Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại sao bạn học mãi vẫn chưa biết bơi?

Thứ năm, 10:56 19/05/2016 |

Bơi lội là kỹ năng cần thiết mọi người nên học. Hiểu được tầm quan trọng của việc học bơi, rất nhiều người đã tham gia các lớp học bơi hoặc nhờ người thân giúp đỡ nhưng học mãi vẫn không thể bơi được. Vậy, học bơi như thế nào là đúng và nhanh nhất.

Nguyên nhân bạn học mãi mà vẫn chưa biết bơi

Một người được coi là biết bơi khi có khả năng bơi được 25 m và tồn tại trong nước (nơi ngập quá đầu) được 5 phút. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi (Hà Nội), quy định này không có ý nghĩa nhiều trong việc phòng chống đuối nước. "Vậy nếu đến mét thứ 26 bạn không bơi được nữa thì sao, hay tới phút thứ 6 bạn không thể tồn tại trong nước thì chuyện gì sẽ xảy ra? Để phòng chống đuối nước, vấn đề không phải là bạn bơi được xa bao nhiêu, nổi được bao lâu mà quan trọng là khi rơi xuống nước bạn có khả năng ứng phó được để thả nổi, bơi tự cứu - một cách bơi theo phương thẳng đứng, tốn ít sức được để không bị đuối nước", tiến sĩ Tuấn nói.


Tập thả nổi khi học bơi. (Ảnh: E- Bơi).

Tập thả nổi khi học bơi. (Ảnh: E- Bơi).

Theo ông Tuấn, để có thể bơi - chống đuối nước không khó. Nếu bạn đã tập bơi lâu hoặc từ lâu đã quyết tâm học bơi nhưng mãi chưa bơi được, có thể vì một hoặc một số trong những lý do dưới đây:

Bạn không tập trung, không “cam kết” học bơi

Bạn muốn biết bơi nhưng không đặt kế hoạch cụ thể và dành thời gian ưu tiên cho việc học bơi. Bạn học theo cảm hứng, lúc thích thì đi, không thì nghỉ. Bạn đi học vài buổi rồi nghỉ cả tuần, cả tháng, tới khi học tiếp thì coi như bắt đầu lại. Nếu việc này cứ lặp đi lặp lại thì không khó hiểu khi bạn nói "tôi học bơi lâu rồi mà vẫn chưa biết bơi".

Bạn chưa học xong “lớp 1” đã muốn lên học “lớp 4, lớp 5”

Trong học bơi, thở là kỹ năng quan trọng nhất. Muốn bơi được phải biết cách thở. Thở khi bơi lội khác với thở khi đi lại bình thường trên mặt đất nên trước khi học quạt tay, đạp chân, ta phải học thở cho tốt. Biết thở là biết bơi 70%. Khi chưa biết cách thở mà đã tập quạt chân, quạt tay thì dễ bi phân tâm, làm được cái này quên cái kia. Có rất nhiều người khoe là đã bơi được 6-10m, chỉ mắc mỗi một lỗi là chưa biết thở nên bị sặc.

Sau khi học thở, người ta mới nên học lặn - nhô lên hụp xuống theo phương thẳng đứng để chữa bệnh “sợ nước sâu”, “sợ chân rời khỏi mặt đất”. Chỉ khi lặn tốt, người ta mới học nổi và cuối cùng là học cách chuyển động theo các kiểu bơi khác nhau như bơi chó chìm đầu, bơi tự cứu, ếch, trườn sấp… Người mới học bơi thường chú trọng vào quạt tay, đạp chân mà bỏ qua tập thở. Hậu quả là có những người "bơi" được một chút là sặc nước hoặc bơi được rồi nhưng vẫn không dám ra chỗ nước sâu quá đầu người…

Không hiểu bản chất “4 đúng” của động tác bơi lội

Người lớn tuổi khó học bơi hơn con trẻ bởi cách dạy “bắt chước” hiện nay khó giúp họ làm đúng được những gì người dạy mong muốn. Muốn bơi được, cần thực hiện được 4 đúng:

