Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại sao bệnh viện hết tiền trả lương nhân viên?

Thứ hai, 11:42 04/01/2016 | Y tế

GiadinhNet - Trong thời buổi kinh tế thị trường, khi Nhà nước không thể đầu tư nguồn ngân sách khổng lồ cho y tế thì một loạt bệnh viện ở địa phương đã phải đối mặt với việc thiếu hụt tài chính. Câu chuyện 14 bệnh viện ở Đắk Lắk hết tiền trả lương cho nhân viên chỉ là ví dụ mở đầu cho sự khó khăn của nhiều bệnh viện đang phải đối mặt. Vì sao để các bệnh viện tuyến dưới không còn lâm vào cảnh khó khăn? Làm sao để người bệnh không "đổ dồn lên" tuyến trên? BS Trần Văn Phúc (Bệnh viện Xanh Pôn) đã có bài viết chia sẻ về vấn đề này. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

 

Viện phí không tăng đúng theo giá trị thực cùng với việc giảm ngân sách đang gây khó khăn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân. ảnh minh họa
Viện phí không tăng đúng theo giá trị thực cùng với việc giảm ngân sách đang gây khó khăn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân. ảnh minh họa

 

Thiếu tiền có phải là khó khăn lớn nhất của các bệnh viện?

So với các nước trong khu vực, nền y học hiện đại của Việt Nam có truyền thống lịch sử và tầm vóc đáng kể. Trong những năm tháng chiến tranh, y tế Việt Nam mặc dù rất khó khăn về kinh phí, nhưng đã sản sinh ra không chỉ những cá nhân kiệt xuất, mà còn có cả một đội ngũ đông đảo y bác sĩ với tay nghề rất vững vàng, rải đều ở mọi tuyến. Đến thời kì bao cấp, dù kinh tế lao đao, nhưng y tế vẫn phục vụ người bệnh vô điều kiện, sự chênh lệch chuyên môn giữa các tuyến không quá xa nhau, trình độ tay nghề giữa các bác sĩ không tồn tại khoảng cách quá lớn.

Ở thời kì này, sự tương tác giữa bác sĩ và người bệnh dựa trên nền tảng tình cảm, thay vì tiền bạc như thời buổi kinh tế thị trường. Hãy hình dung trong các làng quê nghèo khắp đất nước, bệnh viện là nơi thiêng liêng xếp vào bậc nhất trong tâm trí mỗi con người. Hầu hết người dân được sinh ra nhờ bàn tay của nhân viên y tế, khi ốm đau hay tai nạn thì bệnh viện sẽ là nơi để họ tìm đến, có người chọn bệnh viện để chết khi về già. Trong các giao điểm cuộc sống, với người bệnh là sự thân mật, còn với bệnh viện là những đức tính phi thường của người thầy thuốc, tiền bạc chỉ đóng vai trò thứ yếu.

Bước sang kinh tế thị trường, không thể phủ nhận nhiều bệnh viện đã tạo dấu ấn đáng kể với nền kinh tế quốc dân. Khi lợi nhuận bệnh viện tăng lên rất nhiều thì cũng bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh. Trong thời gian tới, không phải bệnh viện nào cũng tồn tại, mà sẽ có kẻ thắng, người thua. Nếu để cho các đơn vị tự chủ, xóa bỏ việc phân tuyến hay thông tuyến điều trị ngay từ bây giờ thì bệnh viện nào tồn tại được qua năm 2020 sẽ là người chiến thắng.

Ý thức được sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt, nhiều bệnh viện nghèo tuyến dưới đã quyết tâm đầu tư hạ tầng và thiết bị máy móc, nhưng vẫn không thu hút bệnh nhân đến điều trị. Lí do "người dân ít ốm" nên bệnh viện vắng là chưa thuyết phục. Nhiều căn bệnh bị bỏ qua do nghèo đói, nên khi kinh tế phát triển thì mặt bệnh cũng vì thế mà gia tăng, thay vì chỉ là phát hiện ra những căn bệnh nghiêm trọng. Vẫn cùng dòng máy siêu âm ấy với chất lượng tương đương, nhưng một bộ phận bệnh nhân vẫn "chạy" lên tuyến trên để khám chứ không tin tuyến cơ sở. Vậy sự đầu tư tiền bạc chưa phải là nguyên do chính gây thất bại bệnh viện.

