Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suýt bỏ nhau vì người yêu rủ đi khám sức khỏe tiền hôn nhân

Thứ sáu, 09:56 04/09/2015 | Y tế

GiadinhNet - Cao 1m75, nặng 70kg, Mạnh Hùng (28 tuổi, ở quận Bình Thạnh, TP HCM) luôn tự tin về thân hình “đô con” của mình. Thế nên khi Mỹ Hạnh (24 tuổi) đề nghị anh đi khám sức khỏe tổng thể trước khi cưới, Hùng tự ái và quy cho vợ sắp cưới ngay cái tội: Không tin tưởng.

 

Chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân giúp những người sắp kết hôn bước vào cuộc sống vợ chồng một cách tự tin, chuẩn bị sức khỏe để có cuộc sống tình dục thỏa mãn, mang thai và sinh con.	 Ảnh: Dương Ngọc
Chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân giúp những người sắp kết hôn bước vào cuộc sống vợ chồng một cách tự tin, chuẩn bị sức khỏe để có cuộc sống tình dục thỏa mãn, mang thai và sinh con. Ảnh: Dương Ngọc

 

Đề nghị khám, tức là…nghi có vấn đề!

Nhiều người thường ngại khám sức khỏe tiền hôn nhân bởi lo lắng sẽ đón nhận kết quả không như ý là mắc phải một vấn đề nào đó, sợ nửa kia đổi ý hoặc khiến đám cưới mất vui. Cũng không ít trường hợp âm thầm tự đi khám, sau đó đưa kết quả về “trình” nửa còn lại.

“Em điên à? Sao mà phải đi khám? Bộ không tin anh hả? Hay là thấy anh chấp nhận “để em yên” không động chạm chờ đêm tân hôn nên em nghi anh hả?”, Mạnh Hùng sửng cồ ngay khi Mỹ Hạnh đề nghị hai người đi khám sức khỏe tổng thể trước khi cưới. Mặc cho Mỹ Hạnh nước mắt ngắn dài bảo: “Em cũng đi khám, có phải riêng anh đâu!”, nhưng Hùng vẫn khăng khăng “không là không!”. “Vác mặt vô bệnh viện ngại lắm, với lại quá khứ sống lành mạnh thì có gì phải lo”, Mỹ Hạnh kể.

Còn mấy tháng nữa là đến ngày cưới đã được hai bên gia đình định trước, Thùy Nhung rất hào hứng, bận rộn với hàng dài danh sách các việc cần làm. Khi mẹ chồng tương lai hối thúc con trai và Nhung đi khám tiền hôn nhân, Nhung khá ngỡ ngàng. Ban đầu, Nhung lấy lí do bận nên không đi được. Tâm sự với bạn thân, Nhung bảo: Mẹ chồng tiến bộ quá, cũng là lo cho thế hệ sau thôi, nhưng mình sợ là một trong hai bị trục trặc gì thì không biết ăn nói thế nào với mẹ, hai là nhỡ bà bắt hoãn đám cưới lại thì… xong, bởi hai người đã “tân hôn” từ một năm trước.

Một số bạn nữ rất sợ phải đi khám sức khỏe trước khi kết hôn, do quá khứ “trót lỡ”, mang thai ngoài ý muốn nên phải phá thai. Còn anh Hoàng Minh (35 tuổi, ở TP Hà Giang) thì khác. Anh tốt nghiệp đại học, ra trường 5 năm cưới chị là đồng nghiệp. Một năm sau, anh chị chào đón đứa con gái đầu lòng. Nhưng khi con được 8 tháng, anh phát hiện ra cháu bị bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Đi khám, anh bàng hoàng khi bác sĩ thông báo, anh là người mang gene bệnh. Giờ cháu được 8 tuổi, nhưng người bé tẹo, hàng tháng lại phải xuống Hà Nội truyền máu, thải sắt. “Chỉ cần xét nghiệm máu thôi là có thể biết mình có nguy cơ mang gene bệnh hay không. Đơn giản thế thôi nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Giá mà biết trước khi lấy vợ, chúng tôi đã dự phòng. Bác sĩ nói bệnh này dự phòng, sàng lọc được”, anh Minh nói trong ân hận.

