Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư hiệu quả của cách sử dụng gừng với thảo dược khi giao mùa để tăng sức đề kháng, sạch phổi, phòng bệnh

Thứ năm, 14:45 12/03/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Các nguyên liệu dưới đây khi kết hợp với mật ong có tác dụng nhất định đối với sức khỏe, giúp sát khuẩn, hỗ trợ phòng trị bệnh, chứ không phải là chữa bệnh và không thể nói là để phòng được dịch bệnh. Do đó người dân đừng hiểu lầm là có tác dụng phòng chống được tất cả các bệnh dịch mà sinh ra chủ quan, lơ là trong việc phòng chống dịch COVID-19.

Để nâng cao sức đề kháng trong thời tiết giao mùa, phòng chống dịch bệnh, nhiều người truyền tai nhau cách sử dụng gừng kết hợp với một số loại thảo dược. Hiệu quả của cách phòng bệnh này như thế nào?

Theo Lương y Quốc gia Phạm Anh Đào (nguyên là Bác sĩ - lương y Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội), khi giao mùa tùy vùng miền mà dùng gừng phối với thảo dược đối phó với bệnh giao mùa. 

Dân gian có cách dùng gừng kết hợp chanh, sả, mật ong biến tấu, gia giảm thành nhiều loại nước uống nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa, trị các bệnh thời khí, viêm/đau rát họng...như sau:

1. Nước chanh - sả - gừng - mật ong: Có tác dụng trị đau rát họng

Nguyên liệu:

8 cây sả

1 củ gừng

1,5 quả chanh bỏ hạt

2 lít nước

Đường phèn, mật ong, muối

Cách làm:

Sả rửa sạch, đập giập cắt khúc.

Gừng cạo vỏ đập giập.

Cho sả vào nồi nước, thêm chút muối. Đun sôi 15 phút cho sả ra nước vàng thì cho gừng, 2 muỗng cơm đường phèn vào đun tiếp 10 phút cho đường tan thì tắt bếp. Cứ để nồi nước như vậy khoảng 20 phút thì vớt bỏ gừng, sả (chỉ để lại 1 – 2 khúc sả trang trí).

Chanh tươi vắt lấy nước, cho vào nồi khuấy lên. Thêm mật ong vừa miệng. Múc ra cốc, trang trí vài lát chanh mỏng, thêm sả (phần vừa để lại) và uống.

Thực hư hiệu quả của cách sử dụng gừng với thảo dược khi giao mùa để tăng sức đề kháng, sạch phổi, phòng bệnh - Ảnh 1.

Chanh vàng - gừng - mật ong. Ảnh minh họa.

2. Chanh vàng - gừng ngâm mật ong: Có tác dụng ngừa cảm lạnh, cảm cúm và giảm cân.

Nguyên liệu

300 gram (khoảng 3 quả) chanh vàng

250 ml mật ong

30 gram gừng

Muối hột, dấm

Cách làm

Bình thủy tinh tráng nước sôi, để khô.

Chanh chần qua nước sôi, rồi ngâm trong nước pha dấm loãng 30 phút (cho sạch), rồi đeo bao tay chà chanh với muối hột cho bớt hăng. Sau đó lau thật khô và thái lát mỏng, vừa thái vừa lựa bỏ luôn hạt đi.

Gừng cạo vỏ rửa sạch và thái lát mỏng (nhiều nơi rửa sạch vỏ gừng rồi thái lát để lấy tinh chất ở vỏ gừng).

Cho chanh, gừng xen kẽ vào bình thủy tinh, từ từ đổ mật ong vào ngập kín. Sau đó đậy kin nắp và cất ở nơi thoáng mát. Khoảng 7 - 10 ngày thì dùng được. Chanh gừng ngâm mật ong - giúp phòng ngừa ho, cảm lạnh, cảm cúm, giảm cân rất tốt. Nhớ bảo quản trong tủ lạnh.

Thực hư hiệu quả của cách sử dụng gừng với thảo dược khi giao mùa để tăng sức đề kháng, sạch phổi, phòng bệnh - Ảnh 2.

Bột trà matcha cho nước gừng – chanh – mật ong giúp trị cảm cúm, đau cổ họng. Ảnh minh họa.

3. Gừng – chanh – mật ong – trà matcha: Giúp trị cảm cúm, đau cổ họng.

Nguyên liệu (1 người)

100g gừng (khoảng 2 củ to)

100 ml nước cốt chanh (khoảng 5 quả chanh)

200ml mật ong (khoảng đầy 1 ly uống nước thấp) hoặc muốn ngọt hơn thì cho thêm

1.2 lít nước lọc

2 muỗng cà phê bột trà xanh matcha.