Đúng đường: Động tác phải được thực hiện đúng đường, đúng hướng. Chẳng hạn khi bơi ếch, hai chân phải co vào rồi bung đạp theo vòng cung sang hai bên trước khi ép chặt lại với nhau... Cũng như khi đi từ Hà Nội đến Bắc Giang, Quảng Ninh thì phải theo hướng bắc, nếu bạn đi theo hướng nam thì sẽ lạc sang tỉnh khác. Đúng thời: Đây là việc phối hợp chân tay sao cho nhịp nhàng, khi nào thì tay, khi nào thì chân, cùng lúc hay so le… Bơi là hoạt động có nhịp điệu, là một vũ điệu dưới nước chứ không phải là hoạt động loạn xạ. Đúng cường lực: Khi nào tay, chân cần mạnh, khi nào tay, chân cần nhẹ. Trong chuyển động bơi, không phải lúc nào cơ thể cũng căng cứng mà có lúc tay hoạt động (cương), chân nghỉ ngơi (nhu), hoặc ngược lại; có lúc các bộ phận này trên mặt nước, các bộ phân kia ở dưới mặt nước… Đúng điểm đến của lực: Cùng là dùng bàn tay tạo lực nhưng nếu bạn đập tay xuống mặt bàn, lực sẽ truyền xuống mặt bàn, làm rát bàn tay, nhưng nếu bạn ấn xuống bàn thì lực lại truyền lên bả vai. Trong bơi cũng vậy, điểm đến của lực khác nhau tạo ra hướng chuyển động khác nhau. Do không biết điểm đến của lực nên nhiều người vùng vẫy chân tay loạn xạ, tốn sức mà không bơi được bao xa.

Chỉ cần thiếu một trong “4 đúng” trên, bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để học bơi, thậm chí tập mãi vẫn không làm chủ được chuyển động của mình dưới nước.

Không biết “thử - sai”

Có nhiều người cố gắng tập mãi một kiểu đập chân quạt tay, dù thấy không hiệu quả, họ vẫn cứ lặp đi lặp lại động tác đó một cách cần cù. Thực ra, khi cảm thấy mình rơi vào tình huống này, hãy dừng lại, quan sát những người bơi giỏi, tìm hiểu xem động tác của họ khác với mình như thế nào để chỉnh sửa. Hãy đặt câu hỏi "Tại sao tay chân họ chuyển động nhịp nhàng, khoan thai mà vẫn bơi nhanh, bơi đẹp…". Bạn phải luôn thay đổi, luôn “thử - sai” để đạt tới “4 đúng”. Chỉ như thế, bạn mới học bơi nhanh và bơi đúng kỹ thuật. Cần quan sát để thay đổi.

Tâm lý ngại không muốn xuống nước vì sợ các nguy cơ dưới nước

Nhiều người, nhất là phụ nữ, ngại đi bơi vì sợ việc này ảnh hưởng tới làn da hoặc làm mình mắc một số bệnh do môi trường dưới nước gây ra. Thực tế, đi bơi có thể đối mặt với một số nhóm rủi ro như đuối nước, mất thân nhiệt do ngâm nước lâu, mắc bệnh về phổi do hít nhiều nước vào phổi, phơi nhiễm các hoạt chất dùng xử lý nước hồ bơi, dẫn tới mắc các bệnh về tai, mũi, họng, da, vấn đề về cơ xương khớp do bơi quá sức. Ngoài ra, khi bơi ở sông, biển, bạn có thể ngã, trượt, va chạm vào thành bể, tàu thuyền, gặp nguy hiểm do thời tiết bất lợi như giông, bão, rơi vào dòng nước xoáy, gặp sinh vật lạ như sứa, cá dữ...

Tuy nhiên, thông thường, nếu bơi tại bể bơi ở thành phố thì các nguy cơ này không nhiều. Nhất là, bạn có thể phòng tránh bằng cách: Tập bơi với người hướng dẫn hoặc tập kỹ trên cạn trước khi xuống nước; tập ở nơi nước không quá sâu; không bơi quá sức; sử dụng dụng cụ bịt tai, kính bơi... để tránh nước vào tai, mắt; chú ý quan sát và chọn nơi bơi thích hợp; không bơi khi thời tiết bất lợi...