Đâu chỉ khám “riêng cái ấy”!

ThS.BS Nguyễn Quốc Chinh (Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản TP HCM) chia sẻ: “Chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân giúp những người sắp kết hôn bước vào cuộc sống vợ chồng một cách tự tin, chuẩn bị sức khỏe để có cuộc sống tình dục thỏa mãn, mang thai và sinh con”.

Tuy nhiên, trên thực tế, chưa nhiều bạn trẻ, người trước khi kết hôn biết đến lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân hoặc xa lạ với khái niệm này. Nhiều cặp đôi không lên kế hoạch trước việc đi khám, nên gần đến ngày cưới, chỉ tập trung cho hôn lễ tiến hành thuận lợi và tự động bỏ qua việc khám sức khỏe. Ngoài ra, dù muốn đi khám nhưng nhiều bạn ngại ngần khi mở lời nói với một nửa còn lại. Một phần lo sợ “đối tác” nghĩ mình không tin tưởng. Đặc biệt, với các quý ông, chị em sợ các anh bị chạm lòng tự ái khi phải đi khám cái “bản lĩnh đàn ông”. Tuy nhiên, khám sức khỏe tiền hôn nhân đâu chỉ khám “riêng cái ấy” mà là bao gồm các xét nghiệm toàn diện nhằm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay các bệnh lý di truyền hoặc truyền nhiễm. Khám sức khỏe sinh sản không những giúp phát hiện những bất thường về cấu tạo cơ quan sinh dục, mà còn kiểm tra tình trạng viêm nhiễm và các bệnh lây qua đường tình dục. Đó là lý do vì sao, có những cặp vợ chồng dù gặp khó khăn trong “chuyện ấy”, nhưng luôn khăng khăng với bác sĩ là “của tôi bình thường” rồi đổ lỗi cho đối tác, gây bất hòa. Hóa ra, cơ quan sinh dục của một trong hai có vấn đề, nếu được khám, tư vấn và điều trị trong một số trường hợp, mâu thuẫn sẽ được hóa giải...

Bên cạnh đó, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân còn giúp tránh các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho những đứa con tương lai. Khi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, các bạn còn được hướng dẫn thực hiện kế hoạch hóa gia đình một cách hiệu quả, phù hợp với bản thân nhất, nhờ đó có thể kiểm soát được việc sinh con (thời điểm có con, số con, khoảng cách sinh), tránh việc mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai giúp nâng cao chất lượng sống của gia đình.

BSCKII Hồ Kỳ Thu Nguyệt, Khoa Điều trị theo yêu cầu (Bệnh viện Từ Dũ) cho hay, các bạn gái có thể tới khám tại phòng khám phụ khoa để xác định các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu có, siêu âm xem có gì bất thường không, thử máu xác định một số bệnh như: HBsAg, HIV, giang mai... Nam giới ngoài thử các bệnh này sẽ được xét nghiệm tinh dịch đồ. Thường các bạn gái nên đi khám sau khi sạch kinh và bạn trai thử tinh trùng sau giao hợp 72 giờ (nếu đã có quan hệ trước hôn nhân). Theo các chuyên gia, nên khám trước khi cưới từ 3 - 6 tháng. Đó là thời gian trung bình để có thể điều trị nếu phát hiện bệnh (trừ một số bệnh không thể hoặc phải điều trị suốt đời).

 

Khám ở đâu?

Hiện nay, tại TP HCM có 3 địa chỉ khám sức khỏe tiền hôn nhân tương đối đầy đủ là Bệnh viện Từ Dũ (quận 1), Bệnh viện Hùng Vương (quận 5), Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản (quận 11) và khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân (quận 3). Còn tại Hà Nội là ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ngoài ra, một số bệnh viện, phòng khám ngoài công lập tại Hà Nội cũng có dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Tại các tỉnh, các trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa… có thể thực hiện dịch vụ này. Tùy theo từng địa chỉ, giá cả sẽ thay đổi, nhưng thường dao động trong khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/trường hợp.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 12 giờ trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 18 giờ trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 1 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 1 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 4 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top