Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thai bất thường, con dị dạng vì mẹ bầu... tăng cân “khủng”

Thứ sáu, 15:00 02/10/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều thai phụ nghĩ rằng, mẹ càng tăng cân, thai nhi càng khỏe mạnh nên ra sức tẩm bổ khi mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tăng cân nhiều trong thai kỳ sẽ hại mẹ, hại cả con.

 

Trường hợp lỡ tăng cân quá nhiều, thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cân bằng lại chế độ dinh dưỡng.	Ảnh: T.L
Trường hợp lỡ tăng cân quá nhiều, thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cân bằng lại chế độ dinh dưỡng. Ảnh: T.L

 

Hại cả mẹ lẫn con

Mới đây, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương (TP HCM) đã tiến hành mổ đẻ thành công cho sản phụ cân nặng lên đến 140kg. Trước khi mang thai sản phụ này nặng ngoài 90kg, sau đó cân nặng gia tăng quá nhanh trong thai kỳ. Bệnh nhân buộc phải nhập viện khi thai nhi mới 30 tuần tuổi. Thai phụ có đường huyết tăng cao hơn 300mg/dl kèm nhiều bệnh lý như đái tháo đường thai kỳ, viêm gan B mãn tính có biến chứng xơ gan kèm theo bất thường đông máu, dịch ổ bụng rất nhiều... Sản phụ được chỉ định sinh mổ, em bé nặng 2,5kg. Sau sinh, sức khỏe em bé tốt nhưng các bác sĩ phải theo dõi sát vết mổ của người mẹ vì sợ nhiễm trùng.

BS Hồ Mai Hoa - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản (Hà Nội) cho biết, việc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nhiều nguy cơ làm hại mẹ, hại cả con. Một trong những nguy cơ lớn nhất, hay gặp khi mẹ tăng cân nhanh trong thai kỳ là cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch. Ví dụ, đái tháo đường khi mang bầu dễ dẫn tới chảy máu, nguy cơ tiền sản giật, thai bất thường, sinh con bị dị dạng hoặc sinh non cũng tăng nếu mẹ béo phì, tăng cân quá nhiều trong thai kỳ. Thường vào tuần thứ 32 của thai kỳ, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem người mẹ có bị đái tháo đường không để điều trị.

Bên cạnh đó, thai phụ tăng cân “khủng” cũng làm tăng nguy cơ thai phát triển to hơn mức bình thường và phải can thiệp khi sinh, nước ối nhiều dẫn tới việc bình chỉnh ngôi (ngôi không xuống suôn sẻ) của thai nhi kém. Người mẹ bị mệt mỏi, tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu gây phù chân.

Hơn nữa, sinh con to, người mẹ thường mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, mất nhiều máu. Người mẹ sẽ khó sinh nở do đầu thai nhi to không lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời có thể khiến bé bị ngạt. Bởi vậy, đa phần những trường hợp thai nhi có cân quá nặng, các bác sĩ thường có chỉ định mổ.

Cách nào để kiểm soát cân nặng?

BS Hồ Mai Hoa khuyên, người mẹ trong 9 tháng mang thai tăng khoảng 8 – 12kg được coi là bình thường. Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 3 – 4 kg, 3 tháng cuối tăng khoảng 5 – 6kg. Nếu tăng cân trên 15kg, thai phụ cần phải thường xuyên đi khám thai và làm các xét nghiệm về máu. Nếu thai phụ tăng đến 30kg thì được coi là bệnh lý.

Để phát hiện sớm những nguy cơ khi tăng cân quá khủng trong thai kỳ, thai phụ cần đi khám thai định kỳ để đo kích thước của tử cung,  xem cân nặng của mình ra sao. Ít nhất phải khám 3 lần. Trong quá trình khám thai, thai phụ sẽ được theo dõi diễn biến cân nặng, ước chừng diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm. Ngoài ra, thai phụ nên được kiểm tra đường huyết và đường niệu khi khám thai.

Để kiểm soát chế độ ăn uống tránh tăng cân “phi mã”, thai phụ cần giảm ăn vặt vì chúng chứa nhiều đường, chất béo làm cân nặng tăng nhanh chóng nhưng không mang lại nhiều calo cho cơ thể. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể 5 - 6 bữa và tương đương khẩu phần ăn mỗi bữa sẽ ít đi. Khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, ăn có nhiều chất xơ, uống đủ nước. Ngoài ra, cần tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thể dục nhịp điệu. Việc tập thể dục cũng giúp cho việc sinh con sau này trở nên dễ dàng hơn.

Theo TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 6 tháng đầu thai kỳ, thai phụ cần ăn tăng thêm 370 kcal và 12-15g đạm. Ba tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần ăn tăng thêm 470 kcal và 15-18g đạm. Các vitamin và khoáng chất, cần tăng thêm 150-200% so với thời kỳ bình thường. Trong thời kỳ mang thai, thai phụ có thể ăn thêm lưng bát cơm, 30-50g thịt, cá hoặc một quả trứng gà và 1-2 ly sữa bầu đã cung cấp đủ năng lượng và chất đạm trên trong một ngày. Ngoài ra, thai phụ vẫn nên uống viên sắt axit folic hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng để cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi phát triển cả về cân nặng, chiều cao, trí não.

Trường hợp lỡ tăng cân quá nhiều, thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cân bằng lại chế độ ăn, tuyệt đối không tự tiện ăn kiêng hoặc cố làm giảm cân khi đang mang thai vì ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, nhất là về não bộ cho dù đã vào giai đoạn cuối thai kỳ.

 

Theo TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thai nhi phát triển tốt khi mẹ tăng cân hợp lý trong thai kỳ. Việc tăng quá nhiều cân là nguyên nhân của hàng loạt nguy cơ sinh non, tiểu đường, sinh mổ, thậm chí thai chết lưu. Sau sinh người mẹ cũng khó lấy lại vóc dáng hơn. Ngay cả việc thai nhi tăng cân quá nhanh cũng không tốt. Khi sinh, em bé có thể bị đường huyết cao và về sau cũng có thể bị các bệnh như: Béo phì, đái tháo đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp. Bởi vậy, thai phụ cần có chế độ ăn hợp lý, đủ dưỡng chất thiết yếu cho cả mình và thai nhi. Thai phụ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Hà My/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 phút trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 22 giờ trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Top