Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sức sống mới từ những Đề án thiết thực dành cho các dân tộc ít người ở Lai Châu

Thứ sáu, 09:33 25/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Những năm qua, những Đề án nâng cao cuộc sống và chất lượng dân số tại các dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu đã thu hút sự quan tâm của các cấp ngành và bước đầu mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Là một trong 4 dân tộc ít người đặc biệt khó khăn của cả nước, với dân số chưa đầy 600 người, một thời người Si La ở xã Kan Hồ (huyện Mường Tè) chỉ biết bám rừng săn bắt thú và hái lượm để sống. Phong tục tập quán lạc hậu, điều kiện sinh sống khắc nghiệt, quan hệ cận huyết... là những nguyên nhân dẫn tới đồng bào nơi đây cận kề với nguy cơ diệt vong. Nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là ngành Dân số, giờ đây người Si La đang dần hòa nhập với cộng đồng các dân tộc trong vùng.

Theo số liệu điều tra, năm 1996 người Si La có 400 người, đến năm 2004 mới tăng lên khoảng 450 người. Huyện Mường Tè đã ra một nghị quyết chuyên đề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa cho các dân tộc đặc biệt khó khăn, trong đó có người Si La. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khó khăn nên chất lượng cuộc sống và chất lượng dân số của người Si La không cải thiện được là bao. Từ khi có đề án của Chính phủ về bảo tồn và phát triển dân tộc Si La giai đoạn 2006 - 2010 và sau này có dự án tái định cư thủy điện, đời sống người Si La mới dần được cải thiện.

Sức sống mới từ những Đề án thiết thực dành cho các dân tộc ít người ở Lai Châu - Ảnh 2.

Bản tái định cư Sì Thâu Chải, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - nơi ở mới của người Si La. Ảnh: Sỹ Hào


Bản làng xưa của người Si La nay đã chìm dưới lòng hồ Thủy điện Lai Châu. Dòng sông Đà hung dữ xưa kia đã thành hồ nước mênh mông, đưa bà con sang bên này sông lập bản mới. Có điều kiện thuận lợi về giao thông, địa hình, từ cây, con giống hỗ trợ của Nhà nước, người Si La ngày nay đã biết phát triển sản xuất như các dân tộc khác trong vùng. Diện mạo bản làng giờ đã khang trang, chất lượng cuộc sống được nâng lên nhờ thay đổi nhận thức.

Nhờ các nguồn hỗ trợ, đặc biệt là sự nỗ lực của người dân, đến nay bà con dần đẩy lùi đói nghèo khi tỷ lệ chỉ còn gần 30%. Đặc biệt, nhờ điều kiện giao thông thuận lợi, phong tục tập quán thay đổi và tư tưởng suy nghĩ thông thoáng hơn nên ngày nay đồng bào Si La không bó hẹp bởi kết hôn cùng dân tộc. Làm rể, làm dâu người Si La giờ đã có người Thái, người Hà Nhì, thậm chí có cả người Kinh từ dưới xuôi lên, nên chất lượng dân số cũng dần được cải thiện.

Sức sống mới từ những Đề án thiết thực dành cho các dân tộc ít người ở Lai Châu - Ảnh 3.

Người Si La trong trang phục truyền thống. Ảnh: Nguyễn Huế


Còn với người dân tộc Mảng sinh sống tại huyện Nậm Nhùn với 626 hộ dân tộc, 2.938 nhân khẩu cũng đã có khởi sắc từ việc triển khai chương trình hỗ trợ, mô hình sản xuất, trồng rừng, nâng cao đời sống của bà con.

Nhận thức từ việc người dân tộc Mảng có thói quen uống rượu nhiều dẫn đến đói nghèo và giảm chất lượng giống nòi, chính quyền đoàn thể của tỉnh Lai Châu đã tăng cường tuyên truyền, vận động bà con chăm chỉ lao động, duy trì phát triển những nét văn hóa truyền thống... Đặc biệt, ưu tiên xây dựng đường giao thông, điện, trường, trạm tại những bản có đồng bào Mảng sinh sống. Ngoài hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng may trang phục, huyện Nậm Nhùn còn tổ chức các Lễ hội truyền thống, nhằm khôi phục bản sắc văn hóa dân tộc Mảng. Được biết, toàn huyện đã có 332 hộ dân tộc Mảng được hỗ trợ làm nhà ở, 521 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, chuồng trại.

Sức sống mới từ những Đề án thiết thực dành cho các dân tộc ít người ở Lai Châu - Ảnh 4.

Tỷ lệ đi học chuyên cần của con em đồng bào Mảng ở huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) ngày càng đạt cao. Ảnh: Hoài Dương


Đáng kể nhất phải nhắc đến Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao" của tỉnh Lai Châu. Nhờ đó đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ và tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc ít người phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường, rừng đầu nguồn và chủ quyền biên giới Quốc gia.

Khi chưa triển khai Đề án, chất lượng dân số của 3 dân tộc trên ở mức rất thấp. Tập quán sinh hoạt, sản xuất không phát triển, thiếu đất sản xuất, năng suất chất lượng cây trồng, vật nuôi thấp. Thu nhập chủ yếu là làm nương, tình trạng thiếu đói diễn ra thường xuyên, nhiều hủ tục lạc hậu còn tồn tại. Chính vì vậy, ngay sau khi Đề án được triển khai, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và giao cho Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện. Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, căn cứ các định mức của chính sách và nhu cầu thực tế để giải ngân theo tiến độ vốn cấp hàng năm. Các địa phương trong tỉnh cũng vận dụng cơ chế linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân để triển khai thực hiện.

Sức sống mới từ những Đề án thiết thực dành cho các dân tộc ít người ở Lai Châu - Ảnh 5.

Tuyên truyền về tác hại tảo hôn, kết hôn cận huyết thống đến bà con dân tộc. Ảnh: Đặng Hùng


Cùng với đó, hệ thống cung cấp dịch vụ được củng cố và phát triển, hệ thống bệnh viện, phòng khám và cơ sở y tế được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, dụng cụ kế hoạch hóa gia đình. Việc cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đã được triển khai đa dạng, đảm bảo thuận tiện, sẵn có, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Đến hết năm 2019, phần lớn các xã trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cung cấp được các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cơ bản.

Tỉnh Lai Châu cũng hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động của các đội văn nghệ thôn, bản cùng các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao lễ hội truyền thống. Qua đó, làm sống lại giá trị văn hóa của đồng bào 3 dân tộc Cống, Mảng, La Hủ, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi vùng đồng bào các dân tộc ít người.

Sức sống mới từ những Đề án thiết thực dành cho các dân tộc ít người ở Lai Châu - Ảnh 6.

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lai Châu phối hợp tổ chức triển khai chiến dịch nâng cao chất lượng dân số đến đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Đặng Hùng


Trong công tác nâng cao chất lượng dân số, từ năm 2015 đến nay, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều Đề án như: Đề án tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số, KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên; mô hình can thiệp giảm tỷ mắc bệnh tan máu bẩm sinh; mô hình tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; mô hình can thiệp giảm tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thông tại các dân tộc ít người…

Ông Hoàng Hải Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lai Châu nhấn mạnh: "Nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của những người làm công tác dân số và ngành y tế mà còn là trách nhiệm của các ngành, chính quyền địa phương và toàn xã hội. Chúng tôi mong muốn Nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ đối với những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ... để nâng cao chất lượng dân số. Mặt khác, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực".

Nhật Tân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top