Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự khác biệt giữa rượu và bia sau khi uống dài ngày: Nên uống loại nào đỡ hại hơn, cách uống ra sao?

Chủ nhật, 23:13 18/04/2021 | Sống khỏe

Khi không thể tránh được việc uống rượu bia làm hại cho cơ thể, bạn nên biết cách uống ra sao để giảm nhẹ hậu quả. Hãy sớm bỏ túi bí quyết này.

Từ xa xưa, uống rượu được coi là một hoạt động văn hóa lâu đời, từ rượu trái cây trước đây đến rượu trắng hiện nay, công nghệ nấu rượu ngày càng hoàn thiện, hiện nay rượu trắng còn được đánh giá là một trong những loại rượu ngon nhất thế giới.

Tất nhiên, với sự giao lưu văn hóa ngày càng chặt chẽ giữa các nước, ngày nay, ngoài rượu trắng, bia và rượu đỏ cũng là những loại đồ uống phổ biến được ưa chuộng hơn.

Sự khác biệt giữa "uống rượu" và "uống bia" lâu ngày là gì?

Thực tế cho thấy, trong cuộc sống hiện nay, giới trẻ thích uống bia hơn, vì bia là loại đồ uống lên men, độ nồng của nó tương đối thấp, không như rượu trắng, rất dễ say, nhất là các bạn trẻ tiệc tùng tụ tập thường xuyên thì việc uống bia được cho là thú vị hơn.

Mặc dù người ta nói rằng uống rượu có thể làm tổn thương gan, nhưng có một số dịp trong cuộc sống hàng ngày không thể tách rời sự hiện diện của rượu, chẳng hạn như tụ tập bạn bè hoặc giao lưu tại nơi làm việc, rượu như một chất xúc tác để mọi người có thể có một cuộc giao lưu vui vẻ hơn.

Nhiều người cho rằng độ cồn của bia tương đối thấp nên ít gây hại cho cơ thể, vậy đâu là điểm khác biệt giữa người uống rượu trắng và người uống bia trong lâu dài? Loại rượu nào ít gây hại cho cơ thể?

Sự khác biệt giữa rượu và bia sau khi uống dài ngày: Nên uống loại nào đỡ hại hơn, cách uống ra sao? - Ảnh 1.

Người uống rượu trắng lâu dài, cơ thể ra sao?

Rượu trắng thuộc nhóm rượu chưng cất và là một trong 6 loại rượu chưng cất có tỉ lệ sử dụng lớn trên thế giới. Uống rượu đúng cách thực sự có thể thư giãn tâm trạng và giảm mệt mỏi. Ở một mức độ nhất định, nó còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp tiêu hóa và tác dụng làm giãn cơ và hỗ trợ khí huyết lưu thông.

Tuy nhiên, ai cũng hiểu nguyên lý uống rượu bia sẽ làm hại gan, vì rượu bia sau khi vào cơ thể cần được gan chuyển hóa, nếu rượu bia tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ dễ gây ra hiện tượng nóng gan, tổn thương gan, có thể dẫn đến ung thư gan trong những trường hợp nặng.

Đặc biệt đối với phụ nữ nếu vẫn uống rượu bia khi mang thai có thể khiến thai nhi bị dị tật hoặc dẫn đến suy giảm trí thông minh của thai nhi.

Người uống bia lâu dài, cơ thể ra sao?

Bia là một loại đồ uống lên men, rượu là một loại rượu chứa cồn, uống bia đúng cách có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở một mức độ nhất định, nhưng bia lại có lượng calo rất cao, đây là lý do nhiều bạn nam dễ bị to bụng sau một thời gian dài hay uống bia.

Do đó, trong dài hạn, điểm quan trọng là những người có bệnh axit uric cao không thích hợp để uống bia, vì càng uống thì càng dễ dẫn đến axit uric cao và gây ra bệnh gút.

Rượu và bia, loại nào ít gây hại cho cơ thể hơn?

Trên thực tế, rượu và bia đều có ưu và nhược điểm, bia và rượu đều chứa cồn, nếu uống nhiều sẽ gây hại cho gan của chúng ta ở một mức độ nhất định.

Tuy nhiên, nếu uống điều độ thì để so sánh giữa hai loại này, trong trường hợp rượu và bia có cùng chất lượng thì bia sẽ gây hại cho cơ thể tương đối ít hơn so với rượu.

Sự khác biệt giữa rượu và bia sau khi uống dài ngày: Nên uống loại nào đỡ hại hơn, cách uống ra sao? - Ảnh 2.

Làm thế nào để khi uống rượu có thể giảm bớt tác hại?

1. Vừa uống bia rượu vừa uống nước

Khi uống bạn có thể chuẩn bị một chai nước suối bên cạnh, vừa uống bia rượu vừa uống một chút nước sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất cồn, đẩy nhanh quá trình đi tiểu, giảm lượng cồn tích tụ trong cơ thể.

2. Ăn trước khi uống

Không nên uống rượu khi đói, uống vào ban đêm, vì như vậy sẽ gây hại cho sức khỏe dạ dày, uống lâu dài sẽ gây ra triệu chứng chảy máu dạ dày. Nên ghi nhớ một bí quyết rằng, trước khi uống phải ăn một thứ gì đó, nếu uống lúc đói sẽ làm tăng tổn thương cho cơ cơ thể và khiến bạn dễ say hơn.

3. Ăn một ít dâu tằm và sử dụng các loại đồ uống khác trước khi uống rượu

Trước khi uống rượu bạn có thể chọn những món có tác dụng giải rượu như dâu tằm khô, sau khi ăn vài quả dâu tằm khô có thể tăng tửu lượng, giải rượu cho cơ thể, giảm bớt cảm giác khó chịu sau khi uống.

Trừ khi cần thiết, nếu bạn có thể uống ít hơn, nếu bạn có thể không uống thì hãy đừng uống. Suy cho cùng, uống rượu lâu dài có thể gây tổn thương cơ thể nghiêm trọng, và uống rượu có thể gây ra các tai nạn khác, gia đình mất hòa thuận, tránh được thì tốt nhất đừng uống.

Theo Vân Hồng (Tổ Quốc)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 9 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

Top