Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suy nghĩ sai lầm mẹ thường gặp khi tăng chiều cao cho con

Thứ tư, 08:00 12/08/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trong quá trình tăng chiều cao cho con, nhiều bà mẹ chỉ chú ý đến chỉ số chiều cao bên ngoài của bé mà không hề biết chất lượng xương bên trong có thực sự chắc khỏe, dẻo dai hay không.

Quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ chỉ thực sự đạt chất lượng khi khung xương của bé phát triển chắc khỏe, dẻo dai. Nhiều bà mẹ cho rằng chỉ cần con đạt được chỉ số chiều cao vượt trội là quá trình giúp bé tăng chiều cao đã thành công. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm vì giống như ngôi nhà nếu chỉ cao mà nền móng, trụ cột không chắc sẽ rất dễ sụp đổ, bé có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe nếu xương không chắc khỏe.

Chưa hiểu đúng tầm quan trọng của khung xương

Nhiều bà mẹ cho rằng khung xương chỉ có vai trò duy nhất là tạo nên chiều cao và vóc dáng cho cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế, khung xương còn có rất nhiều vai trò quan trọng khác với sức khỏe, khả năng vận động và trao đổi chất của cơ thể.

Xương giúp tạo hình và nâng đỡ cơ thể

Bộ xương người bao gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, chia làm ba phần là xương đầu, xương thân và xương chi. Các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa để nâng đỡ toàn bộ cơ thể, tạo nên vóc dáng và giúp con người có tư thế đứng thẳng.

Ở trẻ em, sự phát triển xương chia thành nhiều giai đoạn. Trẻ mới sinh có cột sống thẳng. Khi được 5 - 6 tháng tuổi, cột sống dần cong về phía trước, giúp trẻ biết ngẩng đầu. Từ 7 – 9 tháng, cột sống ở phần ngực dần cong về phía sau, giúp trẻ biết ngồi. Từ 1 tuổi trở đi, cột sống có thêm một đoạn cong về phía trước ở vùng thắt lưng, khi đó trẻ mới có thể đứng thẳng và biết đi. Nếu trong quá trình này mà hệ xương khớp gặp trục trặc về cấu trúc hoặc kém bền vững do thiếu dưỡng chất thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.

Xương giúp bảo vệ cơ thể và nội tạng

Xương có hai đặc tính cơ bản: mềm dẻo và bền chắc. Nhờ tính bền chắc mà xương có thể nâng đỡ cơ thể, và nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại các lực cơ học, bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi bị tổn thương: hộp sọ bảo vệ não, cột sống bảo vệ tủy sống, lồng ngực bảo vệ tim, phổi...

Yếu tố quyết định tính mềm dẻo của xương là cốt giao, có tỉ lệ thay đổi tùy theo lứa tuổi. Trong xương người trưởng thành, cốt giao chiếm 1/3 còn các muối Canxi chiếm 2/3. Ở trẻ em, cốt giao lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với muối Canxi, vì vậy xương trẻ em mềm dẻo hơn xương người lớn, dẫn tới khả năng bảo vệ cơ thể và nội tạng cũng kém hơn. Nếu trẻ không được bổ sung đủ lượng muối Canxi thì khung xương sẽ càng kém rắn chắc, trẻ dễ gẫy xương và bị thương nặng hơn khi té ngã, va đập.

Xương giúp cơ thể vận động

Cơ thể vận động được là nhờ có xương, khớp, cơ, trong đó xương là đòn bẩy, khớp là điểm tựa, cơ là lực phát động, giúp đảm bảo mọi hoạt động của con người như di chuyển, cầm nắm... Các vận động viên thể dục, điền kinh hay bơi lội đều có sải tay và chiều dài chân lớn hơn người bình thường, bởi những ưu thế từ khung xương dài, chắc khỏe sẽ giúp họ có hệ vận động tốt và thành tích cao hơn.

Trẻ sơ sinh có xương tay và chân ngắn, chỉ bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Trong thời kỳ niên thiếu và dậy thì, xương chân và tay phát triển rất nhanh, đến tuổi trưởng thành xương chân dài bằng 50%, xương tay bằng 40% chiều dài cơ thể. Nếu trong quá trình phát triển, đặc biệt là tiền dậy thì và dậy thì, trẻ bị thiếu hụt những dưỡng chất cần cho sự tăng trưởng của xương, hoặc mắc các bệnh viêm khớp, cong vẹo cột sống, loãng xương sớm… thì sẽ ảnh hưởng tới không chỉ vóc dáng, chiều cao mà cả chức năng vận động.

Xương giúp tạo máu và trao đổi chất

Tủy xương nằm trong ống tủy là nơi sản sinh ra hồng cầu và các dạng bạch cầu có hạt, giúp tạo máu đi nuôi cơ thể. Xương cũng là nơi dự trữ các chất mỡ và muối khoáng, đặc biệt là 99% muối Canxi của toàn bộ cơ thể. Xương vận động làm điều hòa các chất này, hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Khi khung xương khỏe mạnh, cơ thể sẽ có đủ khả năng miễn dịch để phòng chống bệnh tật, trẻ sẽ cứng cáp, nhanh nhẹn và khi trưởng thành sẽ được gia tăng tuổi thọ.

Chỉ chú ý tới chiều cao, thiếu quan tâm tới “sức khỏe” của xương

Như đã phân tích ở trên, sự phát triển hoàn thiện và chắc khỏe của xương vô cùng quan trọng. Xương sẽ phát triển cho đến năm 25 tuổi, có 3 giai đoạn xương phát triển mạnh nhất là: bào thai, 2 năm đầu đời và giai đoạn dậy thì.

Khung xương chắc khỏe, bền vững mới có thể giúp trẻ phát triển toàn diện.

Nếu xương không được chăm sóc đúng cách và bổ sung đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu như Canxi, Vitamin D3, MK7, trẻ sẽ không đạt được chiều cao tối ưu và còn có thể mắc những chứng bệnh khác như chân vòng kiềng, thiếu máu (do xương kém phát triển khiến tủy xương chậm trễ trong chức năng tạo máu), cơ bắp bị nhão, bụng ỏng do thành bụng yếu…

Để xương phát triển hoàn thiện, cần phải chú ý đến khối lượng và mật độ của xương. Nếu khối lượng và mật độ xương không phát triển bình thường, bé rất dễ bị loãng xương, dễ gãy xương, răng dễ lung lay…

Như vậy, quá trình phát triển khung xương của bé cũng giống như việc xây dựng một ngôi nhà, nếu nền móng không vững chắc và thiếu các trụ cột thì sẽ không thể bền vững và xây lên cao được. Cha mẹ hãy là người đặt nền móng cho con phát triển bền vững và có được chiều cao tối ưu nhờ bổ sung dinh dưỡng hợp lý và quan tâm đúng cách đến “sức khỏe” của xương.

 

PV/Báo Gia đình & Xã hội

 

 

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 3 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 7 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 8 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 10 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 20 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 22 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Top