Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tay chân miệng đang gia tăng, làm sao để phòng bệnh cho trẻ?

Thứ ba, 12:04 12/09/2023 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các bác sĩ, đầu năm học, học sinh quay lại trường trùng với thời điểm nhiều dịch bệnh gia tăng. Do đó, nguy cơ trẻ mắc bệnh là rất lớn.

Nhiều bệnh truyền nhiễm tấn công trẻ

Thời gian gần đây, các bệnh viện liên tục cảnh báo về dịch đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Một tháng nay, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 100 trẻ nhập viện do sốt xuất huyết nhập viện, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có nhiều trường hợp tái mắc bệnh.

Không chỉ sốt xuất huyết, tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương khác còn xuất hiện dịch viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ). Trong 3 tuần của tháng 8, Bệnh viện Mắt Trung ương đã tiếp nhận khoảng 2.500 trường hợp bị đau mắt đỏ, gấp gần 2 lần so với tháng 6. Tương tự, trong tháng 8, khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp, trong đó có 10-20% trẻ gặp biến chứng nặng.

Sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tay chân miệng đang gia tăng, làm sao để phòng bệnh cho trẻ? - Ảnh 1.

Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh BVCC

Theo bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, đau mắt đỏ là bệnh lành tính, chữa được. Tuy nhiên, vẫn có khoảng từ 10-15% bị biến chứng và di chứng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm giác mạc, viêm loét giác mạc, thường xảy ra ở người có sức khỏe yếu, người già, trẻ nhỏ.

Ngoài sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong những tuần gần đây, trên địa bàn ghi nhận trung bình từ 40-50 ca mắc tay chân miệng/tuần. Ngoài ra, Hà Nội cũng đã có gần 2.000 ca thủy đậu, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chuyên gia lo ngại, thời gian này, học sinh quay lại trường học, trùng với thời điểm bệnh tay chân miệng tăng mạnh vào khoảng tháng 9, 10 hằng năm, nguy cơ bùng phát dịch lớn.

Tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thời gian gần đây chúng ta đã chứng kiến nhiều dịch bệnh xảy ra. Sau 2 năm đại dịch Covid-19, mô hình bệnh tật thay đổi nhiều, liên tục có các dịch về hô hấp, tiêu hóa, sốt xuất huyết, tiêu chảy…

Sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tay chân miệng đang gia tăng, làm sao để phòng bệnh cho trẻ? - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh cho trẻ trong mùa tựu trường

Trước đó, tháng 5/2022, dịch tiêu chảy bất thường xảy ra vào giữa mùa hè. Bình thường dịch tiêu chảy do rotavirus nhưng dịch này do norovirus (chủng khác), sau đó là các dịch bệnh như viêm phổi, tay chân miệng, sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, nhiều dịch bệnh đáng ra xảy ra vào một số mùa nhất định thì giờ bất cứ thời điểm nào cũng có thể xảy ra.

Vị chuyên gia này lấy ví dụ, bệnh hô hấp thường xảy ra khi thay đổi thời tiết thì nay giữa mùa hè nắng nhiều trẻ vẫn bị. Chúng ta đã có những dịch lâu lâu mới gặp như viêm phổi do Mycoplasma hiện lại đang gặp rất nhiều.

Lý giải về những bất thường trên, PGS.TS Diệu Thúy cho biết, đây là hậu quả của tình trạng nợ miễn dịch. Nợ miễn dịch là hiện tượng xảy ra do trẻ không được tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên.

Trước đây, trẻ sinh hoạt bình thường, hằng ngày tiếp xúc với nhiều virus, vi khuẩn, khi tương tác với nó sẽ sinh ra kháng thể. Tuy nhiên, do cách ly xã hội, trẻ không tiếp xúc với nhau, hạn chế về môi trường, không được tiếp xúc với virus, vi khuẩn đó, trẻ không có miễn dịch phù hợp. Vì thế, sau dịch trẻ quay lại với môi trường, do thiếu hụt miễn dịch nên dễ mắc bệnh, khi mắc bệnh lại có biểu hiện nặng hơn.

"Đầu năm học trẻ dễ gặp tình trạng ốm vặt nhiều do trẻ nghỉ hè 2-3 tháng liên tục ở nhà không có tiếp xúc nơi đông người, khi quay trở lại trường học trẻ cũng sẽ dễ bị bệnh hơn", PGS.TS Diệu Thúy thông tin thêm.

Sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tay chân miệng đang gia tăng, làm sao để phòng bệnh cho trẻ? - Ảnh 3.

Cha mẹ cần dạy trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để chủ động phòng ngừa bệnh tật

Để giúp tăng cường đề kháng, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên xây dựng môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Người lớn tuyệt đối không hút thuốc trong nhà, dạy trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên. Cha mẹ nên cho con vui chơi vận động ngoài trời nhiều để hệ miễn dịch của trẻ có cơ hội phát triển và hoàn thiện. Tạo thói quen cho trẻ ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

Cùng với đó, cha mẹ có thể chủ động "nhân đôi đề kháng" bằng các giải pháp kiện toàn từ bên trong như: Tiêm các loại vaccine theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Lưu ý, khi tiêm vaccine cần tiêm đủ mũi, đúng hạn để đảm bảo miễn dịch đủ và bền vững.

Một số dịch bệnh hiện nay không còn tuân theo quy luật thông thường, chưa có vaccine dự phòng thì tăng đề kháng bổ sung bằng tăng cường bổ sung dinh dưỡng. Theo bác sĩ Thúy đây là giải pháp yếu tố then chốt.

Với những trẻ dưới 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn để nhận được đề kháng từ mẹ. Trẻ trên 6 tháng nên đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất đạm, đường, chất béo, chất xơ và các vitamin, vi chất khác như kẽm, sắt. Các vi chất này có nhiều trong thịt bò, tôm, cua, ghẹ, gan động vật… 

Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ khó đáp ứng đủ vi chất dinh dưỡng đặc biệt là kẽm và sắt. Vì vậy, bổ sung kẽm sắt cho nhu cầu hàng ngày rất quan trọng cho phát triển hệ miễn dịch ở trẻ.

Tác hại của hạt hướng dương

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 5 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 8 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 23 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top