Bạn bị bệnh sợ nước do chấn thương tâm lý

Một số người từng gặp tai nạn do tiếp xúc với nước gây ra, hay từng chứng kiến người chết đuối, xem cảnh rùng rợn dưới nước trong phim... có thể cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn khi ở trong môi trường nước. Với những trường hợp nặng, họ cần được trị liệu để giải tỏa vấn đề tâm lý trước khi đi học bơi. Với các trường hợp nhẹ hơn, việc tự tập bơi trên cạn, kết hợp với việc làm quen dần với nước... có thể có tác dụng tốt.

Với các trường hợp này, tối kỵ các cách học bơi như, tự lao vào nước hay bị đẩy xuống nước, vội vã xuống nước trước khi khởi động.

Bắt đầu với một môn bơi quá khó

Phần lớn các cơ sở dạy bơi ở Việt Nam dạy cho người mới học một môn bơi khó là bơi ếch hay bơi trườn sấp. Điều này chẳng khác gì "chưa học lẫy, học bò đã lo học chạy", làm nhiều người dễ nản lòng, bỏ cuộc.

Nên bắt đầu học bơi với thở, lặn và nổi, sau đó mới học các kỹ thuật bơi đơn giản là bơi chó chìm đầu trong nước rồi bơi tự cứu - một kiểu bơi sinh tồn theo phương thẳng đứng. Hai kiểu bơi này mô phỏng chuyển động bản năng của con người, được lực đẩy nổi của nước hỗ trợ nên rất dễ học trong vòng 2-4 buổi. Khi đã thuần thục các kiểu bơi trên, bạn sẽ hào hứng luyện tập tiếp các kỹ thuật khó hơn như bơi ếch, trườn sấp, bướm...

Lưu ý

Trước khi xuống bể bơi, cần có những bước khởi động cơ bản giúp mềm dẻo cơ bắp, các khớp xương hoặc đi bộ vài vòng quanh bể bơi để làm nóng cơ thể.

Để cải thiện tình hình cần thực hiện mấy việc sau

Bắt đầu tập bơi với trạng thái tĩnh: Học thở (trên mặt nước há miệng thở vào, dưới mặt nước thở bong bóng ra đằng mũi); học thả nổi sấp cảm nhận điểm cân bằng; học lặn và thở ở tư thể ngồi xổm, bó gối dưới mặt nước (nhảy thẳng lên thở vào và ngồi thụp xuống thở ra) để cảm nhận lực đẩy của nước. Khi có thể thả nổi tĩnh lặng trong nước độ 10-15 giây, có thể nhảy lên ngồi xuống liên tục độ mươi lần mà không loạn là bạn sắp thành công.

Học phối hợp chân tay để tạo lực hiệu quả. Nên nhớ bơi là khiêu vũ trong nước, là hoạt động có nhịp điệu, là sự xen kẽ của tĩnh và động, của cương và nhu, của nhanh và chậm. Khi nào bạn cảm thấy mình dần làm chủ được nhịp điệu chuyển động thì bạn sắp thành công rồi.

Bạn nên bắt đầu với học bơi tự cứu để dễ dàng thả nổi, dễ dàng vươn đầu ra khỏi mặt nước thở vào nhờ sự hỗ trợ của lực đẩy nổi của nước. Nếu học bơi ếch và trườn sấp thì việc vươn thở sẽ khó hơn nhiều.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ với 4 cách dễ nhất để trang sức phong thủy phát huy công dụng về sức khỏe, tình yêu, tài lộc

Bất ngờ với 4 cách dễ nhất để trang sức phong thủy phát huy công dụng về sức khỏe, tình yêu, tài lộc

- 57 phút trước

GĐXH – Trang sức phong thủy rất được phái đẹp ưa chuộng, bởi ngoài đẹp thẩm mỹ còn có ý nghĩa phong thủy là hộ thân, cầu may… Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương hướng dẫn 4 cách dễ nhất giúp trang sức phong thủy phát huy công dụng hỗ trợ về sức khỏe, bình an, may mắn, tài lộc...

