Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ bị sốt, chán ăn có thể nghĩ tới bệnh tay, chân, miệng

Thứ sáu, 10:17 09/01/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Việc một bé gái tại tỉnh Hậu Giang vừa tử vong do mắc bệnh tay, chân, miệng đang khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng bởi thời điểm này đã qua đỉnh dịch (bệnh này thường xuất hiện vào khoảng tháng 9). Đây là căn bệnh khá phổ biến và thường ở dạng nhẹ. Hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế được căn bệnh này?

 

 

Rửa tay thường xuyên với xà phòng - một biện pháp phòng bệnh tay, chân, miệng hữu hiệu. 	ảnh: P.Vinh
Rửa tay thường xuyên với xà phòng - một biện pháp phòng bệnh tay, chân, miệng hữu hiệu. ảnh: P.Vinh

 

Bệnh dễ thành dịch lớn

Tay, chân, miệng là một bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng, da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin, virus gây bệnh này có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Khả năng lây lan bệnh nhiều nhất là trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virus vẫn tồn tại trong phân). Bệnh không lây truyền từ người sang vật nuôi/động vật và ngược lại.

Theo Cục Y tế dự phòng, tất cả những người chưa từng bị bệnh tay, chân, miệng đều có nguy cơ nhiễm. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ em có nhiều khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh bởi các bé ít kháng thể hơn người lớn, ít khả năng miễn dịch khi tiếp xúc. Hầu hết bệnh nhân đều hồi phục trong vòng 7 - 10 ngày mà không cần điều trị và thường không gặp các biến chứng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng như: Viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong- những trường hợp này thường do virus EV71 gây ra.

Chưa có vaccine phòng bệnh, nên điều trị thế nào?

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay, chân, miệng. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Khi mắc bệnh, bệnh nhân nên uống nhiều nước và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt, giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng. Cho đến nay cũng chưa có vaccine phòng bệnh.

Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh. Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị đồ ăn, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước trên cơ thể người bệnh. Làm sạch môi trường bị ô nhiễm, các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường; Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh cũng có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm. Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn; Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh, chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo; Che miệng, mũi khi hắt hơi và ho; Xử lý khăn giấy, tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác, thải bỏ rác đúng cách; Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Được biết, Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) đã bước đầu thành công trong nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh tay, chân, miệng do virus EV71 gây ra. Nhóm nghiên cứu đã bắt tay vào nghiên cứu vaccine này từ năm 2010 và hiện đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm trên động vật, đang làm các thủ tục chuẩn bị thử nghiệm trên người. Hy vọng trong tương lai, việc sản xuất loại vaccine này sẽ thành công.

 

Ngành Y giám sát chặt, khoanh vùng khu vực xảy ra bệnh

Sau trường hợp bé Trương Thị Như Huỳnh, 21 tháng tuổi, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) tử vong ngày 5/1 do bệnh tay, chân, miệng, ngành Y tế tỉnh Hậu Giang đang khẩn trương đẩy mạnh công tác phòng bệnh, nhất là khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức đối với bệnh này.

Ngành Y tế tỉnh Hậu Giang chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh theo dõi, giám sát chặt, khoanh vùng khu vực xảy ra bệnh, đặc biệt trong phạm vi bán kính 200m nơi bé Huỳnh phát bệnh. Cho phun thuốc, tiêu độc sát trùng mầm bệnh, cách ly, giám sát các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân. Ngành Y tế phối hợp với chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống bệnh. Theo khuyến cáo của bác sĩ Trương Văn Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang, với điều kiện thời tiết như hiện nay, bệnh tay, chân, miệng có thể phát sinh bất thường và mức độ nguy hiểm hơn, nhất là trường hợp tử vong vừa qua, có những triệu chứng bất thường, bệnh diễn biến khá nhanh, nếu không phát hiện sớm khó xử lý kịp.

Hiện thời tiết lạnh, nắng, mưa bất thường rất thuận lợi cho vi khuẩn cúm, cúm trên gia cầm, mắt đỏ, thủy đậu, đặc biệt là bệnh tay, chân, miệng ở trẻ. Hơn nữa, một bộ phận người dân còn kém nhận thức trong cách chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ, nhất là người dân sống vùng nông thôn có thói quen dùng nước ao hồ, sông rạch tắm giặt, nấu ăn; trẻ ăn uống không hợp vệ sinh, ngủ thiếu chăn màn, không đủ ấm chống lạnh… Hiện một số bệnh ở trẻ đang có chiều hướng tăng. Riêng những ngày đầu năm 2015, trung bình mỗi ngày có khoảng 15-20 ca nhiễm bệnh tay, chân, miệng được phát hiện tại các cơ sở y tế tỉnh Hậu Giang. Theo thống kê của ngành Y tế tỉnh, trong năm 2014, toàn tỉnh đã ghi nhận gần 1.100 ca nhiễm bệnh tay, chân, miệng, tăng 22% so với năm 2013, không có trường hợp tử vong.   

 H. Sử

 Hoàng Phương

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 10 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 21 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top