Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tắm chung với con gái, mẹ phát hiện điểm bất thường trên ngực nhờ đó cứu sống con

Thứ hai, 13:00 19/11/2018 | Sống khỏe

Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, tiêu chuẩn sống của người dân cũng không ngừng được cải thiện. Trẻ em phát triển sớm đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay. Do đó nhiều đứa trẻ tuổi còn ít nhưng đã mắc "bệnh người lớn", trường hợp của cô bé 13 tuổi ở TQ là một ví dụ.

Cô bé Tiểu Lan 13 tuổi là một học sinh trung học cơ sở ở Cáp Nhĩ Tân, cơ thể cân đối, vóc dáng cũng không kém những đứa trẻ cùng trang lứa, tính cách hoạt bát vui vẻ. Trong cuộc sống, Tiểu Lan là đứa trẻ độc lập, khi cô bé 10 tuổi đã có thể tự mình tắm rửa.

Tuần trước Tiểu Lan và mẹ tắm chung với nhau, người mẹ phát hiện phần ngực của cô bé phát triển rất nhanh, và 2 bên phát triển không cân xứng, bên phải lớn hơn bên trái rất nhiều.

Cảm thấy có điều gì đó không ổn, người mẹ đã hỏi Tiểu Lan gần đây cơ thể có sự khó chịu nào không. Tiểu Lan nói với mẹ, bắt đầu từ 2 tháng trước, cô bé đã phát hiện có một khối nhỏ cứng ở trên ngực phải, nhưng không đau không ngứa, nhưng gần đây khối cục phát triển càng ngày càng lớn, kích thước bằng quả táo nhỏ.

Mẹ Tiểu Lan sau khi tìm hiểu tình hình, lập tức đưa cô bé đến bệnh viện để kiểm tra. Sau khi siêu âm, kết quả kiểm tra là u sợi tuyến vú lành tính, nhưng đường kính khối u khoảng 7cm, kiến nghị cần phải phẫu thuật để cắt bỏ.

Xem xét đến tuổi của Tiểu Lan tương đối nhỏ, nếu tiến hành phẫu thuật cắt bỏ bằng phương pháp truyền thống có khả năng gây chấn thương cho các mô khác và để lại một vết sẹo tương đối lớn. Do đó, mẹ đã đưa Tiểu Lan đến nhiều bệnh viện để tìm hiểu phương pháp điều trị giảm thiểu thương tích của con gái và kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Cuối cùng, Tiểu Lan được mẹ đưa đến Khoa ngoại Vú của Bệnh viện Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân.

Sau khi tìm hiểu về tình hình của Tiểu Lan, giáo sư Trần Tích, phó Khoa ngoại Vú, đã quyết định thực hiện phẫu thuật nội soi. Để xua tan những lo ngại của mẹ Tiểu Lan, giáo sư Trần Tích kiên nhẫn giải thích về phương pháp phẫu thuật của cô bé.

Bác sĩ Trần Tích nói: “Công nghệ xâm lấn tối thiểu – phẫu thuật nội soi là một kỹ thuật tương đối tiên tiến để loại bỏ các khối u lành tính”. Ông nhấn mạnh rằng các ca phẫu thuật vú hiện tại ở Bệnh của Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân đã được cải thiện trên cơ sở công nghệ này. Ống dẫn sữa, quầng vú và da, và các cấu trúc khác được đảm bảo tính toàn vẹn của việc cắt bỏ và tránh thiệt hại nghiêm trọng. Ngoài ra, kỹ thuật xâm lấn tối thiểu này còn là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ đạt tiêu chuẩn giúp điều trị khối u lành tính.


Hàng trăm mảnh của khối u được lấy ra từ ngực của Tiểu Lan

Hàng trăm mảnh của khối u được lấy ra từ ngực của Tiểu Lan

Sau khi lắng nghe lời giải thích tỉ mỉ của bác sĩ, mẹ của Tiểu Lan cuối cùng cũng đã từ bỏ những lo lắng và gật đầu đồng ý phẫu thuật cho con gái. Quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, khối u có kích thước "quả táo" đã bị cắt thành hơn một trăm mảnh và được cắt bỏ thành công từ vết rạch 2 mm, chỉ mất 15 phút sau khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật Tiểu Lan có thể trở lại trường để tiếp tục học.

Tỷ lệ mắc u sợi tuyến vú ở trẻ, nguyên nhân là do ăn uống

U sợi tuyến vú là một loại u lành tính thường xảy ra ở độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi, các khối u thường không đau và phát triển chậm.

Giáo sư Trần Tích nói rằng, do việc cải thiện mức sống, hàng ngày chúng ta tiêu thụ rất nhiều thực phẩm giàu calo, giàu chất béo, giàu estrogen, trong môi trường ô nhiễm, có rất nhiều thực phẩm có chứa phân bón hoác học, thuốc trừ sâu, một khi gien bệnh đi vào cơ thể quá cao sẽ dẫn đến bị u sợi tuyến vú và trẻ em cũng không ngoại lệ.


Thói quen ăn uống cũng là một nguyên nhân dẫn đến các bé gái bị u sợi tuyến vú

Thói quen ăn uống cũng là một nguyên nhân dẫn đến các bé gái bị u sợi tuyến vú

Do đó, bé gái đang trong thời kỳ phát triển cần phải giảm các thực phầm có hàm lượng estrogen và protein cao, đồng thời cũng cần phải chú ý đến việc tự kiểm tra, khi phát hiện có khối cục bất thưởng, cần phải đến bệnh viện để được điều trị.

Dấu hiệu nhận biết

U sợi tuyến vú điển hình thường có hình tròn hoặc phân thùy dạng dài, giới hạn rõ, mật độ chắc, đường kính khoảng 1 - 5 cm, di động tương đối nên có thể dịch chuyển đôi chút, khi ấn lên vùng da lân cận sẽ thấy độ cộm rõ rệt.

Những khối u này thường được phát hiện tình cờ. Nhưng cũng có trường hợp sau mổ cắt bỏ khối u tuyến sợi vài tháng hoặc vài năm lại phát hiện khối u ở ngay vú đó hoặc thậm chí ở vú khác.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bệnh có thể có vài khối u lớn nhỏ khác nhau ở một vú, cũng có khi ở cả hai vú. Các khối này lại thường không đau, chỉ khi tới kỳ kinh mới có thể cảm thấy hơi đau hoặc thấy khối u hơi lớn lên.

Giáo sư Trần Tích cũng nhắc nhở rằng đối với những người bị u sợi tuyến vú, chú ý đến việc kết hợp giữa công việc và nghỉ ngơi. Thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, giữ tâm trạng thoải mái. Chế độ ăn uống nên cố gắng giảm thực phẩm có lượng protein cao, thực phẩm estrogen cao, tránh hút thuốc, thận trọng khi sử dụng thuốc có chứa estrogen.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 53 phút trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 55 phút trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 17 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 22 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

Top