Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ bị liệt mặt, da bọc xương vì viêm tai giữa

Chủ nhật, 13:00 20/08/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thấy con trai 11 tháng tuổi khóc, cười méo xệch cả miệng, mắt khi ngủ không nhắm lại được, chị Tú Anh (ở Hà Nội) vội đưa con đi khám vì nghĩ con trúng gió. Chị bàng hoàng khi nghe bác sĩ nói con bị biến chứng do viêm tai giữa.

Các bác sĩ nội soi tai – mũi – họng cho trẻ. Ảnh: T.Quỳnh
Các bác sĩ nội soi tai – mũi – họng cho trẻ. Ảnh: T.Quỳnh

Trẻ bị viêm tai giữa có thể bị liệt mặt

Bé Tùng Anh con chị Tú Anh mới 11 tháng tuổi. Cách đây gần 1 tuần, bé bị ho, chảy mũi và sốt cao 39 độ C, quấy khóc liên tục. Chị Tú Anh nghĩ con bị sốt thông thường nên tìm cách hạ sốt cho con nhưng cơn sốt không thuyên giảm.

“Cháu chưa biết nói nên chỉ biết quấy khóc cả ngày đêm và liên tục cọ tai vào vai mẹ. Hôm sau tôi thấy khi con khóc, cười, miệng méo lệch hẳn đi và khi ngủ mắt con cũng không nhắm được. Sợ quá, tôi bế con đi khám ở bác sĩ nhi”, chị Tú Anh chia sẻ.

Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ bé Tùng Anh bị liệt mặt do tai giữa nên chuyển lên Bệnh viện Đa khoa An Việt điều trị. Đúng như nhận định, ngay khi đưa bé đến viện, các bác sĩ nội soi tai phát hiện màng nhĩ phồng căng, mủ từ tai bé vỡ ào chạy ra cửa tai kèm theo máu. Các bác sĩ chuyên ngành Tai – Mũi – Họng trẻ em đã nhanh chóng giải phóng mủ trong tai bằng cách chích mở màng nhĩ, hút sạch mủ, đặt ống thông khí để mủ không ứ trong tai giữa. Bé cũng được điều trị tại chỗ bằng kháng sinh, thuốc chống phù nề, corticoid để dây thần kinh số VII nhanh hồi phục. Phải gần 1 tháng sau, bé Tùng Anh mới khỏi hoàn toàn chứng liệt mặt do viêm tai giữa.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, nguyên Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng trẻ em (Bệnh viện Tai –Mũi – Họng Trung ương), Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, viêm tai giữa là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Nghiên cứu cắt ngang cho thấy, ở lứa tuổi trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ viêm tai giữa lên tới 16-20%. Vào mùa đông, tỷ lệ này còn lên tới 25%. Lý do là giai đoạn dưới 5 tuổi, các em đang hình thành và phát triển hệ thống miễn dịch, tổ chức VA của trẻ bị viêm nhiễm nhiều (dân gian hay gọi là nhiễm khuẩn hô hấp trên). Trẻ dễ tái diễn tình trạng viêm VA, sau đó biến chứng vào viêm tai giữa. Tại Bệnh viện Đa khoa An Việt, số trẻ mắc viêm tai giữa chiếm 50% tổng bệnh nhi đến khám.

Dù là bệnh dễ gặp, dễ điều trị nhưng nếu không can thiệp kịp thời, viêm tai giữa cấp có thể gây nhiều biến chứng mà liệt mặt ngoại biên do tổn thương dây thần kinh số VII là một trong số đó. “Khoảng 2% số trẻ bị viêm tai cấp giữa mắc biến chứng này” - PGS.TS Hoài An nói - “Người lớn liệt mặt do vô căn, trúng gió, co thắt mạch, virus xâm nhập, zona, còn trẻ em thì liệt mặt thường xuất phát từ viêm tai giữa. Với bác sĩ có kinh nghiệm, khi gặp trường hợp trẻ liệt mặt thì phải kiểm tra tai ngay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, có khi lại đi kiểm tra dây thần kinh”.

Với những trẻ bụ bẫm, sức đề kháng mạnh, trẻ bị viêm tai giữa biến chứng biểu hiện khá rầm rộ bằng các triệu chứng như sốt cao, quấy khóc, vỡ ào mủ ra ngoài cửa tai kèm máu. Còn những bé còi xương, suy dinh dưỡng thì lại không biểu hiện rõ rệt như thế. Do đó, các trường hợp này hay bị bỏ sót.

