Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm sự của những bác sỹ 9X thành thị đầu tiên tình nguyện về huyện nghèo làm việc

Thứ sáu, 09:00 23/06/2017 | Y tế

GiadinhNet – Lần đầu tiên, sẽ có 7 bác sỹ trẻ, tốt nghiệp bằng khá, giỏi, được đào tạo chuyên khoa, bài bản tình nguyện về công tác tại các huyện nghèo nhất trong cả nước.

"Một kèm một" để "trình" lên nhanh, bền

Chiều 22/6, tại buổi cung cấp thông tin về kết quả thực hiện dự án “Thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn”, Bộ Y tế cho biết, ngày 28/6 tới, tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, Bộ Y tế sẽ tổ chức bàn giao 7 bác sỹ trẻ tình nguyện về làm việc tại các huyện nghèo của 4 tỉnh: Lào Cai, Bắc Kạn, Điện Biên và Sơn La.

Đây là những bác sỹ đầu tiên của dự án, gồm: 1 bác sỹ chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh, 1 bác sỹ chuyên ngành ngoại khoa và 5 bác sỹ nhi khoa. Đây đều là những bác sỹ tốt nghiệp Đại học Y loại khá, giỏi..


BS Phạm Văn Tuấn trong lần khám chữa bệnh cho bà con vùng cao. Ảnh: NVCC

BS Phạm Văn Tuấn trong lần khám chữa bệnh cho bà con vùng cao. Ảnh: NVCC

Theo TS Phạm Văn Tác – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), để đảm bảo các bác sỹ trẻ có thể “độc lập tác chiến” ở vùng sâu, vùng xa, công tác đào tạo được ưu tiên theo hướng “cầm tay chỉ việc” và “một kèm một”, tức là mỗi học viên được một giáo sư đầu ngành tại các bệnh viện tuyến Trung ương kèm cặp, “huấn luyện” trong vòng 2 năm. Trên thực tế, việc đào tạo có thể lên tới 8-9 giáo sư, tiến sĩ đào tạo 1 bác sỹ trẻ.

“Hình thức đào tạo giống như chương trình bác sỹ nội trú. Những bác sỹ sau khi tốt nghiệp 6 năm y khoa, được học chuyên khoa 1 ngay mà không cần thời gian làm việc 2 năm mới được nhận đào tạo chuyên khoa. Các bác sỹ trẻ cũng được cọ xát thực tế tại các bệnh viện tuyến Trung ương và Bệnh viện hạng I” – TS Phạm Văn Tác nói.

Đơn cử, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đào tạo 5 trong số 7 bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn công tác, trong khuôn khổ dự án. ThS Trịnh Ngọc Hải – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ, Bệnh viện đã phân công 5 thành viên ban giám đốc Bệnh viện – những chuyên gia hàng đầu trong chuyên ngành Nhi - “kèm” sát sao 5 bác sỹ trẻ này.

Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, GS.TS Phạm Minh Thông – Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, các học viên theo đào tạo được tham gia giao ban hội chẩn hàng ngày với lãnh đạo khoa, tham gia trực bệnh nhân liên tục nên sau 2 năm đào tạo các bác sĩ có thể làm rất tốt và bài bản tại địa phương.

Nguyện dốc hết kiến thức 8 năm y khoa để chữa bệnh cho bà con vùng khó khăn

Trong số 7 bác sỹ trẻ được bàn giao về làm việc tại các huyện miền núi khó khăn lần này có bác sỹ Cao Thị Hồng Yến (SN 1990, Hà Nội).


BS Cao Thị Hồng Yến

BS Cao Thị Hồng Yến

2 năm qua, Yến đã được các bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai đào tạo, huấn luyện. Từ 28/6 tới, bác sỹ trẻ này sẽ chính thức làm việc tại Bệnh viện huyện Mường Khương (Lào Cai).

Nữ bác sỹ trẻ chia sẻ thật lòng, chị chưa từng một lần đặt chân tới huyện miền núi nghèo Mường Khương và cũng chưa lường hết được những khó khăn mình sẽ phải đối mặt trong hơn 2 năm làm việc tại đây.

"Trước đây, tôi đã tới Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) và cảm nhận được rất rõ những khó khăn về cả kinh tế xã hội, tập quán của người vùng cao. Tất nhiên, vì tôi chưa bao giờ thật sự xa nhà nên cảm giác lo lắng là điều khó tránh khỏi" - BS Hồng Yến nói .

Dù vậy, chị vẫn rất hào hứng và nguyện cống hiến hết sức mình, bằng tuổi trẻ, nhiệt huyết và năng lực, kiến thức đã được đào tạo, rèn luyện suốt 8 năm y khoa.

GS.TS y khoa về chẩn đoán hình ảnh Phạm Minh Thông - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau khi được đào tạo rất bài bản, trình độ của BS Cao Thị Hồng Yến lên rất nhanh. Hiện chị có thể đáp ứng được rất tốt tất cả các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.

Một trong 5 nam bác sỹ sẽ được bàn giao về huyện nghèo công tác trong ngày 28/6 tới là Phạm Văn Tuấn (SN 1990, Hải Dương). Tuấn từng tốt nghiệp hạng Giỏi của Đại học Y Hà Nội. Ngày mới ra trường, Tuấn có nhiều lựa chọn công tác tại bệnh viện tỉnh hay ở lại trường làm việc, nghiên cứu… nhưng anh quyết tâm tham gia dự án "Thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn" mà không quá nhiều đắn đo.

Cái được lớn nhất, có thể nói không gì đánh đổi được với sinh viên ngành y, đó là được đào tạo chuyên khoa ngay sau khi ra trường. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tôi được cử riêng một giáo sư quan tâm, kèm cặp nên tay nghề lên rất nhanh”, Tuấn lý giải.

BS Hồng Yến sẽ có 2 năm làm việc tại vùng khó khăn; còn đối với bác sỹ nam như BS Tuấn, thời gian sẽ là 3 năm. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tại các huyện nghèo, những bác sỹ này được tiếp nhận làm việc tại các bệnh viện như: Bạch Mai và Nhi Trung ương…

Hoạt động đào tạo Bác sỹ trẻ tình nguyện theo Đề án 585 là một trong các hoạt động nhận được sự hỗ trợ của Ban quản lý dự án giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Trong khuôn khổ dự án, giai đoạn 2016-2020 sẽ có 300 bác sỹ trẻ tình nguyện được Dự án cấp kinh phí đào tạo theo yêu cầu của địa phương. Các bác sỹ sau khi đào tạo sẽ quay lại hỗ trợ công tác khám chữa bệnh cho các vùng khó khăn góp phần nâng cao chất lượng y tế cơ sở và công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Được biết, nhu cầu bác sỹ tại 62 huyện nghèo trên cả nước là khoảng 600 bác sỹ thuộc 15 chuyên khoa. Trong đó 7 chuyên khoa có nhu cầu nhiều nhất là: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm, Chẩn đoán hình ảnh...

Từ khi triển khai Dự án vào năm 2013 đến nay, Bộ Y tế đã phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội mở 4 khoá đào tạo, với 54 học viên. Khóa 5 dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7/2017 cho 24 học viên (các học viên này đã có Quyết định trúng tuyển chuyên khoa I). Như vậy tổng số học viên đã, đang và sẽ đào tạo chuyên khoa là 78 bác sỹ.

Thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục đào tạo chuyên khoa I cho ít nhất 300 bác sỹ tham gia dự án…

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 1 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 1 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 3 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Top