Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Thứ năm, 16:01 15/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ dân tộc thiểu số đã và đang được nhiều địa phương thực hiện. Nhờ đó, chất lượng dân số của vùng dân tộc đã được nâng lên, loại bỏ nhiều hủ tục liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản.


Rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng

Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cho thấy tình trạng sức khoẻ sinh sản (SKSS) của đồng bào các dân tộc thiểu số kém hơn so với mặt bằng chung của quốc gia. Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về hiện trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, tỷ suất sinh của người DTTS là 2,35 con/phụ nữ. Mức sinh này cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước là 2,09 con/phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ DTTS mang thai có đến các cơ sở y tế khám thai cũng như sinh con tại các cơ sở y tế chỉ đạt 86,4%.

Điều này cũng là một trong số những tác nhân khiến tỉ số tử vong mẹ ở vùng DTTS cao hơn trung bình cả nước. Tỷ số tử vong mẹ của Việt Nam đã giảm đáng kể từ 165/100.000 ca đẻ sống năm 2002 xuống còn 65/100.000 ca đẻ sống vào năm 2018, nhưng tỷ lệ này ở 225 huyện DTTS miền núi và huyện xa xôi nhất vẫn ở mức 104/100.000 ca đẻ sống.

Cùng với đó, vẫn có sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em giữa các nhóm dân cư có mức độ phát triển kinh tế - xã hội cao và thấp, giữa các nhóm DTTS và đa số, và những người sống ở nông thôn và thành thị. Phụ nữ DTTS thuộc các hộ nghèo có nguy cơ không tiếp cận tới được các dịch vụ chăm sóc trước sinh cao hơn 3 lần, không được đỡ đẻ bởi nhân viên y tế có chuyên môn cao hơn 6 lần.

Tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ người dân tộc. Ảnh: Dương Ngọc

Nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng yếu kém về sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản của đồng bào dân tộc thiểu số chẳng hạn như khả năng tiếp cận tới dịch vụ y tế thấp hơn so với nhóm dân đa số, yếu tố địa lý nơi đồng bào sinh sống – phần lớn sống tại các vùng sâu, vùng xa, rào cản ngôn ngữ, thực hành tín ngưỡng, phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng như chất lượng dịch vụ y tế chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của người bệnh…

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân, đặc biệt là vùng dân tộc miền núi càng khó khăn hơn. Theo một nghiên cứu của UNFPA, ước tính 12 triệu phụ nữ đã gặp gián đoạn trong tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Gián đoạn trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục lại càng trở nên trầm trọng hơn khi dịch vụ này bị coi là không thiết yếu.

Nâng cao chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ vùng sâu

Phụ nữ dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa như Cư Pui, Yang Mao, Cư Drăm, Hòa Phong (Đắk Lắk) trước thường sinh đẻ tại nhà nhưng giờ đã có ý thức tìm tới cơ sở y tế để được khám, tư vấn và sử dụng các biện pháp sinh an toàn. Điều này có được nhờ sự hỗ trợ từ Dự án "Tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số".

Phòng khám sản khoa được trang bị thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại như máy siêu âm 4D, máy theo dõi sản phụ và trẻ sơ sinh… nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Người dân đã tin tưởng, tìm đến phòng khám nhiều hơn. Mỗi năm trung bình tiếp nhận trên 1.000 ca sản phụ đến khám và sinh đẻ, trước chỉ từ 500 - 700 ca.

Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền về chăm sóc SKSS và sức khoẻ tình dục cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện cũng được phòng khám coi trọng. Cán bộ y tế phối hợp với trạm y tế các xã thường xuyên xuống tận các thôn, buôn để tư vấn cách chăm sóc sức khỏe; thuyết phục phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế để thăm khám và sinh con an toàn, tránh tai biến; sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình… Nhận thức về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ dân tộc thiểu số đã ngày một thay đổi.

Phụ nữ dân tộc ở Hà Giang cũng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận chăm sóc SKSS vì hủ tục lạc hậu liên quan đến vấn đề sinh đẻ. Theo BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, công tác chăm sóc SKSS vẫn còn nhiều khó khăn khi ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số vì hủ tục lạc hậu nên vẫn còn tình trạng phụ nữ mang thai sinh con tại nhà dẫn tới tai biến sản khoa. Việc thụ hưởng các dịch vụ y tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được kịp thời, đầy đủ; nhiều phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số sinh con thứ 3 trở lên ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản…

Để nâng cao sức khỏe, giúp phụ nữ vùng sâu được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS, ngành y tế Hà Giang đã chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cấp và mở rộng các dịch vụ chăm sóc SKSS ở các trạm y tế; tổ chức khám phụ khoa tại cộng đồng; thực hiện các thủ thuật KHHGĐ…

Nhiều mô hình truyền thông giáo dục SKSS bằng các hình thức đa dạng, phong phú được triển khai như: Tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, sân khấu hóa, tuyên truyền tại các chợ phiên, tại các buổi họp thôn, chi hội phụ nữ…; triển khai mô hình "Cô đỡ thôn bản" tại các thôn, bản khó khăn nhằm đáp ứng công tác chăm sóc và tư vấn về SKSS cho các bà mẹ trong suốt thời kỳ mang thai, sinh nở. Cán bộ làm công tác chăm sóc SKSS các tuyến cơ sở thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ; cung cấp kiến thức về cấp cứu sản khoa, cấp cứu trẻ sơ sinh; chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em; kỹ năng truyền thông lồng ghép tại cộng đồng; kỹ năng giám sát…

Ngoài ra, cán bộ y tế cơ sở thường xuyên đến trực tiếp các hộ dân, cấp phát thuốc, tiêm phòng các loại bệnh thường gặp trong độ tuổi sinh đẻ; tư vấn, giải đáp các thắc mắc của sản phụ; tăng cường công tác quản lý thai nghén, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho bà mẹ mang thai ở các thôn cách xa trung tâm.

Việc đồng bộ triển khai các giải pháp đã mang lại hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Hà Giang. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai trên địa bàn tỉnh đạt trên 93%; số phụ nữ mang thai được khám thai 3 lần trở lên trong 3 thời kỳ thai nghén; tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc… ngày một tăng. Phụ nữ dân tộc cũng đã biết thực hiện các biện pháp tránh thai mới an toàn. Cùng với đó, từ tuyến tỉnh đến cơ sở đã triển khai đồng bộ hoạt động phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Gia Minh - M.Tuyết

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top