Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự hồi phục ngoạn mục của người phụ nữ 50 tuổi mắc COVID-19 từng bị đông đặc phổi, phải lọc máu 4 lần, thở máy hơn 10 ngày

GiadinhNet - Sau 4 lần lọc máu, 12 ngày thở máy, 17 ngày thở oxy và hơn 1 tháng chăm sóc tích cực, bệnh nhân đã chính thức được ngừng thở oxy, tập vận động và được xuất viện.

Sự hồi phục ngoạn mục của người phụ nữ 50 tuổi mắc COVID-19 từng bị đông đặc phổi, phải lọc máu 4 lần, thở máy hơn 10 ngày - Ảnh 1.

Chiều tối 18/6, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, hôm nay có 5 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại viện đã được xuất viện về nhà. Trong đó, có 1 bệnh nhân từng rất nguy kịch, phải can thiệp lọc máu, thở máy và điều trị tích cực trong hơn 1 tháng.

Đó là bệnh nhân N.T.T, nữ, 50 tuổi ở Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh. Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, có yếu tố dịch tễ, được đưa đi cách ly tập trung vào ngày 8/5. Ngay một ngày sau khi cách ly, bệnh nhân có biểu hiện, ho sốt, tức ngực, bệnh nhân đã được chuyển từ trung tâm cách ly tập trung đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân có mệt nhiều, suy hô hấp, sốt cao liên tục, khó thở tăng, co kéo cơ hô hấp, rối loạn tiêu hóa nặng. Ngay lập tức, bệnh nhân được các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh chuyển viện cấp cứu đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong đêm 15/5.

Sự hồi phục ngoạn mục của người phụ nữ 50 tuổi mắc COVID-19 từng bị đông đặc phổi, phải lọc máu 4 lần, thở máy hơn 10 ngày - Ảnh 3.

Bệnh nhân T xúc động cảm ơn các y bác sĩ đã nỗ lực điều trị, cứu sống tính mạng của mình trong hơn 1 tháng qua


Tại đây, bệnh nhân được thở oxy lưu lượng cao bằng máy HFNC với FiO2 lên đến 100%, Flow 50 lít/phút. Sau đó, được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực (ICU)ngày 22/5 trong tình trạng đã được đặt ống nội khí quản, duy trì các thuốc vận mạch, trợ tim, an thần, giảm đau.

Sau 2 ngày tại đơn vị ICU, bệnh nhân được chăm sóc hô hấp tích cực, điều trị kháng sinh chống bội nhiễm, kết hợp chế độ thở máy ARDS. Ngày 24/5, phát hiện tình trạng hình ảnh đông đặc dưới màng phổi 2 bên, B-line, các bác sĩ nhận định, tình trạng viêm phổi của bệnh nhân tiến triển nặng hơn, theo dõi cơn bão Cytokin do COVID-19. Trước tình thế nguy cấp, bệnh nhân được tiến hành Priming hệ thống lọc, máy lọc Prismaflex, quả lọc Oxiris, lọc máu liên tục hấp phụ độc tố của virus.

Sau 3 lần lọc máu liên tiếp, đến ngày 26/5, tình trạng diễn biến bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí kết quả cận lâm sàng còn có diễn tiến xấu hơn, chỉ số nhiễm trùng tăng cao, tình trạng đông máu rối loạn nặng nề với D- Dimer lên đến 5531 ng/ml (Trị số bt dưới 500 ng/ml), tiên lượng rất nặng với điểm sofa 9 điểm.

Qua hội chẩn, các bác sĩ tiếp tục tiến hành lọc máu hấp thụ độc tố lần thứ 4, đổi kháng sinh theo các kết quả cận lâm sàng, hồi sức tích cực bằng thuốc vận mạch, an thần, giãn cơ, chống đông máu kết hợp thông khí mở phổi, tư thế nằm sấp, dinh dưỡng bổ trợ đường tĩnh mạch.

Đến ngày 3/6, sau 4 lần lọc máu hấp phụ độc tố, 12 ngày thở máy và chăm sóc tích cực tại đơn vị ICU, bệnh nhân đã có những tiến triển hết sức rõ rệt, chức năng phổi cải thiện rất đáng mừng, chỉ số P/F lên đến 360, chỉ số rối loạn đông máu D-dimer từ 5531 ng/ml giảm còn 1276 ng/ml. Đây là những tín hiệu vô cùng khả quan, bệnh nhân đã vượt qua thời điểm nguy kịch.

Cùng ngày, bác sĩ đã đánh giá và rút ống thở thành công cho bệnh nhân. Bệnh nhân từ thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản được chuyển sang thở oxy, bệnh nhân đã có thể tự hít thở khí oxy qua gọng kính.

Chiều 15/6, sau 4 lần lọc máu, 12 ngày thở máy, 17 ngày thở oxy và tròn 1 tháng chăm sóc tích cực, bệnh nhân đã chính thức được ngừng thở oxy và tập vận động. Bệnh nhân đã có thể bước đi bằng chính đôi chân của mình sau 31 ngày nguy kịch.

Đến hôm nay, 18/6, bệnh nhân hoàn toàn ổn định về sức khỏe, thể trạng và tinh thần rất tốt, xét nghiệm SARS-CoV-2 đã 3 lần âm tính liên tiếp, các bác sĩ đã làm thủ tục cho bệnh nhân xuất viện và bố trí xe của bệnh viện đưa bệnh nhân về địa phương nơi cư trú.

Theo TS.BS Vũ Đình Phú - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đây là một ca bệnh nguy kịch không có bệnh nền và tuổi bệnh nhân không quá cao. Tuy nhiên, bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh hết sức cấp tính, nặng nề và điển hình của tình trạng Viêm phổi do SARS-CoV-2. Để có thể được cứu sống, bệnh nhân cần được can thiệp, chăm sóc kịp thời và theo dõi hết sức sát sao. 

"Sự hồi phục của bệnh nhân là nguồn động viên, khích lệ lớn lao nhất đối với chúng tôi trong thời điểm này". TS Vũ Đình Phú nói.

Ngoài bệnh nhân T, trong hôm nay, còn có 1 bệnh nhân đặc biệt khác được xuất viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Đó là 1 cụ bà 79 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội. Bệnh nhân phát hiện u túi mật và có chỉ định phẫu thuật. Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện ngày 9/5. Đến ngày 13/5 xuất hiện sốt cao, ho tăng, suy hô hấp, phải thở 02 kính, chuyển Khoa Cấp cứu.

Điều trị đến ngày 31/5, bệnh nhân bỏ được thở 02, chuyển Khoa Viêm gan. Trong quá trình điều trị, chức năng hô hấp của bệnh nhân được cải thiện dần, đỡ đau vùng hạ sườn phải. Đến ngày 18/6, sau nhiều lần xét nghiệm âm tính, bệnh nhân đủ tiêu chuẩn ra viện.

Nguyễn Mai

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 4 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top