Cho gừng vào 1.2 lít nước lọc và đun lửa nhỏ từ 30 – 60 phút để gừng ra hết chất.

Trong lúc chờ nấu gừng thì vắt chanh lấy nước cốt.

Nước gừng nấu xong để nguội bớt thì đổ mật ong, nước cốt chanh vào khuấy đều. Uống nóng hay lạnh đều được.

Bột trà xanh matcha đánh bột trà với ít nước lạnh cho tan. Khi uống cho vào khuấy đều. Khi bị đau họng dùng nước này uống sẽ dễ chịu nhanh.

Thực hư hiệu quả của cách sử dụng gừng với thảo dược khi giao mùa để tăng sức đề kháng, sạch phổi, phòng bệnh - Ảnh 3.

Cho gừng và chanh vào 1 cái rây nhỏ ngâm vào nước sôi nóng để tiết tinh chất. Ảnh minh họa.

4. Nước gừng - chanh - mật ong: Là món nước uống tốt cho sức khỏe, đặc biệt giải cảm, trị cảm lạnh, cảm cúm, ho khan, đau họng...

Gừng (chọn gừng ta nhỏ nhưng rất thơm, có tác dụng chữa bệnh) đem rửa sạch, sau đó dùng dụng cụ bào sợi.

Gừng gọt vỏ, thái khoanh mỏng, dùng dao đập cho dập ra để nước gừng sẽ tiết tinh chất nhanh hơn trong nước.

Chanh cắt lát mỏng.

Cho gừng và chanh vào 1 cái rây nhỏ.

Đun sôi nước thì cho rây có chứa gừng và chanh để gừng và chanh tiết ra các tinh chất. 15 phút sau thì vớt bã (nhưng không bỏ đi).

Khi uống cho mật ong vào khuấy đều. Muốn có hương vị thì cho bã chanh, gừng vào. Hoặc cho vài lát chanh trang trí cho đẹp mắt.

Thực hư hiệu quả của cách sử dụng gừng với thảo dược khi giao mùa để tăng sức đề kháng, sạch phổi, phòng bệnh - Ảnh 4.

Trang trí vài lát chanh cho đẹp mắt. Ảnh minh họa.

5. 15 phút có nước gừng - sả - mật ong: Chống cảm cúm, ổn định cân nặng.

Nếu không có nhiều thời gian thì làm món nước uống này, chỉ sau 15 phút là có ly nước giúp đánh bay cảm cúm, cảm lạnh, còn có tác dụng ổn định cân nặng.

Nguyên liệu (1 người)

1 quả chanh

3 củ sả

1 củ gừng nhỏ

Mật ong

500ml nước

Các bước

Rửa sạch các nguyên liệu, đập giập sả và gừng.

Đun sôi 500ml nước rồi thả sả, gừng vào đun sôi lại thì tắt bếp, bắc xuống để nguội tự nhiên rồi rót ra cốc, cho mật ong, nước cốt chanh vừa miệng. Muốn đẹp thì trang trí bằng 1 lát chanh  trên miệng cốc, rồi uống.

Thực hư hiệu quả của cách sử dụng gừng với thảo dược khi giao mùa để tăng sức đề kháng, sạch phổi, phòng bệnh - Ảnh 5.

6. Sả - gừng - vỏ chanh – mật ong: Kháng vi rút, sạch phổi, tăng sức đề kháng.

Nguyên liệu

15 củ sả tươi

5 quả chanh quê

1 củ gừng to (cỡ 4 x 4cm)

4 thìa canh mật ong

2 lít nước lọc

Cách làm

Chanh rửa sạch, gọt vỏ ngâm nước muối 10 phút.

Sả rửa sạch và ngâm nước muối 10 phút. Sau vớt ra đập giập, cắt khúc.

Gừng rửa sạch, đập giập

Vỏ chanh xay với nước lọc.

Cho tất cả vào nồi với 2 lít nước đun sôi, và để sôi thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội tự nhiên rồi lọc bỏ bã. Cho mật ong vào khuấy đều rồi đổ vào chai/ bình thủy tinh cất vào tủ lạnh và để uống dần trong 3 ngày là hết. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 100ml trước khi ăn 30 phút. Nếu vị đắng quá thì thêm nước ấm cho dễ uống.

Thực hư hiệu quả của cách sử dụng gừng với thảo dược khi giao mùa để tăng sức đề kháng, sạch phổi, phòng bệnh - Ảnh 6.

Mật ong - gừng. Ảnh minh họa.

7. Gừng - mật ong: Trị ho, tiêu đờm, giải độc, chữa các chứng phong hàn, tốt so sức khỏe.

Nằm điều hòa khi có dấu hiệu ho (ngứa họng, bật ho khan…), hoặc trời trở lạnh, mưa gió thì pha 1 - 2 thìa gừng (đập giập ngâm nước ấm), thêm mật ong vào nước ấm để uống.