Để người bệnh không vượt tuyến

Bệnh viện được điều khiển bởi ba yếu tố theo đúng tuần tự, đó là chất lượng - dịch vụ - chi phí. Đây cũng là ba yếu tố cần thiết để cạnh tranh. Nhưng thực tế một số nhà quản lí bệnh viện họ lại tập trung nhiều sự chú ý đến vấn đề chi phí, đưa yếu tố này lên hàng đầu, còn yếu tố chất lượng lại xếp sau! Viện phí chỉ được tăng cầm chừng, thậm chí người ta còn tìm cách hạ chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để "an lòng" người dân.

Ví dụ một ca siêu âm, theo khung viện phí quy định 28.000 đồng thì chưa đủ chi trả tối thiểu cho tiền điện nước và hao hỏng máy, nói gì đến tiền lương cho người làm việc. Đó chính là nguyên nhân làm cho các bệnh viện không đủ sức cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh toàn cầu ở mức độ chi tiêu. Viện phí không tăng đúng theo giá trị thực cùng với việc giảm ngân sách đang gây khó khăn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công, làm tổn thương không chỉ với y tế, mà còn với cả chính người bệnh.

Khi chi phí đi ngược hướng với chất lượng thì đương nhiên tai biến y khoa sẽ có cơ hội gia tăng. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 100.000 ca tử vong do tai biến y khoa, tương đương với 200 chiếc Boing 747 bị tai nạn. Nếu có 200 chiếc Boing bị tai nạn, đó là nỗi ô nhục với cả ngành hàng không thế giới. Câu hỏi đặt ra là, với sự bất cập về chi phí như y tế của ta hiện nay, thì đang có bao nhiêu bệnh viện nguy hiểm? Và chưa cần đợi câu trả lời thì người bệnh đã tự động bỏ  lên tuyến trên cho an toàn. Vì với họ, sức khỏe là quý giá nhất và quan trọng nhất.

Thấy người bệnh bỏ đi, các nhà lãnh đạo bệnh viện lại loay hoay tìm cách giữ chân bệnh nhân, chấp nhận cung cấp những gói dịch vụ khám chữa bệnh giá rẻ, chấp nhận lỗ. Đó chính là cái vòng luẩn quẩn kéo chất lượng xuống, làm xói mòn niềm tin ở người bệnh.

Sự cạnh tranh giữa các bệnh viện, thực chất là xoay quanh vấn đề chất lượng đội ngũ nhân viên y tế. Nó không phải là tòa nhà đẹp hay các thiết bị y tế hiện đại. Nhiều bệnh viện tuyến dưới không thiếu tiền, mà họ thiếu một đội ngũ ổn định các bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm. Việc tuyển dụng được các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm luôn là trở ngại đối với các bệnh viện tuyến dưới, bất chấp những nỗ lực của Bộ Y tế vừa khuyến khích, vừa tìm mọi cách để đưa bằng được bác sĩ giỏi đến vùng sâu, vùng xa. Bác sĩ giỏi sẽ không rời bỏ bệnh viện lớn vì họ biết rằng, về tuyến cơ sở sẽ không có bệnh nhân để làm việc.

Vậy tại sao bệnh viện tuyến cơ sở không tự tìm cách đào tạo nhân lực cho riêng mình? Lúc này, lúc khác bệnh viện cơ sở đã làm, nhưng lại không đủ kiên nhẫn để theo đuổi thời gian đào tạo lâu dài, bởi đào tạo lâu dài thì  mới có thể thu hoạch được những thành quả.

 

Một câu chuyện về các bệnh viện tuyến dưới đang "nóng" thời gian qua. Đó là chuyện về 14 bệnh viện ở Đắk Lắk hết tiền trả lương nhân viên. Theo đại diện Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, dự toán năm 2015 mà UBND tỉnh giao cho 14 bệnh viện trên phải thu là gần 311,6 tỉ đồng, trong đó 35% dành cho quỹ cải cách tiền lương sẽ khoảng 35 tỉ đồng. Thế nhưng, đến hết tháng 12/2015, 14 bệnh viện chỉ thu gần 282 tỉ đồng. Như vậy, quỹ chi tiền lương chỉ còn gần 20 tỉ đồng, tức là thiếu hơn 15 tỉ đồng tiền lương so với dự toán. 

BS Trần Văn Phúc/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 12 phút trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 2 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 2 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Top