Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cơ hội tiếp cận thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSS cho công nhân: Mô hình hay của ngành Dân số

Thứ hai, 06:00 17/02/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Một bộ phận không nhỏ công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN,KCX) chưa từng nghe các nội dung về sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ).

Tăng cơ hội tiếp cận thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSS cho công nhân: Mô hình hay của ngành Dân số  1
Một buổi truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho nữ công nhân tại Khu Công nghiệp của tỉnh Long An. 
Ảnh: Dương Ngọc
Nhiều nữ công nhân chưa biết được quyền lợi của mình về vấn đề này- Đó là một số  kết quả thu thập thông tin, báo cáo định hướng mô hình thử nghiệm cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho người lao động nhập cư và gia đình họ tại KCN, KCX vừa được Tổng cục DS-KHHGĐ tiến hành.

Nhu cầu chính đáng của nữ công nhân

Tan ca làm, đồng hồ điểm 17 giờ. Hạnh hối hả cùng bạn trở về xóm trọ cách chỗ làm 1,5km. Năm nay Hạnh 21 tuổi, quê ở Trực Ninh, Nam Định. Hạnh cho biết đã làm ở nhà máy chuyên sản xuất len xuất khẩu (Khu công nghiệp Hòa Xá, TP Nam Định) được 2 năm nay. Cô kể: Công nhân chúng em đi làm từ sáng đến tối mịt. Để trang trải cuộc sống, dành dụm một chút cho gia đình, chúng em phải vừa làm chính, vừa làm ngoài giờ, khối lượng công việc ở công ty ngốn hết gần 2/3 thời gian trong ngày”.

Vì thế, trả lời cho câu hỏi có tìm hiểu thông tin về SKSS hay không? - Hạnh thật thà: “Bận như thế, chúng em hầu như không còn thời giờ đọc sách báo, xem tivi, nghe đài, nói gì đến chuyện nghe các vấn đề về chăm sóc SKSS/KHHGĐ!”... Thế nên trong xóm trọ bé xíu của Hạnh, vì nhiều lý do, có phân nửa các cặp “góp gạo thổi cơm chung”. Không ít đôi “ăn cơm trước kẻng”, nhưng do không biết bảo vệ an toàn, nên chuyện dăm bữa nửa tháng lại có người rỉ tai hỏi địa chỉ “giải quyết hậu quả”. 

Tại Nam Định, hiện có 3 KCN, trong đó KCN Hòa Xá có số lao động lên đến 2 vạn người. Đa phần trong số này là công nhân trong độ tuổi 20 – 30, chiếm 75%. Có khoảng 12.000 công nhân chưa lập gia đình, trong đó nữ công nhân chiếm 86%.

“Cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ là một trong những nhu cầu cần thiết đối với công nhân, tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp cận các dịch vụ này tại KCN Hòa Xá vẫn còn rất hạn chế. Vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung và SKSS/KHHGĐ nói riêng cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp chưa được lãnh đạo các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, đa số chưa có cán bộ phụ trách công tác y tế. Chỉ một số doanh nghiệp là có bộ phận y tế chăm sóc sức khỏe cho công nhân...”, ông Trần Trung Kiên – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nam Định chia sẻ.

Hiệu quả thiết thực của mô hình:

- Góp phần chăm sóc sức khỏe cho công nhân các KCN để họ tái sản xuất sức lao động, sản xuất nhiều của cải hơn cho xã hội.

- Chăm sóc tốt hơn SKSS cho công nhân tại các KCN, đặc biệt là những người nhập cư; phòng ngừa các trường hợp mang thai, phá thai hoặc có con ngoài ý muốn. Góp phần giảm bệnh lây truyền qua đường tình dục, giảm tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS trong người lao động.

- Góp phần đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện các chế độ chính sách đối với công nhân các KCN.

- Góp phần cung cấp căn cứ thực tế để Tổng cục DS-KHHGĐ kiến nghị với cấp có thẩm quyền trong việc đề ra chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về chăm sóc SKSS trong các KCN.

Đồng tình quan điểm này, bà Trần Thị Liễu – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Long An cho rằng: “Mỗi năm, tại tỉnh này có 2 đợt Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ. Đối với các KCN, do đặc trưng lịch làm việc của công nhân, Đội lưu động thường bố trí truyền thông, tư vấn vào thứ Bảy, Chủ nhật. Dù có nhiều công nhân được khám và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS nhưng con số này chưa “thấm vào đâu” so với số lượng và nhu cầu chăm sóc SKSS của toàn bộ công nhân. Nếu muốn nhận dịch vụ vào những đợt không trùng Chiến dịch, công nhân phải đi rất xa và khá bất tiện...”.

Báo cáo sơ bộ kết quả thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng các dịch vụ DS-KHHGĐ của người lao động nhập cư và gia đình họ tại KCN, KCX do Tổng cục DS-KHHGĐ tiến hành năm 2013 tại KCN, KCX thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Trị, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ ra, phần đông công nhân đã nghe đến vấn đề SKSS/KHHGĐ (63,60%). Trong đó tỷ lệ đã được nghe về SKSS cao nhất ở Nam Định (72,5%) và thấp nhất ở Quảng Trị (49,15%).

Đưa dịch vụ chăm sóc SKSS về gần với người lao động

Để nâng cao nhận thức, cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS và các biện pháp tránh thai cho công nhân tại các KCN, đồng thời nâng cao năng lực cho cán  bộ làm công tác y tế, DS-KHHGĐ tại các địa bàn có KCN, trong hai năm 2014- 2015, Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ tiến hành thử nghiệm mô hình “Cung cấp dịch vụ SKSS và phương tiện tránh thai cho công nhân các khu công nghiệp” tại 3 tỉnh Nam Định, Nghệ An và Long An. Từ kết quả thí điểm mô hình sẽ đề xuất nhân rộng mô hình phù hợp trên phạm vi cả nước.

Điểm đặc biệt hứa hẹn sẽ thu hút công nhân tại các KCN đó là việc thành lập các Câu lạc bộ SKSS tiền hôn nhân với mục đích cung cấp thông tin về SKSS/KHHGĐ nhằm nâng cao nhận thức của các thành viên về SKSS, giúp cho các thành viên thực hiện những hành vi lành mạnh trong quan hệ tình bạn, tình yêu, hôn nhân; giúp các thành viên có được kỹ năng sống cần thiết để bảo vệ, chăm sóc SKSS cho bản thân và cộng đồng.

Tham gia câu lạc bộ, các thành viên sẽ được nâng cao năng lực để họ trở thành tuyên truyền viên và giáo dục viên đồng đẳng trong lĩnh vực SKSS. Tại mỗi doanh nghiệp xây dựng 1 câu lạc bộ với nhiệm vụ tập hợp các thanh niên đến sinh hoạt định kỳ để tuyên truyền giáo dục các nội dung về chăm sóc SKSS và các vấn đề có liên quan. Tổ chức các hoạt động tạo cơ hội cho các thanh niên gặp gỡ giao lưu, trao đổi kiến thức về sức khỏe sinh sản với nhau và trao đổi với cán bộ tư vấn. Đây cũng là địa chỉ, kênh thu thập, giải đáp các thắc mắc về SKSS của thanh niên…

Bà Trần Thị Liễu cho hay: Tại Long An dự kiến sẽ triển khai mô hình tại KCN Long Hậu. Ở KCN này đã có phòng khám sức khỏe nhưng sức hút không lớn, hi vọng công nhân sẽ có điều kiện thường xuyên để chăm sóc riêng biệt về SKSS/KHHGĐ bởi mô hình luôn “trực chiến” tại KCN.
 
Quỳnh An
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Top