Những biến chứng nguy hiểm khác của viêm tai giữa

Mỗi tháng Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân là trẻ em bị viêm tai giữa. Điều đáng lưu ý là không chỉ số ca trẻ từ 2-5 tuổi nhập viện vì viêm tai giữa tăng, mà số trẻ bị biến chứng nặng vì bệnh này cũng gia tăng chóng mặt. Theo BS Nguyễn Tuấn Như, Phó Trưởng khoa Tai – Mũi - Họng (Bệnh viện Nhi Đồng 1), mỗi năm Bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.800-2.000 ca viêm tai giữa, với 60 ca biến chứng nặng vì bệnh này, gấp 6 lần so với cách đây 5 năm.

Ngoài biến chứng tại chỗ, viêm xương chũm, thủng màng nhĩ hay biến chứng gây liệt mặt, trẻ mắc viêm tai giữa cấp nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể bị viêm màng não. Trẻ thường nhập viện với triệu chứng sốt cao, đau đầu, cứng gáy, co giật, nôn trớ. Ngoài ra, một biến chứng nguy hiểm khác dễ bị bỏ sót là trẻ bị tiêu chảy do viêm tai giữa.

“Cách đây không lâu, bé Trần T.N (9 tháng tuổi, ở Hoà Bình) được chuyển đến với chúng tôi trong tình trạng sốt 38-39 độ C ngày thứ tư, quấy khóc nhiều, tiêu chảy cấp chỉ còn da bọc xương, dù khi sinh ra bé đủ tháng, đủ cân. Nhìn em bé suy kiệt, ai cũng nghĩ đến tình huống xấu nhất là bé không qua khỏi. Thăm khám chi tiết, chúng tôi phát hiện, màng nhĩ bé bị viêm căng phồng, màu xám sẫm. Bé bị tiêu chảy cấp kéo dài do viêm tai giữa chũm cấp khoảng mấy tuần nhưng không ai phát hiện ra, cứ tập trung kháng sinh điều trị tiêu chảy, mà không điều trị gốc gác vấn đề là viêm tai giữa”, PGS.TS Hoài An nhớ lại.

Ngay khi chẩn đoán ra bệnh, các bác sĩ đã mở xương chũm tai, tháo mủ đặc trắng từ trong tai giữa, truyền máu, truyền dịch, hồi sức tích cực cho trẻ. Ngay lập tức, tình trạng tiêu chảy chấm dứt. Bé được tập trung bồi bổ dinh dưỡng.

Một biến chứng khác của trẻ bị viêm tai giữa cấp nếu không được điều trị dứt điểm là bé dễ bị giảm thính lực. Về nguyên lý, hệ thống xương con trong hòm nhĩ em bé đáng lẽ ra phải nằm trong hệ thống khí, được di chuyển để dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong, nay lại bị ngâm trong mủ kéo dài thành một khối thì tương lai xa bé sẽ bị xơ nhĩ, mất thính lực, khó hồi phục.

PGS.TS Hoài An cho biết, viêm tai giữa cấp là bệnh tái diễn nhiều lần nếu không được điều trị đúng phác đồ, quy trình. Có những bé tháng nào cũng bị, có bé 10 lần khám là 10 đơn thuốc, mỗi đợt điều trị lại 3-5 đợt kháng sinh… Không ít trường hợp trẻ tái diễn viêm tai giữa liên tục mà bố mẹ không cho điều trị dứt điểm bằng cách để bác sĩ can thiệp chích nhĩ, đặt ống thông khí, nạo VA.

Viêm VA dễ biến chứng thành viêm tai giữa

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cho biết: “Khi trẻ hay bị viêm VA, giữa cơ thể và vi khuẩn, thuốc kháng sinh hình thành màng bao bọc, tạo thành “lô cốt” vững chắc bảo vệ vi khuẩn nằm trong tổ chức VA mà không một kháng sinh nào tới diệt được. Khi vi khuẩn đã kháng kháng sinh, không diệt được tại tổ chức VA thì lập tức biến chứng vào tai. 100% các trường hợp viêm tai giữa cấp nhiễm bởi vi khuẩn kháng kháng sinh. Nếu không điều trị được gốc rễ là nạo VA thì VA là nguồn vi khuẩn tấn công tai giữa. Do đó, tình trạng viêm tai giữa ở nhiều trẻ vẫn tiếp tục tái diễn”.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 11 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 15 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 20 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 23 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

Top