Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sàng lọc ung thư cổ tử cung - căn bệnh ung thư thuộc top phổ biến nhất ở phụ nữ sau tuổi 30 - như thế nào?

Thứ ba, 12:36 26/01/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bệnh viện K cho biết theo Ghi nhận ung thư 2020, Việt Nam có hơn 4.000 ca mắc mới, hơn 2.200 chị em tử vong vì căn bệnh này.

Bệnh dễ gặp ở phụ nữ sau tuổi 30

Lãnh đạo Bệnh viện K cho hay, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Đáng nói, phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân ung thư cổ tử cung là do sự tồn tại của virus HPV. HPV được phát hiện trong 99% khối u cổ tử cung, đặc biệt là HPV type 16 và 18. 

Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi. Người sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Cùng đó, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 – 2 con. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác: béo phì, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi,…

Sàng lọc ung thư cổ tử cung - căn bệnh ung thư thuộc top phổ biến nhất ở phụ nữ sau tuổi 30 - như thế nào? - Ảnh 1.

Nguồn: Bệnh viện K


Theo chuyên gia y tế, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bệnh nhân chỉ cần được khoét chóp là khỏi, chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn.

Khi đó, khả năng sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống. Khi phát hiện bệnh giai đoạn 2-3, ước tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của người bệnh là 60%. Thậm chí nếu muộn hơn, khi ung thư đã di căn rồi, biện pháp cuối cùng là dùng thuốc, không xạ trị, không mổ xẻ được, phối hợp nhiều thuốc thì tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung như thế nào?

Sàng lọc ung thư cổ tử cung rất quan trọng, giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư và nhờ đó điều trị phù hợp những tổn thương này trước khi tiến triển thành ung thư xâm nhập. Các phương pháp sàng lọc ung thư hiện nay gồm có xét nghiệm tế bào học Pap smear, xét nghiệm HPV, khám cổ tử cung với test acetic. 

Sàng lọc ung thư cổ tử cung - căn bệnh ung thư thuộc top phổ biến nhất ở phụ nữ sau tuổi 30 - như thế nào? - Ảnh 2.

Tư vấn cho chị em tới khám tại Bệnh viện K. Ảnh: BV

Các bước tầm soát ung thư cổ tử cung:

- Khám phụ khoa

- Soi cổ tử cung có thể kèm theo chấm acid acetic hoặc dung dịch Lugol: Phát hiện tổn thương sớm bất thường tại cổ tử cung

- Thực hiện xét nghiệm Pap: Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm rất đơn giản, được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi các tế bào nất thường ở cổ tử cung.

- Xét nghiệm HPV: rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung.

- Sinh thiết cổ tử cung: khi phát hiện dấu hiệu bất thường qua soi cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap smear có tế bào bất thường.

- Các xét nghiệm khác: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu…

- Đọc kết quả và tư vấn (hoặc chỉ định khác nếu có)

Từ nhiều năm trước Pap test là phương pháp tiêu chuẩn để sàng lọc ung thư cổ tử cung, giảm tỷ lệ mắc bệnh 60-90% và giảm tỷ lệ tử vong 90%. Tuy nhiên, giới hạn của test tế bào là độ nhạy 50%. Gần đây, HPV test đã được đưa vào chương trình sàng lọc, DNA của HPV có mặt trong hầu như tất cả ung thư cổ tử cung và độ nhạy cao hơn cho tổn thương CIN 2 so với xét nghiệm tế bào ở vài nghiên cứu.

Việc kết hợp hai test sàng lọc ung thư cổ tử cung (gồm xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap tế bào học) giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu cho kết quả, hạn chế được bỏ sót bệnh cũng như điều trị quá mức với bệnh nhân, khắc phục được nhược điểm của 2 xét nghiệm.

Các kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung và mẫu HPV trong quá trình đặt mỏ vịt. Với một số mẫu Pap test, có thể 1 mẫu sử dụng cho cả 2 test, một số khác thì lấy thành hai mẫu riêng biệt.

Xét nghiệm tế bào (Pap test) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung: Hiện có 2 loại mẫu xét nghiệm tế bào gồm Pap smear truyền thống và một loại có dung dịch lỏng cố định Thinprep.

Cả 2 phương pháp, tế bào đều được lấy cả ở bề mặt cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung để đánh giá vùng chuyển tiếp, vùng có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao nhất. 

Khám cổ tử cung với test acetic (VIA): Sử dụng việc nhìn bằng mắt kết hợp với test acetic, sau đó điều trị làm giảm tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung so với không sàng lọc.

Khuyến cáo gì với chị em?

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ dưới 30 tuổi nên sàng lọc Pap test 3 năm/lần. Tuy nhiên với phụ nữ trên 30 tuổi có thể xét nghiệm sàng lọc 1 năm/lần. 

Phụ nữ thăm khám, làm xét nghiệm này trong lúc không có kinh nguyệt. Cùng đó, không bôi kem hay đặt thuốc vào âm đạo và không nên sinh hoạt tình dục trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm Pap.

Ngày nay, để dự phòng ung thư cổ tử cung, đã có 3 loại vaccine được cấp phép và đang được sử dụng: vaccine 2 type HPV (HPV 16 và 18), vaccine 4 type HPV (bao gồm thêm type 5 và 11 gây ra 90% u vùng sinh dục), vaccine 9 type HPV bao gồm thêm HPV31,33,45,52,58 – 15% type HPV gây ung thư ở nữ và 4% type HPV gây ung thư ở nam.

Sử dụng vaccine dự phòng HPV có thể hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm virus và bệnh liên quan đến type virus mà vaccine chống lại. 

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Y tế - 47 phút trước

GĐXH - Đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện bệnh nhân N.H.Đ (nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não) vẫn đang điều trị hồi sức tích cực.

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 1 giờ trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Một số thực phẩm khi dùng cùng với rượu có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm…

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Top