Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cường kiểm soát bệnh lao ở khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia

Thứ ba, 21:36 20/04/2021 | Y tế

GiadinhNet – Đây là một trong những nội dung chính được đưa ra tại hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá công tác chống lao khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia do Tổ chức di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức ngày 20/4 tại Hà Nội.

Thông tin tại hội thảo cho thấy, bệnh lao là bệnh truyền nhiễm lây truyền từ người sang người, thường xảy ra ở những người sống trong điều kiện không hợp vệ sinh và quá đông đúc. Trong số nhóm người có nguy cơ cao đối với bệnh lao, người di cư là nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương.

Người di cư thường sống ở những nơi đông đúc, ít khi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, được chẩn đoán muộn do hạn chế tài chính và rào cản ngôn ngữ. Ngoài ra, người di cư gặp khó khăn trong việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị bệnh lao do không có bảo hiểm y tế, bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử và không có giấy tờ hợp pháp. Điều này là do tính chất di động của nhóm người di cư, ngay cả khi được xét nghiệm bệnh lao họ vẫn di chuyển đến nơi khác trước khi có kết quả xét nghiệm.

Tăng cường kiểm soát bệnh lao ở khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: N.Mai

Theo đại diện IOM Việt Nam, trong trường hợp xét nghiệm dương tính hoặc cần được theo dõi, tính di động của người di cư có thể gây ra tác động bất lợi cho các nhân liên quan và cộng đồng tương lai của họ, đặc biệt, do mối liên hệ giữa việc không hoàn thành điều trị bệnh lao và sự xuất hiện của bệnh lao đa kháng thuốc.

Do đó, điều quan trọng đối với người cung cấp dịch vụ y tế là phát hiện bệnh nhân lao và hỗ trợ họ tuân thủ hóa trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp và hoàn thành liệu trình điều trị tiêu chuẩn kéo dài sáu tháng cho những người có thể di chuyển đến địa điểm mới và tạo điều kiện tiếp tục điều trị.

Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Bình Hòa, Phó Trưởng ban điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia cho biết, năm 2020, Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có gánh nặng cao về bệnh lao và lao đa kháng thuốc toàn cầu.

Bệnh lao gây ra những gánh nặng đối với hệ thống y tế cũng như công cuộc phát triển toàn diện, làm giảm năng suất lao động. Trong đó, 26% phải ngừng làm việc hơn 6 tháng do lao; 5% phải bán tài sản; 17% phải đi vay nợ, thu nhập trung bình giảm 25%...

Bên cạnh đó, cũng theo PGS.TS Nguyễn Bình Hòa, một bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động/năm. Nghèo khó vây quanh những gia đình có người mắc bệnh lao cao hơn những gia đình không có người mắc bệnh.

Không riêng Việt Nam đang chịu gánh nặng về bệnh lao, theo đại diện Trung tâm phòng chống lao và phong quốc gia Campuchia, Campuchia cũng là một trong 30 quốc gia có gánh nặng cao nhất về bệnh lao toàn cầu. 

Mặc dù Việt Nam và Campuchia đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh lao trong những năm gần đây, nhưng cả hai lại thiếu nguồn lực tài chính cần thiết để loại bỏ bệnh lao như một vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Các chuyên gia cho biết, trong bối cảnh hạn chế về nguồn lực y tế, người di cư (người di cư nội địa ở mỗi nước và người di cư qua biên giới Việt Nam - Campuchia) có thể dễ bị bỏ sót hoặc không được chú ý trong các nỗ lực quốc gia nhằm phát hiện bệnh lao.

Trên cơ sở đó, IOM Việt Nam phối hợp với Chương trình Chống Lao Quốc gia Việt Nam, Trung tâm phòng chống lao và phong quốc gia Campuchia (CENAT) và IOM Campuchia tiến hành nghiên cứu để hiểu rõ hơn về các rào cản và các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh lao ở người di cư.

Đồng thời, nghiên cứu này cũng nhằm xác định các thách thức trong việc kiểm soát bệnh lao, tập trung vào các lĩnh vực hợp tác hiện tại và tiềm năng giữa các cơ quan chính phủ và phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực kiểm soát bệnh lao khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia.

Nghiên cứu được thực hiện tại hai tỉnh phía Nam của Việt Nam  là An Giang và Tây Ninh và hai tỉnh Svay Rieng và Takeo của Campuchia, nơi có thông báo tỷ lệ bệnh lao cao và người dân thường xuyên di chuyển qua lại biên giới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các kết quả nghiên cứu về công tác phòng chống lao khu vực biên giới hai nước đồng thời đưa ra các khuyến nghị định hướng cho kế hoạch hành động kiểm soát bệnh lao ở khu vực này. 

Theo PGS. TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, thông qua hoạt động nghiên cứu này, Việt Nam sẽ xây dựng, thiết lập và duy trì mạng lưới đối tác, khung phối hợp đa quốc gia trong quản lý bệnh lao trong nhóm di cư quốc tế, trong đó sẽ phân công người chịu trách nhiệm chính trong phòng chống lao ở nhóm người di cư tuyến Trung ương, tuyến tỉnh đồng thời, tổ chức họp trực tuyến định kỳ sáu tháng giữa Việt Nam và Campuchia để đánh giá việc kiểm soát bệnh lao ở khu vực biên giới của hai nước.

Mai Thùy

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top