Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ thành thị béo phì, 50% cha mẹ không nghĩ con mình thừa cân vẫn nhồi ăn

Chủ nhật, 13:20 22/10/2017 | Sống khỏe

Tỉ lệ béo phì trẻ em tại nội thành TP.HCM đã vượt 50%, Hà Nội vượt 41%, có trên 50% bậc cha mẹ không nghĩ con mình thừa cân.

Kết quả điều tra béo phì trẻ em mới nhất được TS Bùi Thị Nhung, Trường khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng quốc gia công bố tại hội thảo phòng chống béo phì, thừa cân cho trẻ em diễn ra tại Hà Nội.

50% bị rối loạn mỡ máu

TS Nhung cho biết, tình trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam tăng nhanh chóng mặt, đặc biệt tại các thành phố lớn. Trong vòng 20 năm, béo phì tại Hà Nội và TP.HCM đã tăng lần lượt thêm 30-40%.

Cụ thể, giai đoạn 1996, tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tại Hà Nội và TP HCM đều ở mức 12%. 13 năm sau (năm 2009) tỷ lệ này khoảng 27%.

Tỉ lệ trẻ em VN béo phì đang tăng chóng mặt
Tỉ lệ trẻ em VN béo phì đang tăng chóng mặt

Đến giai đoạn 2014-2015, con số này tại nội thành TP.HCM tăng lên trên 50%, nội thành Hà Nội tăng lên 41%, trong khi mục tiêu chung trong chiến lược dinh dưỡng của VN đến 2020 là giảm tỉ lệ béo phì ở trẻ em xuống dưới 10%.

Hậu quả của trẻ em thừa cân béo phì là nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường tuýp 2 do không dung nạp được glucose, tim mạch, tăng huyết áp… Xét nghiệm trong 500 trẻ béo phì cho thấy, tỉ lệ rối loạn mỡ máu lên tới 35-50%.

Ngoài ra theo TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng VN, béo phì cũng là căn nguyên gây chứng ngưng thở khi ngủ, đau đầu giả u não cơ học, thoái hoá mỡ gan hoặc viêm gan nhiễm mỡ...

Dù vậy, theo điều tra tại Hà Nội, có tới 53% bậc phụ huynh không biết con mình thừa cân hoặc đánh giá thấp hơn 1 mức so với thực tế.

Kết quả điều tra 600 trẻ tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu chỉ ra chỉ có 2% trẻ bị thiếu cân, nhưng có tới 46% các bà mẹ cho rằng con vẫn còi, khi con thừa cân, cha mẹ vẫn đánh giá con bình thường.

Hay khi điều tra bữa ăn học đường, phụ huynh luôn nói con lười ăn nhưng khi so chiều cao với cân nặng thì thực tế trẻ đã thừa tới vài kg.

Béo phì vẫn thiếu chất

TS Từ Ngữ phân tích, nguyên nhân chính khiến béo phì trẻ em tăng phi mã do bữa ăn gia đình bị phá vỡ (chiếm 90%) và trẻ lười vận động. Trẻ hiện ăn quá nhiều thức ăn nhanh, khẩu phần ăn ở trường thừa protein, thiếu chất xơ và vi chất..

Nhóm nghiên cứu tại Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, khẩu phần ăn lý tưởng của học sinh là đảm bảo 3 bữa chính, 1-2 bữa phụ. Trong đó bữa sáng chiếm 25-30%, bữa trưa 30-40%, xế chiều 5-10%, bữa tối 25-30%.

Tuy nhiên kết quả điều tra mới nhất tại TP.HCM cho thấy, tỉ lệ bữa chiều chiếm đến 34-38%, điều này làm tăng quá trình tích mỡ, dẫn đến thừa cân, béo phì.

Lượng protein tiêu thụ trong các bữa ăn đang vượt quá khuyến cáo, nhóm 6-15 tuổi cao hơn từ 15-30%, riêng nhóm 16-18 tuổi ở nam cao hơn 53%, và 33% với nữ.

Trong khi đó, khẩu phần ăn của trẻ chứa rất ít chất xơ, chỉ đạt dưới 50% khuyến nghị và lượng vitamin, vi chất chỉ đạt từ 52-91% nhu cầu.

TS.BS Nguyễn Thị Lan Phương. Ảnh: T.Hạnh
TS.BS Nguyễn Thị Lan Phương. Ảnh: T.Hạnh

BS Nguyễn Thị Lan Phương, Viện Dinh dưỡng cảnh báo thêm, nhiều gia đình đang cho con uống quá nhiều nước ngọt, đồ uống có gas. Khảo sát tại Hải Phòng cho thấy nhiều trẻ uống 1-3 lon/ngày, khiến nguy cơ thừa cân béo phì tăng thêm từ 2-6 lần.

Mức khuyến cáo phù hợp là chỉ nên uống 1-2 lon/tuần do trong nước ngọt có gas chứa nhiều đường đơn. Chỉ cần tiêu thụ nhiều hơn 5% tổng năng lượng trong ngày thì đã có thể gây rối loạn chuyển hoá, rối loạn chất béo dẫn đến béo phì.

Về thực tế điều trị béo phì trẻ em, TS Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Trung ương thừa nhận rất khó khăn vì cha mẹ không nghĩ béo phì là bệnh.

“Chúng ta cần xác định béo phì là bệnh, có bệnh thì phải chữa. Vì không nghĩ béo phì là bệnh nên người ta chỉ đề cập đến phòng ngừa thừa cân béo phì mà không nói việc điều trị bệnh béo phì”, TS Thục nói.

Để phòng chống bé phì, cách hiệu quả nhất là khuyến khích chế độ ăn lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực trong trường học, trung bình cần 60 phút/ngày. Ngoài ra, tổ chức hướng dẫn các đơn vị cung cấp suất ăn cho học sinh điều chỉnh cấu trúc bữa ăn, tránh lạm dụng đường và các chất béo.

Bé dưới 2 tuổi không xem tivi, trẻ lớn hơn thì chỉ được xem tivi dưới 2 giờ mỗi ngày hoặc dưới 14 giờ/tuần. Bên cạnh đó, trẻ cần ngủ đủ, giai đoạn 0-5 tuổi bé ngủ đủ 11 giờ mỗi ngày; 5-10 tuổi ngủ 10 giờ mỗi ngày; trên 10 tuổi ngủ đủ 9 giờ một ngày.

Theo Thúy Hạnh

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 7 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

Top