Gừng có tác dụng làm tiêu đờm, giải độc chữa các chứng cảm lạnh. Mật ong có tác dụng sát khuẩn, tăng cường vitamin cho cơ thể. Hỗn hợp mật ong ngâm gừng rất tốt cho trẻ em và người lớn, nhất là ở trong phòng điều hòa và mùa lạnh.

Nếu có điều kiện thì chọn gừng củ già, rửa sạch, cắt sợi/ hoặc băm nhuyễn rồi bỏ vào lọ thủy tinh, đổ ngập mật ong. Dùng nan nén chặt gừng dưới lớp mật ong rồi đậy nắp kín, cất nơi thoáng mát.

Sau 1 tuần có thể dùng. Mỗi lần dùng chắt ra một ít pha nước ấm để uống mỗi sáng rất tốt.

Ngoài nước chanh pha ấm, chanh - mật ong mỗi sáng, thì nước gừng - mật ong pha ấm phòng ngừa bệnh lúc giao mùa rất tốt, dùng thay đổi cho đỡ chán, lại duy trì cân nặng, thể lực, giúp năng động hơn.

Thực hư hiệu quả của cách sử dụng gừng với thảo dược khi giao mùa để tăng sức đề kháng, sạch phổi, phòng bệnh - Ảnh 7.

Chanh - sả - gừng là những nguyên liệu chính làm nước uống tốt lúc giao mùa. Ảnh minh họa.

Không nên lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh

Bác sĩ Anh Đào cho biết, trên đây là các bài thuốc dân gian từ xưa truyền lại uống tốt cho sức khỏe, phòng ngừa được một số bệnh thời khí. Theo Đông y, chanh tươi giúp thanh lọc cơ thể. Gừng tươi giúp tăng cường năng lượng, chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng… Y học hiện đại cũng cho rằng gừng giúp điều hòa cholesterol, chống viêm, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, thải độc gan, giảm nguy cơ bệnh tim và gan hoặc suy thận… ổn đinh trọng lượng cơ thể.

Các món nước uống trên sở dĩ dùng mật ong (không dùng đường trắng bởi độ ngọt của đường buộc cơ thể phải điều tiết các vitamin, khoáng chất thiết yếu để tiêu hóa và có xu hướng tăng cân). Mật ong có đầy đủ các khoáng chất và vitamin giúp trung hòa hiệu ứng trên, giúp giảm mức cholesterol, hỗ trợ giảm cân. Mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh (tâm, tì, phế, vị, đại tràng, xoa dịu vết thương - nhất là dạ dày rất tốt), được dùng như thuốc bổ với lượng khuyến cáo 10-20g/ ngày.

Nước ấm hòa vào giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể.

Theo Ths. BS Trần Thuấn (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), mật ong và nước ấm cũng rất tốt cho quá trình phân hủy thực phẩm thích hợp trong cơ thể chúng ta và hỗn hợp có xu hướng hoạt động tốt hơn khi được uống vào buổi sáng. Tuy nhiên, các nguyên liệu trên có tác dụng sát khuẩn, hỗ trợ phòng trị bệnh, chứ không phải là chữa bệnh và không thể nói là đề phòng được dịch bệnh hiện tại. Do đó người dân đừng hiểu lầm là có tác dụng phòng chống được tất cả các bệnh dịch mà sinh ra chủ quan, lơ là trong việc phòng chống dịch COVID-19.

Tốt nhất khi dùng các nguyên liệu trên làm đồ uống, người dân vẫn luôn tuân thủ các khuyến cáo phòng dịch của Bộ Y tế để bảo vệ, giữ gìn sức khỏe tốt cho mình và mọi người.

Lưu ý khi dùng gừng:

Gừng vị cay nóng, có tác dụng ôn ấm tỳ vị kiện tỳ chống nôn do vậy người đang viêm cấp dạ dày, có bệnh dạ dày thì không dùng.

Mật ong có tác dụng bồi bổ, sát khuẩn, nhuận tràng nhưng những người có bệnh tiểu đường không nên dùng.

Người dễ bị táo bón, khô miệng hoặc cơ thể nhiệt, khô nóng; Phụ nữ có thể chất khô nhiệt khi đến kỳ kinh nguyệt, sau khi tắm hoặc bị nhiệt miệng, lở loét miệng; Nhóm người bị đau dạ dày đường ruột nên hạn chế uống nước gừng vì có thể ảnh hưởng đến vết thương.

Các bác sĩ đông y khuyên do uống thanh lọc nên khuyến khích người dân không cho mật ong quá ngọt.

Ngọc Hà


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 12 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sống khỏe - 14 giờ trước

Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam.

Top