Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng huyết áp - “sát thủ” không còn giấu mặt

Thứ sáu, 10:08 20/05/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tăng huyết áp đang ngày trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với y tế cộng đồng. Theo báo cáo mới nhất từ Chương trình phòng, chống tăng huyết áp quốc gia, cứ 2 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, nam nhiều hơn nữ và thành thị cao hơn nông thôn. Điều đáng giật mình là căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa, các ca mắc bệnh trên 25 tuổi chiếm tới 47,3%.


Ăn uống điều độ, tham gia thể thao... là các biện pháp giúp kiểm soát huyết áp. Ảnh minh họa

Ăn uống điều độ, tham gia thể thao... là các biện pháp giúp kiểm soát huyết áp. Ảnh minh họa

Không còn là bệnh của người cao tuổi

Liên tục trong vài ngày bị tức ngực, khó thở, nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn, anh Minh Quang (25 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) phải nhập viện. Ban đầu, anh nghĩ đây là hậu quả của mấy ngày thức khuya cộng với một trận say rượu. Nhưng đến bệnh viện, anh và người nhà mới ngã ngửa khi bác sĩ chẩn đoán là bị tăng huyết áp (THA - huyết áp tăng trong tuần hoàn hệ thống, các mạch máu liên tục tăng áp lực) độ 2.

Các thông số bệnh của anh Minh Quang cho thấy, anh đã mắc căn bệnh này trong một thời gian khá dài mà không biết. Khi được bác sĩ thông báo, người thân và bản thân người bệnh ngơ ngác vì nghĩ rằng bệnh này chỉ gặp ở người cao tuổi, người còn trẻ sao có thể mắc bệnh? Anh Minh Quang còn thật thà: Tăng huyết áp là gì, có nguy hiểm không? Sự "bất ngờ" này không chỉ đối với chàng trai trẻ như Minh Quang, hiện nay bệnh THA cũng như một số bệnh tưởng như là “độc quyền” ở người cao tuổi đang tấn công giới trẻ, thậm chí cả trẻ em. Khám tại Viện Dinh dưỡng Trung ương, bé Đức Anh (5 tuổi) có huyết áp 125/90. Bố mẹ của Đức Anh thấy con có dấu hiệu tăng cân nhanh, khó thở, vận động khó khăn đã đưa con đến khám. Theo bác sĩ, bé có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa đường và sẽ phải đối mặt với căn bệnh THA.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh cao huyết áp đang được coi là 1 trong 10 bệnh nguy hiểm. Huyết áp tăng cao đột ngột có thể làm đứt mạch máu não gây xuất huyết não, đột quỵ, suy tim cấp, phù phổi cấp… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, thậm chí có thể làm giảm từ 10 - 20 tuổi thọ. Tại Việt Nam, THA đang ngày càng trở thành một vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng. Theo số liệu mới nhất từ Chương trình phòng, chống THA quốc gia thì tỷ lệ các ca mắc bệnh trên 25 tuổi chiếm 47,3%, con số này tương đương xấp xỉ 20,8 triệu bệnh nhân. Khả năng mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới với tỷ lệ tương ứng là 56,4% và 42,6%.

Các chuyên gia trong lĩnh vực này cảnh báo: Các yếu tố, nguy cơ dẫn đến sự gia tăng của căn bệnh này, đặc biệt là ở giới trẻ thường là do những thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt như: Ăn mặn, ăn nhiều thịt, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, căng thẳng, lười vận động, thức khuya … Khi bệnh THA kết hợp với các bệnh lý như béo phì, mỡ máu,… thì bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

Kiểm soát ngay từ những ngày đầu

THA được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, vì phần lớn các bệnh nhân không biết mình bị mắc bệnh. Triệu chứng của bệnh không có biểu hiện gì khác thường, thậm chí, có không ít trường hợp khi bị tai biến rồi mới biết bị THA.

Việc phát hiện muộn bệnh THA thường làm tăng các biến chứng như: Suy tim, động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận và các biến chứng về mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến tử vong. Việc điều trị các biến chứng của THA yêu cầu nhiều thủ thuật can thiệp phức tạp như phẫu thuật tim bắc cầu, phẫu thuật động mạch cảnh và lọc máu… Các biện pháp này sẽ rất tốn kém đối với tình hình tài chính của các gia đình bệnh nhân, đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách bảo hiểm xã hội của Chính phủ.

THA sẽ không quá phức tạp nếu người bệnh biết kiểm soát nó ngay từ những ngày đầu. Một khi việc chẩn đoán THA đã được khẳng định, người bệnh cần ý thức được việc thay đổi các thói quen lối sống không tốt và kiểm soát tốt huyết áp ngay từ giao đoạn đầu với sự hỗ trợ của bác sĩ. Mục tiêu của điều trị THA là để kéo dài tuổi thọ và tránh biến chứng đối với các cơ quan quan trọng như tim, não, thận và mắt.

Việc kiểm soát huyết áp không khó và hoàn toàn có thể chủ động. Mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp điện tử, rất dễ sử dụng, huyết áp cao khi chỉ số huyết áp tối đa >/140 mm Hg và hoặc huyết áp tổi thiếu >/90 mm Hg. Nếu phát hiện sớm, có thể loại trừ bệnh chỉ bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt...

Trong những ngày nắng nóng của mùa hè này, việc phòng ngừa THA cũng rất quan trọng. Mùa hè có thời tiết nóng nực, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, điều này rất dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não. Những ngày thời tiết thay đổi, huyết áp của bệnh nhân có thể lên, nhưng thường ở mức từ 130 - 140 mm Hg lên 150 - 160 mm Hg. Nếu người bệnh không dùng thuốc thì huyết áp có thể lên tới 180 - 200 mm Hg, rất nguy hiểm.

Để phòng ngừa cũng như hạn chế tác hại từ căn bệnh THA, GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam khuyến cáo, nên đo huyết áp định kỳ trong ngày, có chế độ dinh dưỡng riêng, không ăn mặn, giảm các loại thực phẩm có axit béo, mỡ động vật, hạn chế rượu bia, tập thể dục mỗi ngày. Đặc biệt, cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm bệnh nếu có.

Trong ngày THA thế giới 17/5/2016 vừa qua, Hội Tim mạch Việt Nam và Servier Việt Nam đã khởi động dự án y tế cộng đồng “Tăng huyết áp, sống khỏe ngay từ ngày đầu tiên”. Dự án này được hỗ trợ bởi Bộ Y tế Việt Nam, Hội THA Pháp (SFHTA), Ủy ban Phòng chống THA Pháp (CFLHTA) và Đại sứ quán nước Cộng hòa Pháp tại Hà Nội.

Đặc biệt, dự án đã ra mắt trang web ngaydautien.vn được ra mắt với những thông tin đầy đủ nhất về căn bệnh THA, với những diễn đàn trao đổi với các bác sĩ xung quanh căn bệnh. Trang web sẽ là công cụ hữu hiệu để các bác sĩ tiếp cận một cách dễ dàng nhất với bệnh nhân cũng như để bệnh nhân THA có thể chủ động tìm hiểu và điều chỉnh để kiểm soát bệnh ngay từ những ngày đầu.

Dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp

- Choáng váng, nhức đầu.

- Mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.

- Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp.

- Đỏ mặt, buồn nôn, vã mồ hôi.

- Chân tay lạnh, mất ngủ, gặp vấn đề về tầm nhìn

Một người khi có các dấu hiệu kể trên, cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời.

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top