Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rượu và một số sự thật khiến bạn kinh ngạc

Thứ sáu, 16:37 19/03/2021 | Sống khỏe

Uống nhiều rượu bia thường xuyên có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Bác sĩ Tan Poh Seng cho biết lạm dụng rượu lâu dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, các bệnh về gan, rối loạn đường tiêu hóa và tổn thương thần kinh cùng các bệnh ung thư như ung thư tuyến tụy và gan.

Rượu và một số sự thật khiến bạn kinh ngạc - Ảnh 1.

Tôi có thể uống bao nhiêu?

Nam giới nên uống không quá hai ly theo tiêu chuẩn mỗi ngày, và phụ nữ không quá một ly, theo Hội đồng Nâng cao Sức khỏe. Đồ uống có cồn theo tiêu chuẩn là một lon bia thông thường 330ml, một ly rượu vang 175ml hoặc một ly rượu mạnh 35ml.

Theo bác sĩ tiêu hóa Tan Chi Chiu, Trung tâm Tiêu hóa & Y khoa Quốc tế tại Bệnh viện Gleneagles Singapore cho biết, lạm dụng đồ uống có cồn hàng ngày thậm chí còn có hại hơn so với việc thỉnh thoảng uống rượu bia.

Ông nói: Uống rượu từ từ nhưng thường xuyên sẽ dẫn đến tổn thương gan không thể phục hồi. Tuy nhiên, uống rượu say vẫn là nguyên nhân phổ biến của ngộ độc rượu - một trường hợp cấp cứu y tế khi nạn nhân say đến mức có thể hôn mê sâu và mắc các triệu chứng khác.

Thiếu niên có thể uống một chút rượu không?

Bác sĩ Yim Heng Boon, chuyên gia tư vấn cấp cao về tiêu hóa và gan mật tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena cho biết, không nên khuyến khích thanh thiếu niên tập tành uống rượu. "Tuổi trẻ, sự non nớt và cơ thể chưa phát triển hết có thể khiến họ dễ bị tác dụng phụ của rượu hơn." Nhiều quốc gia có giới hạn tuổi uống rượu hợp pháp, thường từ 18 đến 21. Ở Singapore là 18 tuổi.

Cách tốt nhất để tránh cảm giác nôn nao?

Rượu và một số sự thật khiến bạn kinh ngạc - Ảnh 2.

Cảm giác nôn nao phát sinh do sự kết hợp của các "đồng loại" hoặc hóa chất hữu cơ khác nhau trong đồ uống, trong đó gồm rượu; ngoài ra còn tình trạng mất nước, do uống quá nhiều rượu và không đủ nước. Rượu là một chất lợi tiểu, vậy nên, nó khiến cho cơ thể bài tiết nhiều, vì vậy cơ thể dễ bị mất nước, bác sĩ Tan Chi Chiu cho biết.

Ông khuyên, khi uống nhiều rượu bia, hãy uống nhiều nước lọc giữa các lần uống rượu. Điều này giúp tiết chế lượng cồn uống vào, vì dạ dày được giữ nước một phần. Bác sĩ Yim cho biết, tránh uống khi bụng đói vì rượu sẽ được hấp thụ với tốc độ nhanh hơn. Bạn có thể đã nghe nói về cách "chữa" này - uống paracetamol vào ban đêm để ngăn chặn cảm giác nôn nao vào ngày hôm sau. Việc này có hiệu quả hay không phụ thuộc vào lượng rượu tiêu thụ và chức năng và bảo tồn gan của người đó.

Rượu có làm cho tôi mập không?

Có, nếu bạn uống quá nhiều, vì đồ uống có cồn chứa nhiều calo. Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý uống xen kẽ đồ uống có cồn với đồ uống không cồn có hàm lượng calo thấp, chẳng hạn như nước soda hoặc trà. Tóm lại, một cái nhìn sơ lược về lượng calo tích trong các đồ uống như sau:

• Rượu: Một ly rượu vang đỏ 175ml có thể chứa 120 calo, tương đương với một lát bánh bông lan. Rượu vang trắng thường có nhiều calo hơn một chút. Một ly 175ml chứa 130 calo - cũng giống như ăn một túi nhỏ khoai tây chiên giòn.

• Bia: Một vại bia có thể chứa 170-200 calo, tương đương với những gì bạn nhận được trong một chiếc bánh rán vòng phủ đường. Bia nhẹ có ít calo hơn.

• Đồ uống khác: Một lít rượu táo, thức uống đang ngày càng phổ biến, chứa khoảng 200 calo. Một khẩu phần 25ml rượu mạnh, chẳng hạn như vodka hoặc gin, chứa 55 calo.

BS Tan Poh Seng, chuyên gia về bệnh gan và tiêu hóa từ Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore sẽ tư vấn trực tuyến miễn phí cho bệnh nhân có các tình trạng bệnh về gan như viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ghép gan và các bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác vào ngày thứ Sáu, 26 tháng 3 năm 2021.

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin liên hệ:

Văn phòng đại diện Các bệnh viện Parkway Singapore:

tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn

FB page: www.facebook.com/MountElizabethSGVietnamOffice

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 16 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top