trường hợp nghiêm trọng, các ngón tay sẽ bị yếu đi.

Ngoài việc xoa bóp tay, cổ tay trước khi ngủ và sau khi thức dậy để giảm tê, bạn có thể cần đến sự trợ giúp từ bác sĩ. Một số người đã sử dụng nẹp cổ tay để giữ cho bộ phận này không bị cong. Trong trường hợp cần thiết, bạn cũng cần tiêm steroid và phẫu thuật nhằm giải phóng dây thần kinh trong ống cổ tay.

Dây thần kinh bị chèn ép hoặc bị tổn thương

Tê tay sau khi thức dậy là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe này - Ảnh 2.

Ngoài dây thần kinh giữa, các dây thần kinh khác bị chèn ép hoặc tổn thương cũng có thể khiến bàn tay và ngón tay mất cảm giác.

Trên thực tế, theo Sleep Foundation, nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tê một tay là do dây thần kinh Ulnar, chạy từ khu vực khuỷu tay đến các ngón tay, bị chèn ép. Chuyên gia Eva giải thích, hiện tượng này có thể xuất hiện nếu bạn dồn quá nhiều áp lực lên khuỷu tay hoặc cổ tay khi ngủ. Tê bì thường ảnh hưởng tới ngón út và các ngón giữa.

Mặc dù hiếm gặp, tổn thương dây thần kinh hướng tâm cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Chúng chạy dọc từ cánh tay, cẳng tay đến cổ tay. Khi dây thần kinh hướng tâm bị chèn ép hoặc tổn thương, bạn có thể cảm thấy bất thường ở mu bàn tay hoặc ngón tay cái. Mất khả năng co duỗi ngón tay hoặc uốn cong cổ tay sẽ xảy ra trong trường hợp nghiêm trọng.

Cách khắc phục tình trạng này là tập ngủ theo một tư thế hợp lý, không gây áp lực hoặc căng thẳng cho cánh tay. Ví dụ, nếu tay bị tê khi ngủ nghiêng, bạn hãy tránh nằm đè lên cánh tay và uốn cong cổ tay. Tương tự như vậy, những người nằm ngửa cũng nên bỏ thói quen gác tay lên trán. Chuyên gia Eva khuyên, hãy để tay hai bên để giảm chèn ép dây thần kinh.

Nếu điều chỉnh tư thế ngủ vẫn không đem lại hiệu quả, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và dùng nẹp ở cổ tay hoặc khuỷu tay khi cần thiết.

Thoái hóa đốt sống cổ

Tê tay sau khi thức dậy là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe này - Ảnh 3.

Ngoài tê tay, thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn tới các hiện tượng khác như giảm khả năng phối hợp, đi lại khó khăn, mất kiểm soát bàng quang và đường ruột.

Theo Viện Mayo, ngón tay mất cảm giác có thể là dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ, một tình trạng sức khỏe làm mòn các đĩa đệm đốt sống cổ và xảy ra khi lão hóa. Trên thực tế, thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng đến 85% những người trên 60 tuổi.

Viện Mayo đã chỉ ra, trong khi nhiều người không nhận thấy các triệu chứng, một số khác lại bị đau và cứng cổ, đi kèm với ngứa ran, tê và yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân. Nguyên nhân là do tình trạng này làm tăng áp lực lên tủy sống, từ đó khiến các dây thần kinh bị chèn ép.

Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, họ có thể kê các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid hoặc thậm chí là thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm nhằm giảm đau và viêm.

Hội chứng lối thoát ngực

Tê tay sau khi thức dậy là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe này - Ảnh 4.

Hội chứng lối thoát ngực là một tình trạng rối loạn hiếm gặp, xảy ra khi các mạch máu hoặc dây thần kinh nằm ở khu vực giữa xương sườn đầu tiên và xương đòn bị chèn ép.

Theo chuyên gia Nitin, hầu hết những người gặp phải hội chứng lối thoát ngực bị chấn thương cổ. Các triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào dây thần kinh hoặc mạch máu bị chèn ép. Ngoài tê hoặc ngứa ran ở ngón tay, một số dấu hiệu khác bao gồm đau hoặc nhức mỏi cổ, vai, tay, dễ mỏi tay khi hoạt động, lạnh tay, đau nhói gần xương đòn.

Ngoài dùng thuốc, vật lý trị liệu cũng có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả. Theo Viện Mayo, thực hiện các bài tập tăng cường và kéo căng cơ vai có thể giảm áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh.

Những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác

Tê tay sau khi ngủ dậy cũng có thể là dấu hiệu một vấn đề sức khỏe mãn tính nghiêm trọng. Ví dụ, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 dễ phải đối mặt với tình trạng tổn thương hoặc chèn ép dây thần kinh.

Hơn nữa, một số tình trạng viêm mãn tính như  cũng có thể gây viêm các mô, lớp niêm mạc xung quanh dây chằng ở cổ tay, tạo áp lực lên dây thần kinh giữa và góp phần dẫn tới hội chứng ống cổ tay.

Cách khắc phục tình trạng này là nói chuyện với bác sĩ. Nếu tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, bạn có thể loại bỏ hoặc giảm cảm giác tê và ngứa ran ở tay chỉ sau một thời gian ngắn.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tác hại của việc ngủ ngáy đối với sức khỏe

Tác hại của việc ngủ ngáy đối với sức khỏe

Sống khỏe - 5 giờ trước

Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có thể đang gặp những bệnh nguy hiểm. Vậy ngủ ngáy có tác hại đối với sức khỏe ra sao, làm thế nào để điều trị ngủ ngáy hiệu quả?

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 8 giờ trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Chuyên gia Mỹ phát hiện loại hạt giúp ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường và bệnh tim mạch đang được trồng phố biến trên thế giới

Chuyên gia Mỹ phát hiện loại hạt giúp ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường và bệnh tim mạch đang được trồng phố biến trên thế giới

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Ăn đậu lăng giúp giảm cholesterol và đường huyết hiệu quả, từ đó phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

Ra mắt sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất

Ra mắt sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất

Sống khỏe - 9 giờ trước

Gamma Lipid là sản phẩm dinh dưỡng dạng thức uống từ hạt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Sản phẩm là sự kết hợp các nguyên liệu và công nghệ chất lượng từ các nước Nhật Bản, New Zealand, Úc, Mỹ.

5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Ăn gì tốt cho tinh hoàn luôn là vấn đề được đông đảo nam giới quan tâm.

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Gai đốt sống cổ là tình trạng xương bị thoái hóa tự nhiên do tuổi tác, do bị cọ xát, hoặc tổn thương lâu ngày. Trong y học cổ truyền, điều trị gai đốt sống cổ có nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và dùng thuốc. Nhiều bài thuốc đã sử dụng có hiệu quả tốt.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 18 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

Top