Bạn sẽ không phải lo lắng về việc nhà nữa nếu như có 6 món đồ này trong tay

Bạn sẽ không phải lo lắng về việc nhà nữa nếu như có 6 món đồ này trong tay

Mẹo vặt - 14 giờ trước

Có một số vật dụng thực sự khiến mọi người khó chịu nếu không có chúng.

Thợ chuyên nghiệp hướng dẫn cách dùng điều hoà vừa tiết kiệm, vừa mát: Vì đâu khiến nhiều người thắc mắc?

Thợ chuyên nghiệp hướng dẫn cách dùng điều hoà vừa tiết kiệm, vừa mát: Vì đâu khiến nhiều người thắc mắc?

Không gian sống - 1 ngày trước

Vào mùa hè hay những ngày nắng nóng cao điểm, việc dùng điều hoà thế nào cho vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm là quan tâm của nhiều người.

Bí kíp "chuyên gia" chọn chăn ga gối khách sạn 5 sao đẹp, sang chảnh

Bí kíp "chuyên gia" chọn chăn ga gối khách sạn 5 sao đẹp, sang chảnh

- 1 ngày trước

Bạn đã từng trải nghiệm giấc ngủ êm ái và sang trọng trên những bộ chăn ga gối khách sạn 5 sao? Chắc hẳn ai cũng mong muốn sở hữu một bộ chăn ga tương tự cho không gian phòng ngủ của mình.

Cổng nhà, hàng rào đẹp mắt làm từ cây duối trên trăm tuổi

Cổng nhà, hàng rào đẹp mắt làm từ cây duối trên trăm tuổi

Không gian sống - 1 ngày trước

Nhiều hộ dân tại xã Tùng Ảnh, Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang giữ được cổng nhà làm bằng cây duối cổ thụ, tạo nên vẻ đẹp bình yên, thơ mộng trên quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú.

Leo khoẻ, chịu nắng tốt lại cho hoa quanh năm, cây cảnh trồng ban công này vừa mát vừa đẹp

Leo khoẻ, chịu nắng tốt lại cho hoa quanh năm, cây cảnh trồng ban công này vừa mát vừa đẹp

- 1 ngày trước

GĐXH – Đây là cây cảnh leo khỏe chịu nắng tốt, hoa cho quanh năm mà những ai đang muốn tìm để trồng ban công nên lựa chọn. Không những vậy, cây cảnh này còn rất dễ chăm sóc, giá lại rẻ.

Phòng khách có những dấu hiệu này cần sửa ngay kẻo mất tiêu tài lộc

Phòng khách có những dấu hiệu này cần sửa ngay kẻo mất tiêu tài lộc

- 1 ngày trước

GĐXH - Phòng khách như "bộ mặt" của ngôi nhà, là nhân tố góp phần quyết định hỉ tài, vượng khí… nên rất cần bài trí đúng phong thủy. Theo quan niệm phong thủy, sau đây là những lỗi dễ phạm khi sắp đặt phòng khách.

6 gợi ý khi xây dựng phương án cải tạo nhà lắp thang máy

6 gợi ý khi xây dựng phương án cải tạo nhà lắp thang máy

Không gian sống - 2 ngày trước

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số gợi ý về phương án cải tạo nhà để lắp thang máy hiệu quả và tối ưu diện tích.

Biến ban công trở nên rực rỡ với 5 loại cây cảnh, chỉ 100.000 đồng mà vừa đẹp vừa dễ chăm sóc

Biến ban công trở nên rực rỡ với 5 loại cây cảnh, chỉ 100.000 đồng mà vừa đẹp vừa dễ chăm sóc

- 2 ngày trước

GĐXH - Mùa hè đã bắt đầu, bạn nên trồng ở ban công hoặc bậu cửa sổ với 5 loại cây cảnh rẻ, đẹp lại dễ chăm sóc này để ban công luôn rực rỡ.

Vì sao hoa cúc lại hay được chọn để dâng cúng?

Vì sao hoa cúc lại hay được chọn để dâng cúng?

- 2 ngày trước

Những ưu điểm nào giúp hoa cúc hay được chọn để dâng cúng trên bàn thờ vào các ngày tuần, trong khi nhiều loại hoa khác cũng rất đẹp?

Top